San sẻ,ứclantỏatừmộtcuộcvậnđộgiải bangalore super division ấn độ giúp nhau vượt khó
Theo đánh giá của Ban Thường trực Ủy ban MTTQ huyện Dầu Tiếng, trong những năm qua, thực hiện CVĐ “Toàn dân đoàn kết xây dựng NTM, ĐTVM”, MTTQ các cấp và các tổ chức thành viên đã kịp thời quán triệt và triển khai thực hiện đồng bộ các nội dung của cuộc vận động. Trong đó, công tác bảo đảm an sinh xã hội được thực hiện thường xuyên, liên tục gắn với phong trào “Cả nước chung tay vì người nghèo - không để ai bị bỏ lại phía sau”.
Trong 5 năm qua, Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp trong huyện đã phát động rộng rãi trong nhân dân đóng góp ủng hộ Quỹ vì người nghèo được trên 7,4 tỷ đồng. Từ nguồn quỹ này, các xã, thị trấn đã xây dựng 87 căn nhà đại đoàn kết, đồng thời phối hợp với các tổ chức thành viên xây dựng gần 100 căn nhà tình thương, nhà nhân ái, nhà đồng đội… nhằm giải quyết khó khăn về nhà ở cho các hộ nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn về nhà ở. Bên cạnh đó, Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp đã tổ chức thăm hỏi, tặng quà các gia đình khó khăn nhân dịp lễ, tết, hỗ trợ khó khăn đột xuất gần 17.000 phần quà.
Người dân xã Long Tân, huyện Dầu Tiếng chung tay xây dựng tuyến đường giao thông nông thôn
Đặc biệt, trong thời gian qua, trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện kịp thời tham mưu Ban Chỉ đạo phòng, chống Covid-19 huyện ra quyết định thành lập Tiểu ban vận động và điều phối các nguồn lực, bảo đảm an sinh xã hội trong công tác phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn. Tiểu ban vận động và điều phối đã xây dựng và ban hành quy chế hoạt động phân công nhiệm vụ từng thành viên và kế hoạch hoạt động cụ thể. Qua đó, vận động tiếp nhận và phân phối nguồn hàng hỗ trợ các khu vực phong tỏa, cách ly, hộ nghèo, hộ cận nghèo, các khu vực nhà trọ khó khăn do ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19. Tiểu ban đã phân phối hàng hóa, trang thiết bị y tế, nhu yếu phẩm cho các khu phong tỏa, cách ly, Đại đội thông tin Quân khu 7 và trực tiếp đến các gia đình chính sách, hộ nghèo, cận nghèo, khó khăn, người bán vé số trên địa bàn với tổng trị giá trên 41 tỷ đồng (tính đến ngày 3-11-2021).
Song song với công tác vận động người dân chấp hành các quy định về phòng, chống dịch bệnh, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện còn rà soát, lập danh sách đề nghị Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh hỗ trợ cho những người cao tuổi khó khăn, phụ nữ mang thai, công nhân nhà trọ gặp khó khăn...; đồng thời tham mưu Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh huyện kịp thời hỗ trợ hơn 3.500 phần quà cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo; thăm, tặng quà cho các mẹ Việt Nam anh hùng, thương binh, bệnh binh. Các hoạt động chia sẻ khó khăn với người nghèo, gia đình chính sách, các đối tượng yếu thế trong xã hội của Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp và các tổ chức thành viên trong huyện đã góp phần cùng cả hệ thống chính trị và nhân dân huyện Dầu Tiếng đẩy lùi, kiểm soát dịch bệnh, bảo đảm an sinh xã hội trên địa bàn.
Nhiều mô hình thiết thực
Qua thực hiện CVĐ ““Toàn dân đoàn kết xây dựng NTM, ĐTVM” đã xuất hiện nhiều mô hình tự quản trong các khu dân cư hoạt động hiệu quả và nhân rộng. Đến nay, trong toàn huyện xây dựng được 92 mô hình “Tổ tự quản bảo vệ môi trường ứng phó với biến đổi khí hậu” tại 89/89 khu phố, ấp trong huyện và 3 cơ sở thờ tự. Thông qua đó, địa phương thông tin về tình hình biến đổi khí hậu và ra quân dọn dẹp giữ gìn vệ sinh môi trường trong khu dân cư; đồng thời hướng dẫn người dân bỏ rác và phân loại đúng nơi quy định, không vứt rác bừa bãi; tổ chức họp khu dân cư, thống nhất các nội dung cam kết tham gia bảo vệ môi trường...
Một trong những mô hình được đa số người dân hưởng ứng ngay từ khi mới phát động đó là mô hình “Ánh sáng an ninh nông thôn”. Thực hiện mô hình này, người dân tự nguyện đóng góp lắp đặt đèn chiếu sáng tại nhiều tuyến đường trong các khu dân cư từ 18 giờ 30 phút ngày hôm trước đến 5 giờ 30 phút ngày hôm sau. Ông Lê Văn Hòa, người dân ấp Cần Giăng, xã Thanh An, cho biết: “Mô hình “Ánh sáng an ninh nông thôn” không chỉ giúp chiếu sáng nhiều tuyến đường trong ấp, mà còn góp phần giữ gìn an ninh nông thôn, hạn chế tai nạn giao thông và các tệ nạn. Người dân đi lại cũng dễ dàng hơn, bộ mặt nông thôn ngày một khang trang trơn trước”.
Cùng với việc xây dựng mô hình “Ánh sáng an ninh nông thôn”, đến nay huyện đã xây dựng được 89/89 mô hình “Tổ tự quản an toàn giao thông (ATGT)” ở khu phố, ấp trong huyện. Các tổ tự quản đã tổ chức cho các hộ gia đình ký cam kết thực hiện nội dung “5 không”; triển khai ký cam kết “Gia đình bảo đảm ATGT”, đội mũ bảo hiểm khi đi mô tô, xe gắn máy, xe máy điện khi tham gia giao thông… Qua triển khai thực hiện mô hình tự quản về bảo đảm trật tự ATGT đã tạo sự chuyển biến tích cực về ý thức của nhân dân khi tham gia giao thông, nhất là hình thành ý thức tự giác trong chấp hành pháp luật về trật tự ATGT. Thành công của việc xây dựng mô hình đã góp phần bảo đảm trật tự ATGT tại địa phương, số vụ vi phạm trật tự ATGT đều giảm theo từng năm.
Bà Nguyễn Thị Ánh Tuyết, Trưởng ban Dân vận Huyện ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Dầu Tiếng, cho biết qua hơn 5 năm triển khai, CVĐ đã nhận được sự đồng tình, thống nhất trong nhân dân; khơi dậy tinh thần tương thân tương ái trong cộng đồng cũng như trách nhiệm xã hội của mỗi công dân trong việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Trong thời gian tới, Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp trên địa bàn huyện sẽ chú trọng nâng cao hơn nữa việc thực hiện các nội dung của CVĐ, góp phần cùng cả hệ thống chính trị, các ngành, các cấp trong huyện tiếp tục xây dựng NTM, ĐTVM, giàu đẹp.
Nhiều mô hình thực hiện CVĐ đã được các cơ quan, đơn vị, địa phương trong huyện triển khai thực hiện khá hiệu quả các mô hình như: “Mặt trận tham gia phòng, chống tội phạm, ma túy”, “Khu dân cư an ninh, sáng, xanh, sạch đẹp”, “Tuyến đường hoa”, “Camera an ninh hộ gia đình”, “Chăm lo cuộc sống cho người nghèo”, “Sáng, xanh, sạch, đẹp, an toàn” “Tuyến đường cờ kiểu mẫu”, “Nói không với rác thải - Bức họa đường quê”..