- Video này được thực hiện ở Ý,ệulượtxemPhảnứngbấtngờcủacácnamsinhkhibịđềnghịtátbạu19 napoli không hề dàn dựng, để thử phản ứng các cậu bé tuổi tầm lên 10. Bọn trẻ được "khuyến khích" hãy tát một cô bé.
"Chúng đã tỏ ra rất ngạc nhiên với lời "khuyến khích" ấy, và giải thích rằng, "đó là việc xấu", "bạn ấy rất xinh", "cháu là đàn ông"...Trong một thế giới mà bạo hành đối với phụ nữ vẫn diễn ra hàng ngày, hàng giờ, thì những phản ứng trên của bọn trẻ thật đáng suy nghĩ" - nhà báo Trương Anh Ngọc, một người có thời gian sống lâu ở Ý, cũng là ngườời chia sẻ clip trên cho hay.
Theo anh Ngọc, những cậu bé này đã phải được nuôi dạy tốt và tử tế thế nào mới có thể có những suy nghĩ và hành xử như thế. Chúng không làm theo những điều chúng cho là xấu, bởi tư duy về đạo đức đang hình thành không cho làm vậy. Chuyện không dùng vũ lực với phụ nữ chỉ là một trong số những điều mà chúng đã được học, và chúng hiểu. Thế mà trong xã hội Ý, người ta vẫn chỉ trích hệ thống giáo dục, vẫn đòi hỏi bọn trẻ phải được dạy dỗ theo cách con người hơn nữa, người ta vẫn xuống đường biểu tình đòi hỏi gia tăng ngân sách giáo dục và cải tiến phương pháp dạy và học.
Liên hệ tới giáo dục Việt Nam, anh nhận thấy học sinh được dạy về giáo dục công dân với những bài học rỗng tuếch, không hề được chứng thực bằng tấm gương của bố mẹ ngoài đời. Bọn trẻ được dạy về nhiều thứ to tát khác mang tính lý tưởng, nhưng cái đích cuối cùng lại các bài thi nặng nề về điểm số hơn là thực tiễn. Và thành tích, cũng như các danh hiệu của trường, của sở, của cả ngành giáo dục hóa ra lại là thứ quan trọng hơn tất thảy.
Song Nguyên