Chia sẻ với VietnamNet,ệutrưởngđônđáotìmtàitrợđiệnthoạichohọcsinhnghèohọsoi kèo sunderland thầy Đào Duy Đạt, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Minh Quang A (Ba Vì, Hà Nội) cho biết, thực hiện theo yêu cầu của Sở Giáo dục Đào tạo Hà Nội các thầy cô ở trường đã tổ chức dạy học online. Tuy nhiên, địa bàn của của xã Minh Quang là xã khó khăn của huyện Ba Vì và điều kiện kinh tế của nhân dân trong xã cũng còn nhiều khó khăn, bà con ở đây chủ yếu là người dân tộc Dao và Mường sống chủ yếu dựa vào nông nghiệp. Vì vậy, khi các em học sinh học online thì nhiều gia đình không có điều kiện cho mua các thiết bị như smartphone hay máy tính cho con mình. Đây là điều rất khó khăn cho cả thầy trò nhà trường khi phải học online. Vì vậy, nhà trường đã báo cáo lên xã để tìm cách tháo gỡ khó khăn này và kêu gọi các nhà hảo tâm hỗ trợ các em học sinh. Thầy Đạt kể rằng, có trường hợp, gia đình học sinh Nguyễn Tuấn Anh học lớp 4 bố mẹ bỏ nhau. Sau đó, mẹ đem gửi hai anh em ở nhờ nhà ông bà ngoại để đi làm công nhân ở tỉnh Phú Thọ. Nhưng ông ngoại em cũng bị tai biến nằm 1 chỗ và hay phải đi viện điều trị. Vì vậy, hai anh em Nguyễn Tuấn Anh phải ở nhà chăm nhau nên khi nhà trường tổ chức học online thì hai anh em không có thiết bị để học. Trường hợp gia đình em Đinh Văn N học sinh lớp 1 cũng khó khăn bố mẹ bỏ nhau nên cháu ở với ông bà nội. Ông bà em N cũng già yếu và chỉ có điện thoại đen trắng nên khi nhà trường dạy học online thì cháu cũng không có phương tiện để học. Một trường hợp khác là gia đình em Đinh Mạnh Nguyên học sinh lớp 3, gia đình cũng rất khó khăn. Nhà Nguyên có 3 chị em và ông bố bị mù không làm được gì. Tất cả gánh nặng gia đình đặt trên vai người mẹ đi làm thuê nuôi 3 chị em và người chồng tàn tật. Chị cả học lớp 5 vừa đi học vừa chăm bố và các em. Mấy năm trước, các anh chị em họ hàng nhà Nguyên cũng gom tiền xây cho gia đình được mái nhà che nắng mưa,nhưng trong nhà không có đồ đạc gì đáng giá. Khi học online mấy chị em Nguyên cũng đành ở nhà gián đoạn việc học. Trước cảnh những học sinh nghèo của mình không có phương tiện để học, thầy Đạt đã đôn đáo kêu gọi các phụ huynh trong trường hỗ trợ, nhưng điều kiện ở xã cũng khó khăn nên việc ủng hộ các gia đình nghèo cũng hạn chế. Thầy Đạt đề nghị với lãnh đạo xã Minh Quang tìm phương thức hỗ trợ cho nhà trường và các em học sinh nghèo có điều kiện để học online. Chia sẻ về vấn đề này, ông Nguyễn Mạnh Thước, Phó Chủ tịch UBND xã Minh Quang nói rằng việc hỗ trợ này không nằm trong bất cứ khoản nào mà xã được phép chi. Vì vậy, xã đã đứng ra kêu gọi các nhà hảo tâm hỗ trợ cho các em học sinh trong xã. Sau khi nhà trường và UBND xã kêu gọi thì đã có nhà hảo tâm đồng ý hỗ trợ smartphone cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn này. Ông Trần Việt Vĩnh, Giám đốc Công ty công nghệ Tài chính Fiin Credit cho biết, khi nghe xã và nhà trường chia sẻ về các khó khăn trong việc dạy học online và hoàn cảnh của các cháu học sinh ông đã rất xúc động và đồng ý tài trợ toàn bộ cho nhà trường. "Khi tôi đi mua điện thoại, lại gặp rất nhiều khó khăn vì các cửa hàng bán điện thoại phải đóng cửa trong thời gian giãn cách này. Các hệ thống siêu thị điện máy online tại Hà Nội cũng không hoạt động. Vì vậy, tôi phải tìm mua thu gom mua máy đã qua sử dụng tại các cửa hàng nhỏ. Sau 2 ngày lùng sục mua khắp Hà Nội, tôi đã gop được 8 chiếc smartphone và phải kiểm tra kỹ từng máy, đảm bảo hoạt động ổn định rồi lên để trao tặng máy cho đại diện UBND xã và nhà trường". Ngoài ra, ông Vĩnh cũng đang có kế hoạch kêu gọi thêm quyên góp máy tính hoặc máy tính bảng cũng hộ cho các học sinh nghèo. Chia sẻ với VietnamNet khi nhận món quà tài trợ này, thầy Đào Duy Đạt cho hay: "Sau khi được nhà hảo tâm tài trợ 8 chiếc điện thoại và xã hỗ trợ SIM 4G cho các cháu học sinh thì nhà trường đã yên tâm tập trung vào công tác giảng dạy trực tuyến và không phải đôn đáo bố trí cho các em chưa có thiết bị phải đi học nhờ như trước. Chúng tôi hy vọng các trường khác cũng được hỗ trợ để bớt đi khó khăn cho các em học sinh nghèo khi phải học online". Theo khảo sát của Bộ GD-ĐT, việc tổ chức dạy học trong những ngày đầu tiên của năm học mới 2021-2022 gặp nhiều khó khăn, nhất là đối với các địa phương đang thực hiện giãn cách xã hội. Nhiều nơi tổ chức dạy học trực tuyến nhiều học sinh thiếu trang thiết bị học tập... Theo thống kê sơ bộ, TPHCM còn thiếu 77.000 máy tính để học trực tuyến; nhiều tỉnh vùng khó khăn có từ 50% đến 70% học sinh thiếu thiết bị học trực tuyến; nhiều thôn bản không có mạng Internet… Việc học trực tuyến đối với học sinh tiểu học, nhất là đối với lớp 1, lớp 2 gặp khó khăn hơn do các em còn nhỏ, chưa có điều kiện để làm quen với phương thức học tập này.Vì vậy, rất cần các nhà hảo tâm hỗ trợ cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn có điều kiện để học tập online. Thái Khang Cùng với việc phát động phong trào thi đua đặc biệt về phòng chống dịch Covid-19, Tổng công ty Bưu điện Việt Nam (Vietnam Post) cũng công bố ủng hộ 10.000 thiết bị thông minh mới cho chương trình “Sóng và máy tính cho em”.Trao tặng điện thoại cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn Những chiếc điện thoại được kiểm tra kỹ trước khi trao tặng cho các em học sinh Vietnam Post góp 10.000 thiết bị thông minh vào chương trình “Sóng và máy tính cho em”