Nam sinh dân tộc vượt khó muốn trả ơn cuộc đời_bóng đá lu mobi

- Đặt chân lên đất Thủ đô chưa tròn một tháng,ântộcvượtkhómuốntrảơncuộcđờbóng đá lu mobi đây cũng là lần đầu tiên cậu sinh viên Học viện An ninh nhân dân được bước chân ra ngoài phạm vi ngôi trường của mình từ khi nhập học. Nhưng "lần đầu tiên" này cũng đủ để Trương Văn Lên nhận ra rằng cuộc sống ở đây “quá khác biệt” so với quê nhà.

“Em vẫn chưa dám sang đường. Mọi người bảo tìm cầu vượt mà đi. Cầu vượt là cái cầu để đi bộ qua đường ấy chị” – Lên giải thích về khái niệm “cầu vượt” mà có lẽ cậu chỉ mới biết đến khi ra Hà Nội học.

{keywords}
Trương Văn Lên hiện là sinh viên Học viện An ninh nhân dân

Vài tháng trước, Lên vẫn đang là học sinh lớp 12A1, Trường THPT Bộc Bố, huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn. Ở ngôi trường miền núi thuộc một huyện nằm trong danh sách 62 huyện nghèo nhất cả nước, Trương Văn Lên là trường hợp hiếm hoi, là niềm tự hào của các thầy cô nơi đây.

Năm lớp 12, Lên giành giải Nhất học sinh giỏi cấp tỉnh môn Địa lý và tham gia Đội tuyển học sinh giỏi cấp quốc gia. Trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2017, em xuất sắc đạt tổng điểm 27,35 ở các môn thi khối C03 (Toán, Văn, Lịch sử) và 29 điểm ở các môn khối C00 (Văn, Sử, Địa). 

Đỗ cả 2 trường Học viện An ninh nhân dân và Học viện Hành chính quốc gia, Lên chọn môi trường quân đội để theo học những năm tiếp theo.

“Trở thành một chiến sĩ công an là mơ ước từ nhỏ của em. Mặt khác, trường quân đội cũng giúp em đảm bảo đầu ra cho công việc sau này và hỗ trợ em rất nhiều về mặt tài chính” – Lên chia sẻ.

Lên kể nhờ thành tích học tập tốt và hoàn cảnh gia đình khó khăn, năm nào em cũng được trường tặng xe đạp để đi học. Nhà em chỉ cách trường 2 cây số, nhưng những khi trời mưa, đường lầy lội, khó đi. Phương pháp học tập của Lên cũng giống như nhiều học sinh nông thôn, miền núi khác: em tự học là chính. Những phần kiến thức chưa hiểu, em hỏi thầy cô hoặc lên mạng tra cứu, mặc dù Internet ở nơi em sống “không nhiều như ở Hà Nội”.

Là con út trong gia đình có 4 người con, bố Lên năm nay 70 tuổi, mẹ đã ở tuổi 55. Cả gia đình chỉ trông vào mấy sào ngô. “Ngày em còn nhỏ, thiếu cơm ăn là chuyện thường xuyên. Sau này, có anh trai em đi làm thuê cho người ta, cuộc sống cũng bớt khổ hơn một chút”.

“Hồi còn đi học, em cũng phải giúp bố mẹ làm đồng, nên thời gian học không có nhiều lắm. Những năm cấp 2, tiền ăn học của em chủ yếu dựa vào tiền công đi làm thuê của anh trai. Còn những năm học cấp 3, em nhận được nhiều sự giúp đỡ của nhà trường, các tổ chức, ban ngành”.

“Những năm em học cấp 3, các anh chị ở Phòng Cảnh sát giao thông tỉnh Bắc Kạn là những người đỡ đầu em. Mỗi tháng, các anh chị hỗ trợ 500 nghìn đồng để em ăn học. Khi em đỗ đại học, các anh chị cũng tặng cho em 7 triệu đồng để chuẩn bị cho những năm học sắp tới. Và còn nhiều người khác nữa đã giúp đỡ em rất nhiều để em có được ngày hôm nay”.

Lên nói, em biết ơn và trân quý tất cả những tấm lòng của các anh chị, các ban ngành, tổ chức đã dành cho em. Chính vì thế, mong muốn của em là sau khi tốt nghiệp đại học, được quay trở về công tác tại tỉnh để được đền đáp lại công ơn của những con người Bắc Kạn đã từng chìa tay ra với em, để được giúp đỡ lại những em học sinh khác cũng có hoàn cảnh khó khăn như em.

Khi được hỏi tại sao bố mẹ đặt tên em là “Lên”, cậu sinh viên dân tộc Sán Chỉ đáp: “Bốn anh chị em em được đặt tên là Đồng Thời Tiến Lên”.

Vậy là, Lên đã thay các anh chị đáp lại phần nào mong mỏi của bố mẹ. Em đã “lên” tới đất Thủ đô để bắt đầu gây dựng cho mình một tương lai sáng hơn.

Nguyễn Thảo

World Cup
上一篇:Sông Hằng chuyển màu xanh bất thường, dân Ấn phát hoảng
下一篇:Khoảnh khắc ô tô con lao nhanh ở ngã tư, húc xe tải lộn vòng tại Hoà Bình