TheàPhươngHằngvàĐạiNamthếchấphơnlôđấtđểgánnợkết quả trận racing clubo văn bản số 87/2022/BC-HĐQT của Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) báo cáo tình hình quản trị công ty trong 6 tháng đầu năm 2022, OCB đã ban hành 2 nghị quyết về việc nhận tài sản đảm bảo là lô đất tại dự án Khu dân cư Đại Nam - Bình Phước và Khu dân cư Đại Nam - Bình Dương để thay thế nghĩa vụ trả nợ của bà Nguyễn Phương Hằng và một số doanh nghiệp có liên quan đến vợ chồng bà Nguyễn Phương Hằng, ông Huỳnh Uy Dũng còn được gọi là Dũng “lò vôi”).
Cụ thể, ngày 6/5/2022, HĐQT OCB đã ban hành nghị quyết số 36 về việc nhận tài sản bảo đảm là 963 lô đất thuộc Khu dân cư Đại Nam (xã Minh Hưng, huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước) để thay thế nghĩa vụ trả nợ của khách hàng Công ty TNHH Hoàng Gia Tân Định, Công ty TNHH TV&XD Đại Nam, bà Nguyễn Phương Hằng tại OCB Bình Dương nêu tại tờ trình số 281/2022/TT-TGĐ ngày 29/4/2022 của Tổng Giám đốc.
Cùng ngày, HĐQT OCB có nghị quyết số 37 về việc nhận tài sản bảo đảm là 1.104 lô đất thuộc Khu dân cư Đại Nam (phường Phú Tân, TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương để thay thế nghĩa vụ trả nợ của khách hàng Công ty Đại Nam, Công ty TNHH Hoàng Gia Tân Định, Công ty CP Glove Đại Nam, Công ty CP Glove Hằng Hữu, Công ty TNHH TV&XD Đại Nam, bà Nguyễn Phương Hằng tại OCB Bình Dương nêu tại tờ trình số 282/2022/TT-TGĐ ngày 29/4/2022 của Tổng Giám đốc.
Được biết, đây đều là những doanh nghiệp có liên quan đến vợ chồng bà Nguyễn Phương Hằng. Trong đó, Công ty CP Glove Đại Nam được thành lập vào năm 2020 - thời điểm dịch Covid-19 bùng phát, là doanh nghiệp chuyên cung cấp găng tay y tế Nitrile với số vốn đầu tư cho dự án này lên đến 1 tỷ USD.
Hoàng Gia Tân Định (trụ sở tại phường Hiệp An, TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương) cũng là một doanh nghiệp trong "hệ sinh thái" của ông bà chủ Đại Nam. Người đại diện pháp luật là ông Huỳnh Uy Dũng.
Về Công ty TNHH TV&XD Đại Nam, doanh nghiệp này được thành lập vào tháng 4/2010, có ngành nghề kinh doanh chính là xây dựng nhà không để ở. Cập nhật đến ngày 1/6/2020, Công ty có vốn điều lệ 45 tỷ đồng, trong đó ông Huỳnh Uy Dũng sở hữu 99,994% vốn.
Liên quan đến khoản nợ của Công ty Đại Nam, trước đó, tại Đại hội cổ đông thường niên sáng ngày 23/4, ông Nguyễn Đình Tùng, Tổng Giám đốc OCB thông tin, tổng dư nợ nhà băng này cho Đại Nam vay là trên 1.000 tỷ đồng.
Cũng theo Tổng Giám đốc OCB, ngân hàng không cho vay liên quan đến khu giải trí Đại Nam mà cấp vốn cho nhà máy sản xuất găng tay xuất sang Mỹ.
Được biết, ngay sau sự việc của bà Phương Hằng, ngày 22/4, phía Đại Nam cũng hoàn trả 450 tỷ đồng cho OCB.
Đáng chú ý, sau gần nửa tháng quyết định nhận tài sản đảm bảo để thay thế nghĩa vụ trả nợ của OCB đối với các đơn vị, Công ty TNHH MTV Tân Khai (thuộc Đại Nam Group của ông Huỳnh Uy Dũng) đã có bản ghi nhớ chuyển nhượng một phần dự án khu dân cư Đại Nam ở Bình Phước với giá hơn 2.400 tỷ đồng.
Tuy nhiên, Công ty CP Vinasing Group đã không chuyển 100 tỷ đồng tiền đặt cho chủ đầu tư dự án Khu dân cư Đại Nam. Vì đối tác không thực hiện theo cam kết, ngày 21/5/2022, Công ty Tân Khai đã gửi thông báo về việc chấm dứt hợp đồng ghi nhớ nói trên.
Theo quảng bá, dự án Khu dân cư Đại Nam có quy mô hơn 105ha và được phân thành 2.459 nền đất. Trong đó, 76ha đất ở được xây dựng nhà ở liên kế, biệt thự và nhà ở xã hội. Diện tích còn lại là các hạng mục đường giao thông, công viên cây xanh và công trình công cộng.