Khai giảng năm học mới với chủ đề 'tiếp tục đổi mới theo chiều sâu'_nottingham forest vs mu

 人参与 | 时间:2025-01-10 05:26:38

Trước đó,ảngnămhọcmớivớichủđềtiếptụcđổimớitheochiềusânottingham forest vs mu năm học 2022-2023 có chủ đề “Đoàn kết, sáng tạo, ra sức phấn đấu hoàn thành tốt các nhiệm vụ và mục tiêu đổi mới, củng cố và nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo”. Năm học này được "tư lệnh ngành" - Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn - nhận định là năm học nhiều khó khăn và thách thức với ngành giáo dục.

Năm học 2023-2024, ngành giáo dục tiếp tục triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025, Chương trình hành động của Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026 thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025...

Bộ GD-ĐT mới đây đã ban hành 12 nhiệm vụ cho năm học 2023-2024 để thực hiện chủ đề cũng như các mục tiêu đặt ra. Tuy nhiên, một trong những nỗi lo lớn nhất của ngành giáo dục ở thời điểm hiện tại là việc thiếu hơn 118.000 giáo viên các cấp. 

Từ sáng sớm, hơn 407.000 học sinh và hàng chục ngàn cán bộ công nhân viên chức tỉnh Gia Lai đã rộn ràng chuẩn bị cholễ khai giảng năm học 2023-2024.

 Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng dự lễ khai giảng năm học mới tại Trường Trường PTDT Nội trú tỉnh Gia Lai. Cùng dự có Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn, Bí thư Tỉnh ủy Gia Lai Hồ Văn Niên, Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Trương Hải Long…

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng phát biểu tại buổi lễ. Ảnh: Hải Dương
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đánh trống khai giảng ở Trường PTDT Nội trú tỉnh Gia Lai. Ảnh: Hải Dương

Phát biểu tại lễ khai giảng, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng khẳng định phát triển giáo dục nói chung và giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số là một trong những chủ trương lớn, là nội dung quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội.

Cũng trong buổi lễ khai giảng, Chủ tịch nước đề nghị cấp ủy, địa phương quan tâm phát triển giáo dục cho học sinh dân tộc thiểu số, chăm lo phát triển các trường nội trú, bán trú và cơ sở vật chất cho các trường ở vùng sâu, vùng xa để tạo điều kiện học tập tốt nhất cho học sinh.

Học sinh Trường PTDT Nội trú tỉnh Gia Lai. Ảnh: Hải Dương

Tại Hà Nội,Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội, GS.TS, Nhà giáo ưu tú Vương Đình Huệ đã dự Lễ khai giảng năm học mới tại Trường Hữu nghị T78 – tiền thân là “Khu học xá miền núi Trung ương” được Bác Hồ và Ban Bí thư thành lập từ năm 1958.

Ảnh: Phạm Hải
Ảnh: Phạm Hải

Sáng nay, tại TP.HCM lễ khai giảng cũng được tổ chức ở đồng loạt các trường với tất cả học sinh được tham dự.

Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên dự lễ khai giảng tại Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai (Q.3, TP.HCM). Ảnh: Huế Nguyễn
Ảnh: Huế Nguyễn

Theo yêu cầu của Sở GD-ĐT, lễ khai giảng diễn ra ngắn gọn trong khoảng 45 phút, với những hoạt động văn nghệ chào mừng, đón học sinh đầu cấp, cắt băng khánh thành (đối với trường mới), diễn văn khai giảng của hiệu trưởng, đánh trống khai trường, trao học bổng...

Sau phần lễ, các trường tổ chức phần hội để tạo không khí vui tươi, phấn khởi cho học sinh. Đối với giáo dục mầm non, các trường tổ chức ngày hội “Bé vui đến trường”, tận dụng không gian để tổ chức trò chơi vận động, hoạt động phát triển thẩm mỹ, trò chơi dân gian, xem xiếc, múa rối…

Phút nhí nhảnh của nữ sinh Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai. Ảnh: Huế Nguyễn

Sở GD-ĐT TP.HCM yêu cầu tất cả học sinh các trường phải tham dự lễ khai giảng. Trong trường hợp nhà trường không đủ điều kiện phải đảm bảo học sinh đầu cấp, cuối cấp tham dự phần lễ và tất cả học sinh được tham dự phần hội.

Ảnh: Huế Nguyễn

Tại Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai, sân trường ngập tràn sắc màu trắng và tím. Được thành lập từ năm 1913, Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai, còn được gọi là trường nữ Gia Long hay trường nữ sinh Áo Tím.

“Dẫu biết rằng hành trình phía trước không ít thử thách, nhưng em tin rằng bọn em sẽ vượt qua với những ngày ý nghĩa ở Minh Khai” một nữ sinh lớp 10 bộc bạch.

Học sinh Trường THPT Thủ Đức trò chuyện với bạn bè. Ảnh: Hoàng Giám
Phút suy tư trước thềm năm học mới. Ảnh: Hoàng Giám
Nữ sinh Trường THPT Thủ Đức duyên dáng trong lễ khai giảng. Ảnh: Hoàng Giám

Tại Trường THPT Thủ Đức, phường Bình Thọ (TP.HCM) có 52 lớp khối THPT, với 2314 học sinh. Đây là một trong hai điểm trường THPT có quy mô lớn, lịch sử hình thành, phát triển lâu năm bậc nhất TP Thủ Đức.

Dương Nguyễn Tường Vy, lớp 12A1 Trường THPT Thủ Đức, chia sẻ: "Năm học 2022-2023, em đạt thành tích học tập khá. Năm học mới này, mục tiêu của em là đạt loại giỏi và nỗ lực đỗ vào đại học ngành Công nghệ thông tin".

Năm học mới Trường tiểu học Thực hành ĐH Sài Gòn có 923 học sinh, trong đó có hơn 200 học sinh lớp 1. Trong diễn văn khai giảng TS Phạm Thị Thanh Tú, Hiệu trưởng nhà trường, nhắn nhủ các thầy cô giáo luôn tâm huyết, nỗ lực. Mỗi thầy cô phải thực sự là người cha, mẹ, anh, chị cũng như trong vai một người bằng tuổi với học sinh để dạy dỗ, sẻ chia và thấu hiểu các em.

Học sinh Trường Tiểu học Thực hành ĐH Sài Gòn ngày đầu tiên đến lớp.

Năm học 2022-2023, 100% học sinh khối 12 của trường đỗ vào đại học. Năm học 2023-2024, trường đón 791 học sinh khối lớp 10. Trường THPT Thủ Đức nằm trong top 15 trường THPT có điểm đầu vào lớp 10 cao nhất TP.HCM.

Tại Tiền Giang, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa đến dự lễ khai giảng tại Trường THCS Tân Phú (huyện Tân Phú Đông). 

Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa đánh trống bắt đầu năm học mới. Ảnh: Hoài Thanh

Trong năm học mới, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương đề nghị cấp ủy, chính quyền các cấp và ngành giáo dục cần nhận thức, thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo theo tinh thần Nghị quyết số 29, tích cực chuyển đổi quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học.

Cũng theo ông Nghĩa, ngành Giáo dục phải kết hợp hài hòa giữa dạy chữ và dạy người. Đặc biệt coi trọng giáo dục đạo đức, lối sống, lòng yêu nước, khát vọng cống hiến cho các thế hệ học sinh. Đồng thời, tăng cường giáo dục kỹ năng số để học sinh thích ứng với bối cảnh xã hội số, cuộc sống số. Ưu tiên, hỗ trợ người nghèo, đối tượng chính sách, đồng bào dân tộc thiểu số, bảo đảm công bằng trong tiếp cận giáo dục.

Tại Cần Thơ khai giảng diễn ra với hơn 246.000 trẻ mầm non và học sinh phổ thông. Giám đốc Sở GD-ĐT TP Cần Thơ Trần Thanh Bình cho biết: Với chủ đề “Đoàn kết, kỷ cương, sáng tạo, tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo”, năm học 2023-2024, toàn ngành tiếp tục thực hiện đổi mới, căn bản toàn diện GD-ĐT.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà dự Lễ khai giảng năm học mới tại Trường THCS Đoàn Thị Điểm, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Ảnh: Hoài Thanh
Cùng tham dự lễ khai giảng có Bí thư Thành ủy Cần Thơ Nguyễn Văn Hiếu, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Hoàng Minh Sơn... Ảnh: Hoài Thanh
Ảnh: Hoài Thanh

Tại Hà Nội, học sinh các trường tập trung và nhà trường tổ chức đón học sinh đầu cấp từ 7h. 

Lễ khai giảng tại các trường bắt đầu với việc chào cờ Tổ quốc, hát Quốc ca và bao gồm các hoạt động như: Đọc thư của Chủ tịch nước gửi cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh nhân ngày khai trường; các hoạt động tập thể (văn hóa, văn nghệ, thể thao, trò chơi dân gian...). 

Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng dự lễ khai giảng tại Trường THCS Cầu Giấy (Hà Nội). Ảnh: Hoàng Hà
Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông chụp ảnh lưu niệm cùng các thầy cô giáo. Ảnh: Hoàng Hà
Sẵn sàng cho một năm học mới. Ảnh: Hoàng Hà

Theo hướng dẫn của Sở GD-ĐT Hà Nội, lễ khai giảng được các trường tổ chức gọn nhẹ, với học sinh là trung tâm, chú trọng việc tổ chức đón học sinh đầu cấp, đảm bảo thực sự trở thành ngày hội khai trường của học sinh. 

Sau khai giảng, các trường cần duy trì nề nếp hát Quốc ca trong các buổi sinh hoạt đầu tuần, lễ kỷ niệm, tổng kết, tuyên dương, khen thưởng... 

Học sinh Trường tiểu học Nguyễn Siêu hát Quốc ca trong lễ khai giảng. Ảnh: Thanh Hùng
Sáng nay, 1.521 học sinh lớp 6, lớp 10 cùng giáo viên Việt Nam và nước ngoài... Trường THCS-THPT Nguyễn Siêu cũng háo hức đón ngày khai trường
"Xin tri ân sự kiên trì của thầy cô, sự tin tưởng, đồng hành của cha mẹ học sinh đã cùng nhà trường góp phần tạo nên những thành tích năm học vừa qua", diễn văn của trường viết.

Lễ khai giảng của Trường THCS Trần Duy Hưng (Cầu Giấy, Hà Nội) bắt đầu lúc 7h30, kéo dài khoảng 45 phút. Ông Nguyễn Ngọc Phúc, Phó Hiệu trưởng Trường THCS Trần Duy Hưng, cho biết buổi lễ khai giảng năm nay diễn ra theo đúng tinh thần gọn nhẹ.

Ảnh: Thúy Nga

Sau buổi lễ, học sinh tiếp tục bước vào tiết hai như bình thường để không xáo trộn kế hoạch học tập. Trong năm học mới, thầy Phúc kỳ vọng trường sẽ tiếp tục phát triển giáo dục mũi nhọn, tiên tiến. Dù vậy, trường cũng phải đối mặt với nỗi lo chung là làm thế nào tuyển dụng được giáo viên mới, đảm bảo thu nhập cho thầy cô đang công tác.

180 em học sinh lớp 1 trường tiểu học Thành Công A (Ba Đình, Hà Nội) hòa chung không khí cả nước dự khai giảng. Trẻ bẽn lẽn dắt tay nhau vào cổng trường, đón chờ một hành trình mới Ảnh: Minh Hoàng
Ảnh: Minh Hoàng
Sau lễ khai giảng, các em vào lớp và bắt đầu buổi học đầu tiên. Ảnh: Minh Hoàng

Trong thời tiết mùa thu Hà Nội dịu mát, từ 7h30, học sinh tề tựu tại sân trường Marie Curie (Mỹ Đình, Hà Nội). Khối lớp 1 của ngôi trường này năm nay đón thêm 184 học trò.

Một chút ngơ ngác... Ảnh: Thạch Thảo
... một chút háo hức trước thềm năm học mới. Ảnh: Thạch Thảo
Hiệu trưởng Nguyễn Xuân Khang đánh trống chào mừng năm học mới trong tiếng vỗ tay hân hoan của hàng trăm học sinh. Ảnh: Thạch Thảo

Tại Hệ thống Giáo dục Lý Thái Tổ (Hà Nội) hơn 5.000 học sinh cũng hân hoan trong ngày hội toàn trường. Ngay sau lễ chào cờ, bà Nguyễn Hồng Hạnh, Phó hiệu trưởng Trường Tiểu học Lý Thái Tổ, đã đọc thư Chủ tịch nước gửi tới các em học sinh, giáo viên cả nước.

Cô và trò rạng rỡ trong ngày đầu đến trường. Ảnh: Thanh Hùng
Học sinh Trường Tiểu học Lê Ngọc Hân. Ảnh: Phạm Hải

Tại Trường THPT Chu Văn An các nữ sinh trong tà áo dài trắng đến đón lễ khai giảng từ sớm.

Nữ sinh Trường THPT Chu Văn An. Ảnh: Tuấn Anh
Ảnh: Tuấn Anh
“Đây là lễ khai giảng cuối cùng của tuổi học sinh nên em cảm thấy rất hồi hộp”, Mạnh Minh Anh (lớp 12D2), cho biết. Ảnh: Tuấn Anh
Nữ sinh Trường THPT Lê Quý Đôn hồi hộp trước năm học mới. Ảnh: Phạm Hải

Hơn 900.000 học sinh và gần 50.000 giáo viên của hơn 1.530 trường học tại Nghệ Antổ chức lễ khai giảng với chủ trương ngắn gọn, trang trọng, phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường và tâm lý lứa tuổi học sinh mỗi cấp học.

Trường Mầm non Kinderroo (TP Vinh, Nghệ An) thả bồ câu tung bay lên bầu trời trong lễ khai giảng sáng nay. Ảnh: Quốc Huy

Trước thềm thềm năm học mới, Sở giáo dục Nghệ An cũng yêu cầu các nhà trường căn cứ kế hoạch thời gian năm học 2023-2024 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên trên địa bàn tỉnh để xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường trong cả năm học bảo đảm nội dung chương trình giáo dục theo quy định, phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường và địa phương. 

Hòa chung không khí cả nước, sáng nay học sinh các cấp ở TP Hải Phòngđồng loạt khai giảng. Chương trình khai giảng (không quá 35 phút), hiệu trưởng là người đánh trống khai giảng năm học mới.

 Hiệu trưởng Trường Tiểu học Chu Văn An (Ngô Quyền, Hải Phòng) - bà Phạm Thị Diệm đánh trống khai trường.
Gần 500.000 học sinh Hải Dươngcũng tưng bừng dự lễ khai giảng năm học 2023 - 2024 vào sáng nay.
Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương - ông Triệu Thế Hùng, đánh trống khai trường tại huyện Tứ Kỳ.

Thời tiết ở TP Nha Trang (Khánh Hòa) mát mẻ. Trên khắp các tuyến đường, phụ huynh đưa con trong những bộ đồng phục tươm tất đến trường dự lễ khai giảng. Tại trường Tiểu học Vĩnh Nguyên 3 (đảo Trí Nguyên), dọc lối đi từ cổng chính vào sân trường, học sinh đứng hai hàng thẳng tắp, vỗ tay chào đón thầy cô, khách mời và chuẩn bị đón những học sinh lớp mới.

Ảnh: Xuân Ngọc

Em Nguyễn Văn Phương, học lớp 1, mặc áo trắng, quần xanh, thắt khăn quàng được ba mẹ chở tới trường khá sớm. Cậu bé không giấu được vẻ bỡ ngỡ, hồi hộp trước môi trường mới. “Cả đêm qua, con cứ luyên thuyên hỏi đủ điều về bạn, về lớp mới”, phụ huynh nói.

Ảnh: Xuân Ngọc

Cách đó không xa, các bé trong trang phục mới được phụ huynh đưa tới Trường Mầm non Hương Sen để dự lễ khai giảng. Không ít trẻ mếu máo khi rời vòng tay ba mẹ. 

Ảnh: Xuân Ngọc

Trước đó, những ngày qua, thầy cô đã tập trung dọn dẹp vệ sinh lớp học, bàn ghế và  phun khử khuẩn xung quanh trường học, để đón học sinh. Hơn 500 trường học toàn tỉnh Khánh Hòa đồng loạt tổ chức khai giảng năm học mới.

Năm nay, địa phương này có hơn 290.000 học sinh. Trong đó, hơn 11.100 trẻ nhà trẻ, hơn 53.100 trẻ mẫu giáo, gần 109.900 học sinh tiểu học, hơn 79.600 học sinh THCS, hơn 38.000 học sinh THPT.

Sở GD-ĐT TP Đà Nẵngcũng chỉ đạo lễ khai giảng được tổ chức với tinh thần ngắn gọn, không có phần phát biểu của lãnh đạo các cấp, không thả bóng bay.

Bài phát biểu chào mừng năm học mới tập trung chào mừng các em học sinh đến trường, nhất là học sinh đầu cấp... kết thúc là lời cảm ơn và chúc mừng năm học mới.

Học sinh Trường Tiểu học Lý Tự Trọng (quận Hải Châu, TP Đà Nẵng) dự lễ khai giảng đầu tiên trong đời. Ảnh: Hồ Giáp 
Ảnh: Hồ Giáp 
Hiệu trưởng Trường Tiểu học Lý Tự Trọng đánh trống chính thức bắt đầu năm học mới. Ảnh: Hồ Giáp 
Cô trò nhận lớp chuẩn bị cho hành trình mới. Ảnh: Hồ Giáp

Học sinh miền núi Thanh Hóa hôm nay cũng háo hức đón năm học mới. Tại trường PTDT bán trú THCS Trung Lý, huyện Mường Lát (Thanh Hóa) hàng trăm học sinh có mặt từ sáng sớm trong tiết trời thu dịu mát.

Các em đến trường với những trang phục nhiều sắc màu. Ảnh: Lê Dương
Ảnh: Lê Dương

Tại Quảng Nam, gần 350.000 học sinh tham dự lễ khai giảng năm học mới. Năm học 2023 - 2024 cả tỉnh có 727 trường (tăng 3 trường) với tổng số gần 346.000 học sinh (tăng hơn 3.100 học sinh so với năm học 2022 - 2023).

Học sinh Trường Tiểu học Junko (thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam) tham dự lễ khai giảng. Ảnh: Công Sáng

Tại Bình Định thời tiết oi bức, học sinh dùng ô che nắng và quạt tránh nóng tham dự lễ khai giảng. Các trường tổ chức lễ khai giảng ngắn gọn nhưng đảm bảo trang nghiêm, đồng loạt vào lúc 7h. Lễ khai giảng  tổ chức theo nghi thức truyền thống: Chào cờ, hát quốc ca và các hoạt động như văn nghệ, đọc thư của Chủ tịch nước gửi ngành giáo dục, đọc diễn văn khai giảng, đánh trống khai giảng…

Ảnh: Diễm Phúc
Ảnh: Diễm Phúc

Riêng với cấp mầm non tổ chức khai giảng theo hình thức “Ngày hội đến trường của bé” linh hoạt, sáng tạo với nội dung phù hợp đặc điểm tâm sinh lý của trẻ.

Theo thống kê, hiện nay cả nước còn thiếu 118.253 giáo viên, tăng thêm 11.308 người thiếu so với năm học 2021-2022 (cấp mầm non tăng 7.887 người, cấp tiểu học tăng 169 người, cấp THCS tăng 1.207 người, cấp THPT tăng 2.045 người). 

Tại Hội nghị tổng kết năm học 2022-2023 và triển khai nhiệm vụ năm học 2023-2024 diễn ra giữa tháng Tám vừa qua, một trong những chỉ đạo của Thủ tướng Phạm Minh Chính là các bộ, ngành, cơ quan, địa phương xây dựng, sửa đổi, bổ sung các chính sách, chế độ đãi ngộ đối với ngũ giáo viên; có giải pháp tài chính hỗ trợ giáo viên vùng sâu, vùng xa, giáo viên mầm non; nâng cấp, bổ sung điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị dạy học. 

"Bộ Tài chính phối hợp với Bộ GD-ĐT và các bộ, ngành liên quan có giải pháp tài chính hỗ trợ giáo viên vùng sâu, vùng xa, giáo viên mầm non. Đề nghị 2 Bộ trưởng gặp nhau khẩn trương để xem xét về phụ cấp cho giáo viên" - Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu. 

顶: 96踩: 785