Sao giá xăng chỉ giảm 10 đồng/lít?áxăngchỉgiảmđồnglíbóng đá cúp c2 hôm nay
Ghi Du(Dân trí) - Chính sách cắt giảm sản lượng khai thác dầu thô của OPEC+; căng thẳng tại khu vực Trung Đông có dấu hiệu gia tăng… là những yếu tố chính tác động đến giá xăng dầu tuần qua.
Chiều 4/4, liên Bộ Tài chính, Bộ Công Thương quyết định tăng 290 đồng/lít đối với xăng E5 RON 92, lên 23.910 đồng/lít; trong khi giảm 10 đồng/lít đối với xăng RON 95, xuống 24.800 đồng/lít. Trước đó, giá các mặt hàng xăng được dự báo tăng và có thể vượt 25.000 đồng/lít.
Lý giải về diễn biến trái chiều của giá mặt hàng xăng, cơ quan quản lý cho biết thị trường xăng dầu thế giới kỳ điều hành lần này (từ ngày 28/3 đến ngày 3/4) chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố.
Cụ thể, chính sách cắt giảm sản lượng khai thác dầu thô của OPEC+; căng thẳng tại khu vực Trung Đông có dấu hiệu gia tăng; tiếp diễn các hoạt động quân sự của Ukraine nhằm vào cơ sở hạ tầng lọc dầu của Nga…
"Các yếu tố nêu trên khiến giá xăng dầu thế giới trong những ngày vừa qua diễn biến tăng, giảm đan xen tùy từng mặt hàng nhưng xu hướng chung là tăng", liên Bộ Tài chính, Công Thương đánh giá.
Bình quân giá thành phẩm xăng dầu thế giới giữa hai kỳ điều hành giá là 102,13 USD/thùng xăng RON 92 dùng để pha chế xăng E5 RON 92 (tăng 1,6 USD/thùng, tương đương tăng 1,64% so với kỳ trước); 106,29 USD/thùng xăng RON 95 (tăng 1,3 USD/thùng, tương đương tăng 1,21% so với kỳ trước).
Tại kỳ điều hành này, liên bộ không trích lập, đồng thời không chi quỹ bình ổn đối với tất cả mặt hàng xăng.
Liên Bộ Tài chính, Bộ Công Thương cho rằng phương án điều hành giá xăng dầu trên nhằm góp phần bảo đảm biến động giá xăng dầu trong nước cơ bản phù hợp với biến động giá xăng dầu thế giới; tiếp tục duy trì mức chênh lệch giá hợp lý giữa xăng sinh học E5 RON 92 và xăng khoáng RON 95.
Ngoài ra, phương án trên bảo đảm hài hòa lợi ích giữa các chủ thể tham gia thị trường; hạn chế tối đa tác động tiêu cực đến phát triển kinh tế xã hội, hoạt động sản xuất, kinh doanh và đời sống của người dân.