- Được ngồi trên giảng đường nghe giảng,ộtngàylàmsinhviêbóng đá đức hôm nay ăn trưa tại nhà ăn của sinh viên, hay trực tiếp tham gia buổi thực hành thí nghiệm là những trải nghiệm thực sự mới mẻ với nhiều học sinh THPT ở Hà Nội. Trần Thị Minh Phượng, học sinh lớp 12 Trường THPT Vân Nội (Hà Nội) là một trong những học sinh tới tham gia sự kiện "Một ngày là sinh viên Bách khoa" tổ chức ngày hôm chủ nhật, 26/3. Biết tới sự kiện thông qua mạng Internet, Phượng cùng một nhóm 6 bạn cùng trường đã tự đăng ký tham dự sự kiện mà theo Phượng là "mới mẻ" với một học sinh THPT như em. Mục đích của cô học sinh đến từ Đông Anh là muốn trải nghiệm xem một ngày ở trường của một SV thực thụ sẽ ra sao đồng thời tìm hiểu về ngành Thiết kế thời trang của Trường Bách khoa Hà Nội - ngành học em dự định thi đại học năm nay.
Phượng chỉ là một trong số 700 học sinh của 29 trường THPT từ khắp các quận huyện của TP. Hà Nội tham gia trải nghiệm. Đa phần các em là học sinh lớp 12, chuẩn bị thi đại học như Phượng, muốn tìm hiểu về các ngành nghề đào tạo của Trường ĐH Bách khoa Hà Nội. Cũng có những em mới chỉ học lớp 10 nhưng vẫn đăng ký tham gia chương trình với quan niệm "đi nhiều thì biết nhiều". Việc tạo các sự kiện để học sinh THPT trải nghiệm môi trường học tập của trường là một hình thức giới thiệu hiệu quả và phổ biến ở nhiều quốc gia. Ở Việt Nam, những sự kiện mang tính trải nghiệm như "Một ngày là SV Bách khoa" dường như còn khá mới mẻ. Một vài năm trở lại đây, một số trường ĐH tư thục như ĐH Thăng Long hay ĐH Tôn Đức Thắng đều tổ chức các hoạt động tương tự nhằm quảng bá về trường đồng thời thu hút các em học sinh. Với một trường công lập có tới 60 năm tuổi đời như ĐH Bách khoa thì đây là một hoạt động khá mới cho thấy sự thay đổi mang tính chủ động trong cách giới thiệu và thu hút học sinh - nhất là khi trường vừa chuyển sang cơ chế tự chủ tài chính. Khi các trường ĐH tại Việt Nam buộc phải canh tranh để thu hút SV đến với mình thì những sự kiện mang tính trải nghiệm như thế này chắc chắn sẽ trở nên phổ biến hơn. Tại giảng đường lớn của nhà B1 mới được xây dựng ĐH Bách khoa, gần 300 học sinh THPT ngồi trên những chiếc bàn hình cánh cung của các anh chị SV, nghe chính thầy hiệu trưởng giới thiệu về các xu hướng nghề nghiệp trong tương lai, các ngành nghề đào tạo của trường cũng như giải đáp thắc mắc của các em. Bài giảng kéo dài gần 1 giờ đồng hồ song các em lắng nghe rất chăm chú.Những chiếc mũ màu đỏ có thêu 2 chữ BK theo phong cách đặc trưng của những chiếc mũ New York mà các em nhận được khi đăng ký tham gia được đặt thành hàng trên mặt bàn. Những chiếc điện thoại gần như không được lấy ra khỏi túi.
Có bạn đặt câu hỏi: Liệu xu hướng nghề nghiệp có còn như những gì thầy hiệu trưởng nói sau 5-6 năm nữa, khi chúng em ra trường? Có nữ sinh lại đặt vấn đề, làm thế nào khắc phục tình trạng, SV vào học một hai năm thì chán nản vì thấy khó quá và đề nghị thầy hiệu trưởng giải thích vì sao thầy lại quyết định thi vào trường, vì sao lại yêu trường như vậy và làm sao để thầy vượt qua những khó khăn? Câu hỏi nhận được sự tán thưởng của cả giảng đường, một cách tự nhiên. Vị hiệu trưởng ôn tồn trả lời tất cả các câu hỏi và chia sẻ rằng, ông cũng từng hụt suất đi nước ngoài khi đỗ đầu vào trường Bách khoa và điểm thi cao hơn tiêu chuẩn đi nước ngoài tới hơn 6 điểm. Lúc đó, ông đã rất chán nản, nhưng rồi ông đã lấy lại tinh thần để tiếp tục nỗ lực học tập. Sang tới năm thứ 2, ông lên đường ra nước ngoài học tập. "Nếu vì gặp phải một chút khó khăn mà chán nản, buông xuôi, thành công sẽ không bao giờ đến với các em" - vị hiệu trưởng chia sẻ sau khi kể lại chính trải nghiệm của mình.
Sau bài giảng của thầy hiệu trưởng, các bạn học sinh được tham dự buổi trao đổi, tư vấn về nghề nghiệp chia theo từng lĩnh vực mà các em đã đăng ký từ trước. Các giảng viên tại các khoa viện sẽ giới thiệu cụ thể nội dung chương trình học cũng như giải đáp những thắc mắc của các em về ngành nghề các em quan tâm như: Học ngành này ra trường có thể làm được công việc gì? Làm ở đâu và mức lương là bao nhiêu? Đa phần các học sinh quan tâm tới ngành điện tử viễn thông, công nghệ thông tin. Phòng tư vấn ngành thiết kế thời trang mà Trần Thị Minh Phượng quan tâm nằm ở trên tầng 4 của tòa nhà D35, cùng với nhóm ngành Dệt may, Sư phạm kỹ thuật và Vật lý. Không có nhiều học sinh tìm tới đây. Tính cả Phượng, chỉ có 2 học sinh khác đến để được tư vấn. Nhưng cũng vì ít học sinh, thay vì đứng trên bục giảng như ở các phòng khác, các thầy cô giáo đã tiến xuống dãy bàn học ngồi trò chuyện cùng các em.
Trong suốt hơn 1 tiếng, Phượng cùng các bạn của mình đã được các thầy cô chia sẻ kỹ càng về ngành nghề mình đang quan tâm theo cách tâm sự hơn là tư vấn hỏi đáp. TS Trần Thị Minh Kiều, Phó Viện trưởng phụ trách đào tạo ĐH của Viện Dệt may - Da giầy và Thời trang của trường, cho biết, cô không buồn vì ít học sinh tới tìm hiểu ngành nghề Dệt may và thời trang đồng thời tin tưởng rằng, những em học sinh đã cất công lên tới đây để tìm hiểu, chắc chắn là những em học sinh có đam mê thực sự. Và cô rất mong gặp lại các em ở trường Bách khoa sau kỳ tuyển sinh đại học sắp tới. Lê Văn |