Ông Kim Jong Un lên nắm quyền ở Triều Tiên cuối năm 2011 sau khi cha ông qua đời. Khi đó,ữngnướccờngoạnmụcthayđổiTriềuTiêncủkq bd dem nay ông còn rất trẻ, đang ở độ tuổi 20 và có rất ít kinh nghiệm lãnh đạo.
Trực thăng quân sự Thổ Nhĩ Kỳ rơi xuống khu dân cư
Chiến cơ Nga quần thảo trên cầu Crưm, quân đội Ukraina 'sẵn sàng chiến đấu'
Mỹ bỏ lệnh trục xuất người nhập cư gốc Việt
Theo hãng tin CNA, do có rất ít thông tin công khai về đời tư của Kim Jong Un, giới quan sát chú ý đến những năm tháng ông học ở Thụy Sĩ, nổi bật là niềm đam mê yêu thích bóng rổ. Những chi tiết đó khiến nhiều người nhận định Triều Tiên được đặt vào tay một người cải cách, rằng Kim Jong Un sẽ mở cửa nền kinh tế và sẽ đưa đất nước thoát khỏi tình trạng bị cô lập.
Những con tem in hình các lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Il và Kim Jong Un tại một cuộc triển lãm ở bảo tàng UMAM, Moscow, Nga. (Ảnh: Reuters) |
Tuy nhiên, sau khi ngồi vào cương vị lãnh đạo tối cao, việc trước tiên là Kim Jong Un dành thời gian sắp xếp lại bộ máy lãnh đạo, với một số nhân sự bị gạt ra khỏi đội ngũ cấp cao trong chính phủ. Ông cũng tăng cường an ninh dọc biên giới với Trung Quốc để ngăn chặn các vụ đào tẩu.
Tiếp đó, Kim Jong Un bắt đầu tính đến vị thế của Triều Tiên trên trường quốc tế. Là một nước nghèo và nhỏ, Triều Tiên cần làm gì đó để củng cố sức mạnh khiến các cường quốc mạnh hơn không thể coi thường. Từ năm 2016, Bình Nhưỡng tăng cường các vụ thử tên lửa và hạt nhân, thực hiện nhiều vụ thử nghiệm vũ khí hơn bất kỳ thời điểm nào trong lịch sử nước này.
Ít nhất 3 vụ thử hạt nhân được tiến hành trong 2 năm 2016 và 2017. Tốc độ phát triển vũ khí ở mức chưa từng có như vậy đã khiến cả thế giới chú ý. Nhiều người thậm chí nghĩ rằng, có thể Kim Jong Un đang trù tính một vụ tấn công nhằm vào Hàn Quốc hoặc Mỹ.
Tuy nhiên, khi lo ngại về một cuộc chiến tranh gia tăng đến đỉnh điểm thì Kim Jong Un bất ngờ thay đổi. Sau khi đồng ý sẽ tham gia Thế vận hội Mùa đông ở Hàn Quốc hồi tháng 2, ông tỏ thiện chí với Seoul và Washington, có cuộc gặp lịch sử với Tổng thống Mỹ Donald Trump và một hội nghị thượng đỉnh liên Triều (đầu tiên kể từ năm 2007).
Đến nay, nhà lãnh đạo trẻ của Triều Tiên đã 4 lần gặp Tổng thống Hàn Quốc Ban Ki Moon, và dự kiến có một hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều nữa vào đầu năm 2019.
Lãnh đạo Hàn - Triều bắt tay nhau trước khi bước qua ranh giới ngăn cách hai bên. (Ảnh: CNA) |
Thông qua một chuỗi hoạt động ngoại giao, Kim Jong Un đã bước ra thế giới như một nhà lãnh đạo đầy tự tin. Ông nhanh chóng xây dựng quan hệ hữu hảo với Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In, và hai người đã khiến nhiều dân chúng hai miền xúc động khi họ bắt tay rồi cùng bước qua lằn ranh phân chia hai nước, phát đi thông điệp rằng thông qua hợp tác, họ có thể tìm ra cách để kết thúc sự ngăn cách liên Triều.
Kim Jong Un còn có một số tương tác thiện chí với Tổng thống Mỹ Donald Trump, và hai người thậm chí nói đến một mối quan hệ tôn trọng lẫn nhau.
Trong một loạt cuộc gặp quan trọng, Kim Jong Un đã tỏ ý sẵn sàng từ bỏ kho hạt nhân. Ông ra yêu sách Washington cần có "các biện pháp tương ứng" để đổi lấy việc Bình Nhưỡng giải trừ hạt nhân, và nêu ra các điều kiện cho phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên.
Chủ tịch Kim Jong Un thanh sát công trường xây dựng Vùng Du lịch bờ biển Wonsan-Kalma hồi tháng 5/2018. (Ảnh: KCNA/Reuters) |
Thời gian gần dây, Kim Jong Un bắt tay vào một chiến dịch xây dựng hình ảnh ở tầm quốc tế. Báo chí Triều Tiên dành chỗ cho một câu chuyện quan trọng: Xây dựng khu du lịch ở Wonsan – thành phố bờ biển phía đông Triều Tiên. Kim Jong Un đã tới công trường này nhiều lần và trong lần mới nhất, ông công kích các đòn trừng phạt của thế giới, cho rằng chúng đã kìm hãm sự phát triển của Wonsan nói riêng và kinh tế Triều Tiên nói chung.
Theo hãng thông tấn CNA, các bước đi quyết đoán của Kim Jong Un đã mang lại cho ông và Triều Tiên sự ổn định. Nhưng so với thời ông Kim Jong Il, đất nước Triều Tiên vẫn còn nghèo, nên để trụ vững, Kim Jong Un sẽ phải nâng cao mức sống cho người dân.
Để làm được điều đó, Kim Jong Un sẽ phải thuyết phục được thế giới, rằng ông chân thành hướng tới phi hạt nhân hóa, nhưng vẫn chừa chỗ trống cho mình để dễ dàng giũ bỏ cam kết trong trường hợp không đạt được nhượng bộ. Và Kim Jong Un giờ đây đang đối mặt với thách thức phải tìm ra con đường cải thiện nền kinh tế, bất kể cấm vận có được nới lỏng hay không.
Thanh Hảo
Tổ chức giám sát nguyên tử Liên Hợp Quốc cho rằng rất ít bước tiến đạt được hướng tới phi hạt nhân hóa hoàn toàn trên bán đảo Triều Tiên kể từ hội nghị thượng đỉnh Trump-Kim hồi tháng 6.
(责任编辑:Cúp C1)