Vì tính đa chiều của các chỉ báo xã hội và môi trường
Hơn nữa,ácchỉbáoxãhộivàmôitrườbóng đá anh đêm qua điều quan trọng cần xem xét là sự gia tăng chung về dân số, sản xuất và thu nhập kể từ thế kỷ 18 đã diễn ra với cái giá phải trả là khai thác quá mức các nguồn tài nguyên thiên nhiên của hành tinh, và cần kiểm tra tính bền vững của quá trình đó cũng như của những thể chế có thể giúp định hướng lại một cách triệt để.
Một lần nữa, công việc này đòi hỏi phải thiết lập hàng loạt chỉ báo để qua đó các chủ thể xã hội có thể xác định một khái niệm cân bằng, đa chiều về tiến bộ kinh tế, xã hội và môi trường. Để bắt đầu với các chỉ số kinh tế vĩ mô, nên sử dụng khái niệm thu nhập quốc gia hơn là tổng sản phẩm quốc nội (GDP).
Ảnh minh hoạ. Nguồn: Wales Online.
Có hai điểm khác biệt cơ bản: thu nhập quốc gia bằng GDP (tổng hàng hóa và dịch vụ được sản xuất ở một nước trong một năm) trừ đi khấu hao vốn (tức hao mòn công cụ, máy móc và đồ nội thất dùng trong quá trình sản xuất mà trên nguyên tắc cũng bao gồm vốn tự nhiên), cộng hoặc trừ thu nhập ròng từ tư bản và lao động thu về hoặc trả cho phần còn lại của thế giới (tập hợp này có thể có giá trị dương hoặc âm, tùy thuộc vào tình hình của mỗi quốc gia, nhưng theo định nghĩa thì chúng triệt tiêu lẫn nhau ở cấp độ toàn cầu).
Đơn cử một ví dụ. Một quốc gia khai thác dầu mỏ trị giá 100 tỷ euro trên lãnh thổ của họ sẽ làm tăng GDP thêm 100 tỷ euro. Thế nhưng thu nhập quốc gia không tăng, vì trữ lượng vốn tự nhiên đã giảm đi một lượng tương ứng.
Ngoài ra, nếu ta gán một giá trị âm tương ứng cho chi phí xã hội của lượng khí thải carbon do đốt cháy lượng dầu khai thác nói trên, điều mà mặc dù nên làm nhưng không phải lúc nào ta cũng làm, vì giờ đây ta biết rằng lượng khí thải này sẽ góp phần vào tình trạng nóng lên toàn cầu và biến cuộc sống trên Trái đất thành địa ngục, thì thu nhập quốc gia sẽ có giá trị âm rất sâu.
Tầm quan trọng của việc lựa chọn chỉ báo thật rõ ràng: cùng một hoạt động kinh tế có thể dẫn đến GDP dương nhưng thu nhập quốc gia âm. Điều này làm thay đổi hoàn toàn cách đánh giá tập thể về các dự án đầu tư ở cấp quốc gia hoặc doanh nghiệp.
Mặc dù tốt hơn nên tập trung vào thu nhập quốc gia (sau khi tính đến việc tiêu thụ vốn tự nhiên và chi phí xã hội tương ứng) và chú trọng vào bất bình đẳng trong phân phối thu nhập, thay vì chỉ giới hạn ở GDP và các giá trị bình quân, nhưng điều đó vẫn không đủ.
Trên thực tế, bất kể giá trị tiền tệ nào gán cho chi phí xã hội do khí thải carbon hoặc các yếu tố ngoại tác khác (một thuật ngữ chung được các nhà kinh tế sử dụng để chỉ những tác động không mong muốn của các hoạt động kinh tế như khí hậu nóng lên, ô nhiễm không khí hoặc ùn tắc giao thông), kiểu hạch toán tiền tệ phiến diện vẫn không nắm bắt chính xác những thiệt hại hay giá trị đánh cược liên quan.
Trong một số trường hợp, cách tiếp cận này thậm chí còn giúp duy trì ảo tưởng rằng ta luôn có thể mang tiền ra để bù đắp mọi thiệt hại, miễn là ta tìm được “giá tương đối” phù hợp để bình ổn môi trường: đó là một ý tưởng sai lầm và nguy hiểm. Để thoát khỏi những ngõ cụt trí tuệ và chính trị kiểu này, điều đặc biệt cần thiết là phải chọn các chỉ số môi trường thực sự, chẳng hạn như các giới hạn nhiệt độ rõ ràng mà ta không được vượt quá, các chỉ số ràng buộc liên quan đến đa dạng sinh học và các mục tiêu được xây dựng theo lượng khí thải carbon.
Cũng như đối với thu nhập, ta phải quan tâm đến sự phân bổ khí thải carbon không đồng đều giữa các nước, nhìn từ góc độ những người chịu trách nhiệm về chúng và từ góc độ những người sẽ phải gánh chịu hậu quả.
Ví dụ, trong giai đoạn 2010-2018, chúng tôi nhận thấy rằng trong số 1% những người thải ra nhiều carbon nhất, có đến 60% cư trú ở Bắc Mỹ và tổng lượng khí thải của họ cao hơn tổng lượng khí thải của 50% những người ít xả khí thải nhất trên hành tinh. Thật trái khoáy, chính những người phát thải ít nhất đang sinh sống ở châu Phi cận Sahara và Nam Á lại là những người đầu tiên bị ảnh hưởng bởi sự nóng lên toàn cầu.
Trong tương lai, loại chỉ số này có thể đóng vai trò ngày càng quan trọng trong việc đánh giá mức độ các quốc gia tôn trọng các cam kết của họ và xác định các cơ chế đền bù, cũng như trong việc phát triển một hệ thống thẻ carbon cá nhân, chắc chắn sẽ là một phần của những công cụ thể chế không thể thiếu để đối phó với thách thức khí hậu. Nhìn chung, thật khó xem xét lại phương thức tổ chức hệ thống kinh tế ở cả cấp độ toàn cầu và quốc gia nếu chúng ta không có cơ sở khách quan để đánh giá bằng cách sử dụng loại chỉ số này.
*Ghi chú: Tỷ lệ khí thải của Bắc Mỹ (Hoa Kỳ và Canada) trong tổng khí thải carbon (trực tiếp và gián tiếp) bình quân là 21% trong giai đoạn 2010-2018; chiếm 36% số người xả thải nhiều hơn so với mức trung bình toàn cầu (6,2 tấn CO2 mỗi năm); chiếm 46% số người xả thải nhiều hơn 2,3 lần mức trung bình toàn cầu (10% những người xả thải nhiều nhất chịu trách nhiệm cho 45% tổng lượng khí thải, so với 13% lượng khí thải của 50% những người xả thải ít nhất); và chiếm 57% số người xả thải nhiều hơn 9,1 lần mức trung bình toàn cầu (1% những người xả thải nhiều nhất chịu trách nhiệm cho 14% lượng khí thải). Nguồn và chuỗi số liệu: piketty.pse.ens.fr/equality.