Làm gì khi bị ho dai dẳng hậu Covid_keo bong 88

Đây có phải là cơn ho hậu Covid-19 hay do các tác nhân khác?àmgìkhibịhodaidẳnghậkeo bong 88 Tôi phải làm gì để giảm ho và ngăn phổi bị tổn thương nặng hơn? (Dương Liên, Bình Thuận)

Trả lời:

Nhiều người mắc Covid-19 xuất hiện tình trạng ho kéo dài sau khi đã âm tính với SARS-CoV-2. Đây là hội chứng hậu Covid-19, có thể kéo dài từ 3-6 tháng, thậm chí 9 tháng, hoặc lâu hơn. Tình trạng người bệnh ho khan sau nhiễm Covid-19 là do nhiều khả năng virus vẫn còn trong cơ thể và chưa hết hẳn. Ngoài ra, một số người có triệu chứng ho còn do nhiều nguyên nhân khác như nhiễm virus, vi khuẩn đường hô hấp khác (chẳng hạn như virus cúm, phế cầu khuẩn, vi khuẩn Hib, Adenovirus...), dị ứng, khói thuốc, hoặc hóa chất.

Các tác nhân virus, vi khuẩn trên xâm nhập và gây kích ứng đường hô hấp, dẫn đến ho khan. Cơ chế ho là phản ứng của cơ thể giúp tống xuất mầm bệnh ra khỏi đường hô hấp. Bên cạnh đó, người bệnh Covid-19 nặng thường có tình trạng viêm phế quản, viêm phổi, xơ phổi nặng nên sau khi khỏi bệnh, phổi chưa thể hoạt động bình thường ngay, dễ bị kích thích, thiếu độ giãn nở hơn.

Nếu tình trạng ho quá nhiều hoặc kéo dài gây mệt mỏi, khó ngủ, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, người bệnh cần can thiệp điều trị để ngăn cơn ho.

Khách hàng tiêm vaccine phế cầu khuẩn tại VNVC. Ảnh: Mộc Thảo