Lần đầu Báo cáo EGDI lấy chủ đề là Chính phủ số
Liên hợp quốc vừa công bố Báo cáo khảo sát Chính phủ điện tử (E-Government Development Index – EGDI) năm 2020. Báo cáo có chủ đề “Digital Government in the Decade of Action for Sustainable Development” (Chính phủ số trong thập kỷ hành động vì sự phát triển bền vững),ệtNamtăngtiếpbậcvềchỉsốpháttriểnChínhphủđiệntửdự đoán bong da wap thể hiện xu thế mới của năm nay là Chính phủ số.
Đại diện Cục Tin học hóa, Bộ TT&TT nhận định, với vị trí xếp hạng hiện nay, để đạt mục tiêu “Việt Nam thuộc nhóm 70 nước dẫn đầu về Chính phủ điện tử - EGDI”, các bộ, ngành, địa phương chắc chắn phải nỗ lực vượt bậc trong thời gian tới. (Ảnh minh họa). |
Báo cáo của Liên hợp quốc đã phân tích những đặc điểm phát triển hướng tới Chính phủ số như: Dữ liệu là trung tâm; Quyết định dựa trên dữ liệu; Mở dữ liệu; Dữ liệu là nguồn lực chủ chốt, tài sản chiến lược.
Đặc biệt, báo cáo cho thấy vai trò quan trọng của Chính phủ số khi đại dịch Covid-19 xảy ra, ngay trong những hoàn cảnh khó khăn vẫn cung cấp các dịch vụ trực tuyến, duy trì sự lãnh đạo của Chính phủ, tạo sự gắn kết xã hội, tăng cường hợp tác quốc tế; vai trò Chính phủ số sẽ được tiếp tục sau dịch bệnh. Con đường phía trước là “trạng thái bình thường số mới” đáp ứng với các thách thức toàn cầu và theo đuổi sự phát triển bền vững.
Việt Nam liên tục tăng thứ hạng trong 4 kỳ báo cáo
Trong bảng xếp hạng chỉ số phát triển Chính phủ điện tử năm 2020, Việt Nam có vị trí thứ 86 trong 193 quốc gia thành viên Liên hợp quốc, tăng 2 bậc so với năm 2018. Việt Nam đã duy trì được việc tăng hạng liên tục trong giai đoạn 2014 - 2020 từ vị trí 99 lên vị trí 86.
Cụ thể, về giá trị, chỉ số EGDI của Việt Nam năm 2020 đạt 0,6667 điểm, được xếp vào nhóm các nước phát triển Chính phủ điện tử có EGDI ở mức cao và cao hơn so với Chỉ số EGDI trung bình của thế giới (0,5988), của khu vực Châu Á (0,6373) cũng như khu vực Đông Nam Á (0,6321).
Trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam giữ nguyên vị trí như năm 2018, xếp thứ 6 trong 11 nước. Năm nước có vị trí cao hơn Việt Nam vẫn là Singapore, Malaysia, Thái Lan, Bruinei và Philippines. Việt Nam dù xếp hạng trên Indonesia nhưng khoảng cách đã bị thu hẹp đáng kể.
Đáng chú ý là sự tăng hạng mạnh của một số nước như: Campuchia tăng 21 bậc, từ vị trí 145 lên 124; Indonesia tăng 19 bậc, từ 107 lên 88; Thái Lan tăng 16 bậc, từ 73 lên 57; Myanmar tăng 11 bậc, từ 157 lên 146.
Tuy nhiên, trong số 5 quốc gia xếp vị trí cao hơn Việt Nam thì có 3 quốc gia bị giảm thứ hạng: Singapore giảm 4 bậc; Brunei giảm 1 bậc và Philippines giảm 2 bậc.
Thứ hạng của các nước khu vực Đông Nam Á trong báo cáo khảo sát Chính phủ điện tử của Liên hợp quốc. |
Về các chỉ số thành phần, cũng như các năm trước, Chỉ số EGDI được tổng hợp từ 3 chỉ số thành phần: Chỉ số Hạ tầng viễn thông (TII); Chỉ số Nguồn nhân lực (HCI); Chỉ số Dịch vụ trực tuyến (OSI).
Theo báo cáo, vị trí xếp hạng về các chỉ số thành phần của Việt Nam năm 2020 có sự thay đổi tương đối lớn. Chỉ số Hạ tầng viễn thông tăng mạnh, xếp thứ 69, tăng 31 bậc so với năm 2018; Chỉ số Nguồn nhân lực xếp thứ 117, tăng 3 bậc so với năm 2018; Chỉ số Dịch vụ trực tuyến xếp thứ 81, bị giảm 22 bậc so với năm 2018, xếp thứ 59).
Mặc dù Chỉ số Dịch vụ công trực tuyến của Việt Nam năm 2020 giảm mạnh, nhưng theo Báo cáo xếp hạng của Liên hợp quốc, việc khảo sát các dịch vụ trực tuyến để đánh giá Chỉ số thành phần này đã diễn ra khá lâu, từ tháng 6/2019 đến tháng 9/2019.
Trong thời gian qua, với sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, sự vào cuộc, nỗ lực của cơ quan nhà nước các cấp, theo thống kê của Bộ TT&TT, số lượng dịch vụ công trực tuyến mức độ cao (mức độ 3, 4) được các bộ, ngành, địa phương cung cấp tăng mạnh.
Cùng với đó, tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ năm trước. Đặc biệt, Bộ Y tế và Bộ TT&TT đã hoàn thành việc cung cấp 100% dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 và nếu nhân rộng mô hình thành công này, thời gian tới sẽ có nhiều bộ, ngành, địa phương đạt được chỉ tiêu tương tự.
Bên cạnh chỉ số chính là EGDI, năm 2020, Liên hợp quốc còn đánh giá thêm một số chỉ số phụ liên quan đến sự phát triển Chính phủ điện tử như: Chỉ số Tham gia điện tử (EPI) - Đánh giá sự tương tác điện tử giữa chính phủ và người dân, với mục đích khuyến khích các chính phủ cung cấp cho người dân các công cụ trực tuyến để tham gia vào quá trình ra quyết định; Chỉ số Dịch vụ trực tuyến địa phương (LOSI) - Đánh giá sự phát triển dịch vụ trực tuyến của một số thành phố được chọn lựa trên thế giới; Chỉ số Dữ liệu chính phủ mở (OGDI).
Theo đánh giá của Liên hợp quốc, chỉ số EPI của Việt Nam năm 2020 có vị trí xếp hạng là 70/193 quốc gia thành viên Liên Hợp Quốc, tăng 2 bậc so với năm 2018.
Về chỉ số LOSI, năm 2020, có 100 thành phố được chọn lựa khảo sát, đánh giá (năm 2018 là 40 thành phố). Các thành phố khảo sát được lựa chọn dựa trên vị trí địa lý và phân bố dân cư, trong đó có 29 thành phố ở châu Á, 32 thành phố ở châu Phi, 21 thành phố ở châu Âu, 16 thành phố ở châu Mỹ và 2 thành phố ở châu Đại Dương. Tuy nhiên, 14 thành phố không có cổng thông tin điện tử riêng để đánh giá, nên năm 2020 chỉ đánh giá 86 thành phố. Việt Nam có TP.HCM được lựa chọn khảo sát, đánh giá, xếp hạng 42/86 thành phố được đánh giá và được xếp ở mức chỉ số LOSI trung bình.
Trong năm đầu tiên Liên hợp quốc đánh giá chỉ số OGDI, Việt Nam được xếp vào nhóm có chỉ số OGDI trung bình của thế giới, xếp hạng 97/193 quốc gia thành viên Liên hợp quốc.
Đại diện Cục Tin học hóa nhận định, thông tin từ báo cáo EGDI của Liên hợp quốc rất hữu ích, giúp cho mỗi quốc gia biết vị trí của mình trong bức tranh Chính phủ điện tử thế giới, đồng thời nắm bắt kịp thời các xu thế để có chiến lược đúng đắn phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số trong tương lai.
“Với vị trí xếp hạng hiện nay, để đạt mục tiêu “Việt Nam thuộc nhóm 70 nước dẫn đầu về Chính phủ điện tử - EGDI” được nêu trong Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, các bộ, ngành, địa phương chắc chắn phải nỗ lực vượt bậc trong triển khai các nhiệm vụ, giải pháp thuộc Chương trình nhằm phát triển đồng bộ Chính phủ số, Kinh tế số và Xã hội số trong giai đoạn mới”, đại diện Cục Tin học hóa nhấn mạnh.
Vân Anh
Theo Cục Tin học hóa (Bộ TT&TT), Nghị định về quản lý, kết nối, chia sẻ dữ liệu số của cơ quan nhà nước đã nhấn mạnh vào “dữ liệu số”, thể hiện tinh thần dữ liệu số sẽ là nền tảng để phát triển hướng tới Chính phủ số.
顶: 9291踩: 84656
评论专区