Nguyệt Anh chưa tốt nghiệp đại học,ôgáituổigiànhhọcbổngtoànphầntiếnsĩởtỷ lệ bóng đá world cup không có bằng thạc sĩ và cũng chưa có bài đăng trên tạp chí quốc tế ở thời điểm ứng tuyển.
Phạm Lê Nguyệt Anh(22 tuổi), sinh viên năm cuối tại University of Sheffield (Anh quốc). Ảnh: NVCC |
Lựa chọn bất ngờ
“Trong hành trình đi du học của em có nhiều lựa chọn khá bất ngờ như sang Mỹ học tiến sĩ. Nhưng tình yêu dành cho nghiên cứu luôn được em nuôi dưỡng ngày bé. Ngay từ đầu em đã xác định sẽ học lên cao hơn nên em luôn tập trung vào trường vừa mạnh về nghiên cứu học thuật và thực hành”, Nguyệt Anh chia sẻ.
Nói về quyết định đi du học, Nguyệt Anh cho biết em lên kế hoạch từ rất sớm như luôn duy trì điểm tổng kết luôn trên 9 phẩy, thi chứng chỉ IELTS ngay từ lớp 11. Nguyệt Anh rất thích môi trường học tập ở Anh Quốc khi được trực tiếp trải nghiệm trong trại hè năm lớp 10 diễn ra tại đây.
“Lớn lên trong gia đình có truyền thống học tập, mẹ là giảng viên đại học nên từ nhỏ em thường nghe mẹ chia sẻ về những ứng dụng hoá sinh trong ngành công nghệ thực phẩm. Em cảm thấy rất hứng thú với ngành này. Trong bài luận để ‘apply’ đại học em đã đề cập đến những ứng dụng hoá sinh trong sản xuất và bảo quản thực phẩm, là một vấn đề quan trọng đối với một nước nông nghiệp như Việt Nam”.
Ngoài học bổng toàn phần tiến sĩ tại Pennsylvania State University, Nguyệt Anh còn được nhận thêm khoản hỗ trợ 31.000 USD/năm. Ảnh: NVCC |
Nhưng năm học đầu tiên theo học chuyên ngành Hoá sinh, Nguyệt Anh nhận thấy có nhiều môn học không thực sự phù hợp với thế mạnh của bản thân. Nguyệt Anh sau đó chuyển hướng sang học ngành Vi sinh vật vì thấy hứng thú hơn sau khi được học các môn nghiên cứu về cơ chế gây bệnh của vi khuẩn,... Với chương trình học khá nặng, nhiều kiến thức chuyên ngành nhưng Nguyệt Anh luôn có mục tiêu rõ ràng là cố gắng tốt nghiệp xuất sắc.
“Khi lên giảng đường, em thường lắng nghe để hiểu thầy cô giảng và ghi lại những điều trọng tâm. Tối về em sẽ vẽ thành sơ đồ hoặc nghe lại ghi âm các buổi học để nhớ rõ hơn. Học phần nào “gói gọn” trong phần đấy nên thi cuối kỳ em rất nhẹ nhàng, không bị tâm lý nhồi nhét quá nhiều kiến thức”.
Ngoài ra, Nguyệt Anh còn tình nguyện dạy STEM cho các em nhỏ ở Mỹ. Hoạt động nằm trong dự án “Woman In STEM” hướng tới truyền cảm hứng cho các em nhỏ yêu thích STEM, đặc biệt là các em nữ. Bên cạnh đó, Nguyệt Anh dành thời gian lên lab để làm thí nghiệm, chăm chỉ hoàn thành những dự án đề ra trong môn học.
"Không phải người giỏi nhất hãy là người phù hợp nhất"
Ban đầu Nguyệt Anh dự định học tiến sĩ ở Anh hoặc một nước châu Âu nào đó, nhưng sau đó em muốn “thử sức” ở Mỹ. Chưa tốt nghiệp đại học, không có bằng thạc sĩ hay có bài đăng trên tạp chí quốc tế, nhưng Nguyệt Anh khẳng định mình bằng kết quả học tập và sự quan tâm đối với các vấn đề nghiên cứu. Điểm tổng kết của Nguyệt Anh luôn đạt mức tuyệt đối GPA 4.0/4.0.
“Không có nhiều thành tích quá nổi bật nhưng em luôn phấn đấu duy trì điểm học tập trong top đầu, thuyết phục hội đồng tuyển sinh bằng đam mê thật sự. Nếu mình không thể là người giỏi nhất thì hãy là người phù hợp nhất.
“Trong bài luận em đề cập đến chủ đề thiết thực về kháng kháng sinh, liên quan đến bài em từng học về vi sinh vật gây bệnh. Ở nhiều nước từ lĩnh vực y tế đến chăn nuôi,… nhiều người đang dùng kháng sinh không có sự quản lý chặt chẽ với liều lượng nhất định gây ra phản ứng kháng kháng sinh. Khi bị bệnh, nếu loại thuốc kháng sinh thuốc mình dùng có thể không còn hiệu quả nữa nếu vi khuẩn gây bệnh đã kháng lại. Kháng kháng sinh là vấn đề cấp bách ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ nhiều người” Nguyệt Anh cho biết.
"Nếu mình không thể là người giỏi nhất thì hãy là người phù hợp nhất". Ảnh: NVCC |
Nguyệt Anh đã tìm hiểu và được biết tại trường Pennsylvania State có một giáo sư đang phát triển một loại kháng sinh mới. Trong bài luận, Nguyệt Anh đã thể hiện rõ nguyện vọng được tham gia nghiên cứu, chung tay giải quyết vấn đề kháng kháng sinh không chỉ ở nước Mỹ mà còn cả Việt Nam.
“Tháng 2/2020, em nhận được thông báo tham gia phỏng vấn và trước đó thầy giám đốc chương trình đã gửi mail thông báo hồ sơ của em đã được chấp thuận. Buổi phỏng vấn diễn ra khá nhẹ nhàng, trong phần trao đổi với thầy giám đốc chương trình, em tự tin trao đổi về mục tiêu, hướng nghiên cứu khi học PhD là gì và lý do lựa chọn trường”
Ngoài ra Nguyệt Anh cũng đặt thêm câu hỏi cho thầy vì được biết thầy cũng nghiên cứu về kháng kháng sinh. “Điều đó cũng thể hiện một phần về sự quan tâm và hiểu biết thực sự của em, giúp em ghi điểm với hội đồng tuyển sinh”.
Nguyệt Anh nhận được học bổng toàn phần tiến sĩ và khoản hỗ trợ 31.000USD/1 năm.
“Trước đây mẹ phải từ bỏ việc học tiến sĩ để dành thời gian cho chúng em, thì nay em sẽ bước tiếp chặng đường đó bằng chính đam mê của mình”, Nguyệt Anh nói.
Trong tương lai cô gái Hà Nội sẽ nghiên cứu sâu hơn về chủ đề vi sinh vật và thực hiện mong muốn trở thành một giảng viên giỏi trong lĩnh vực nghiên cứu vi sinh.
Ngọc Linh
Chưa tốt nghiệp đại học nhưng Nguyễn Bảo Ngọc (sinh năm 1999) đã được Trường ĐH California, Berkeley cấp học bổng toàn phần cho 5 năm theo học tiến sĩ.
(责任编辑:World Cup)