您的当前位置:首页 >World Cup >Luật hóa tăng lương giáo viên, miễn học phí THCS: 'Cần có lộ trình'_nhận định bóng đá ngoại hạng anh hôm nay 正文
时间:2025-01-25 12:57:37 来源:网络整理编辑:World Cup
Tin thể thao 24H Luật hóa tăng lương giáo viên, miễn học phí THCS: 'Cần có lộ trình'_nhận định bóng đá ngoại hạng anh hôm nay
- Ban soạn thảo Dự án Luật Giáo dục sửa đổi cho biết sẽ tiếp tục thực hiện chính sách ưu tiên về lương nhà giáo và miễn học phí THCS vì đây là chính sách nhân văn,ậthóatănglươnggiáoviênmiễnhọcphíTHCSCầncólộtrìnhận định bóng đá ngoại hạng anh hôm nay thể hiện sự quan tâm tới giáo dục.
Chia sẻ với VietNamNet, ông Phạm Tất Thắng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội cho rằng, đề xuất tăng lương giáo viên và miễn học phí THCS cần được đưa vào Luật Giáo dục nhưng cần có lộ trình.
“Lương nhà giáo và miễn học phí bậc THCS khi đưa vào dự thảo ban đầu là 2 nội dung rất nhân văn, thể hiện sự quan tâm tới giáo dục, đặc biệt với giáo viên và học sinh. Chúng ta chia sẻ với Chính phủ vì căn cứ vào nguồn lực hiện có thì mới hoạch định được chính sách, đặc biệt khi 2 chính sách được thực hiện thì đòi hỏi nguồn lực lớn và cần phải cân nhắc. Nhưng là cơ quan hành pháp, Chính phủ phải lo về nguồn lực quốc gia nên phải cân đối, quyết định dựa trên nguồn lực thực tế với mong muốn của ngành và của xã hội"- ông Thắng nhấn mạnh.
Ông Phạm Tất Thắng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội |
Ông Thắng cho rằng, việc không đưa 2 nội dung này vào dự thảo Luật là điều đáng tiếc. Đặc biệt trong bối cảnh đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT, cần đặt vấn đề nâng cao chất lượng đội ngũ, nâng chuẩn giáo viên, nâng chuẩn đầu vào đối với sinh viên sư phạm, thu hút người giỏi vào ngành Nếu không có những chính sách đồng bộ như chế độ đãi ngộ về thu nhập, về cơ hội việc làm thì những yêu cầu đặt ra sẽ chỉ dừng ở mong muốn.
Việc miễn học phí THCS, ông Thắng cho rằng, nếu thực hiện được sẽ rất tốt, đặc biệt với người dân có con học ở những vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, những gia đình hộ nghèo.
“Về mặt nguyên tắc, phổ cập bắt buộc tức là trách nhiệm của nhà nước và không thu học phí ở các đơn vị giáo dục công lập. Đây là chủ trương đã có trong nghị quyết của Đảng, có nội dung đã ban hành hàng chục năm. Và cũng phải hàng chục năm nữa mới có cơ hội sửa Luật Giáo dục, nên cần xem xét đưa chủ trương của Đảng vào trong luật”- ông Thắng nêu quan điểm.
Theo ông Thắng việc tăng cường tự chủ cho các cơ sở giáo dục là cần thiết nhưng để tăng được quyền tự chủ cho các cơ sở giáo dục thì có những quy định pháp luật khác cũng cần phải được sửa đổi, ví dụ như Luật công chức, Luật viên chức,…
“Hiện nay ở cấp học càng cao thì tính tự chủ càng cao. Cấp học càng thấp thì tính tự chủ hạn chế hơn và vai trò của cơ quan quản lý càng chặt chẽ. Các trường có quyền tự chủ cao thì họ cũng đã được tự chủ trong việc xác định thu nhập cho cán bộ, giảng viên. Tức là ngoài hệ thống thang bậc lương của nhà nước thì có thu nhập tăng thêm, do quyền quyết định của cơ sở giáo dục. Còn các bậc học thấp, chủ yếu theo thang bảng lương của nhà nước và gắn chặt với các quy định. Về nhân sự, biên chế thì liên quan đến chuyện quyền tuyển dụng và xác định thu nhập. Nhưng hiện hai cái này hiện đều được quy định những nguyên tắc chung trong luật viên chức và luật công chức”.
Đồng tình với quan điểm này ông Trịnh Ngọc Thạch, thành viên Ban soạn thảo Dự án Luật Giáo dục sửa đổi – cho biết sẽ tiếp tục thực hiện chính sách ưu tiên về lương nhà giáo.
Theo ông Thạch, trong quá trình xây dựng dự thảo Luật, Ban soạn thảo của Chính phủ đã thống nhất đưa 2 nội dung về lương nhà giáo và miễn học phí cho học sinh THCS vào dự thảo Luật. Tuy nhiên, trong phiên họp Chính phủ gần đây để thông qua dự án Luật để trình sang Quốc hội, một số Bộ còn băn khoăn về chính sách này, trong đó có Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính.
Nếu thực hiện phổ cập THCS thì học sinh không phải đóng học phí |
Lý do cơ bản là Bộ Nội vụ đang được Chính phủ giao thực hiện Đề án cải cách tiền lương, nên vấn đề lương của tất cả các đối tượng sẽ được đưa vào Đề án chung của Chính phủ, trong đó có lương nhà giáo và không thể hiện chính sách lương trong luật để đảm bảo tính thống nhất về chế độ lương cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức nói chung.
Vấn đề học sinh THCS trong diện phổ cập không phải đóng học phí, Ban soạn thảo nhất trí đưa vào dự thảo Luật với lý do đây là diện phổ cập bắt buộc theo Hiến pháp quy định thì nhà nước phải có chính sách ưu tiên để huy động tối đa học sinh tới trường, một trong những chính sách ưu tiên đó là học sinh THCS không phải đóng học phí. Ở các quốc gia khác, khi đã trong diện phổ cập thì nhà nước không thu học phí.
Tuy nhiên, khi Chính phủ thảo luận vấn đề này, cũng có một số bộ băn khoăn về tính khả thi, ở chỗ nguồn kinh phí chi cho giáo dục còn hạn hẹp, chưa đủ khả năng đáp ứng việc học sinh THCS không phải đóng học phí. Nhiều ý kiến muốn phải phân tích học phí của học sinh THCS, phần nào học sinh đóng, phần nào nhà nước hỗ trợ (gọi chung là chi phí dịch vụ giáo dục đào tạo); có thể miễn phần học phí do học sinh đóng góp; phần còn lại nhà nước vẫn phải lo. Cũng có ý kiến cho rằng có thể không miễn học phí một cách đồng loạt mà phân tích ra các đối tượng học sinh khác nhau để miễn học phí.
Do còn nhiều ý kiến khác nhau nên Chính phủ thống nhất chưa đưa vào Luật để nghiên cứu và có lộ trình thích hợp, căn cứ vào những điều kiện tài chính thực tế để thực hiện. Vì đây là chủ trương lớn của Đảng cũng như chính sách pháp luật của nhà nước đã được ghi rõ trong Hiến pháp.
Ông Thạch cho rằng việc không đưa hai vấn đề này vào Luật thì khó khả thi thực hiện là có cơ sở. Vì luật là văn bản chính sách có hiệu lực pháp lý cao nhất buộc phải thực hiện. Tuy nhiên, nếu Đảng và Chính phủ thực sự quan tâm chăm lo cho giáo dục thì các văn bản dưới luật như Nghị định, Nghị quyết của Chính phủ cũng có thể thực hiện được những chính sách lớn, được coi như là các chính sách mở đường, thí điểm để sau này luật hóa khi đủ các điều kiện. Nên vẫn có thể thực hiện được chính sách này.
Nhưng nếu nghiên cứu để đưa vào Luật Giáo dục chính sách ưu tiên về lương của nhà giáo tại thời điểm này vẫn có thể thực hiện được. Vì có thể thu xếp được ở trong khoản ngân sách 20% chi cho giáo dục mà không cần lấy sang ngân sách của lĩnh vực khác.
Thanh Hùng - Tuệ Minh
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Mai Hoa cho rằng Bộ GD-ĐT cần kiên trì với đề xuất tăng lương giáo viên, miễn học phí THCS.
Em thông cảm, cuối tuần anh phải về với vợ2025-01-25 13:23
Choáng ngợp trước ‘kỳ quan đô thị’ tại Vinhomes Ocean Park 32025-01-25 13:03
Welltone Luxury Residence2025-01-25 12:53
Các nhà khoa học phát triển mồi nhử Covid2025-01-25 12:36
Party chief presents Hồ Chí Minh Order to former Politburo member2025-01-25 12:11
KMS hợp tác với Infor, cung cấp giải pháp chuyển đổi số trong quản lý kho vận và quản lý tài chính.2025-01-25 11:53
Điều gì xảy ra khi Covid2025-01-25 11:52
Chị H Tô Li Niê bị bỏng xăng cảm ơn bạn đọc2025-01-25 11:31
Cháu ngoại PGS Văn Như Cương được chồng bế lên xe hoa trong đám hỏi2025-01-25 11:12
Khám phá trụ sở Samsung – nơi làm việc trong mơ của dân văn phòng2025-01-25 11:10
Hồ Ngọc Hà rạng rỡ với váy phom dáng rộng2025-01-25 13:40
Chân tay trầy trụa, biến dạng vì không chịu nổi cơn ngứa ngáy viêm da cơ địa2025-01-25 13:13
SK Telecom đặt mục tiêu 62025-01-25 12:45
Những yếu tố nào sẽ thúc đẩy phát triển 5G trong tương lai2025-01-25 12:41
Em gái khoe anh trai ngồi cắm hoa, nấu nướng gây 'sốt' mạng2025-01-25 12:41
Choáng ngợp ‘thiên đường nước hoa’ ở namperfume2025-01-25 12:26
Bỏ nửa tỷ thuê nhà 4 năm lại bị lừa từ chính người thuê nhà2025-01-25 11:53
Cơn đau tim có 5 triệu chứng đầu tiên phổ biến nhất2025-01-25 11:12
Tân Hoàng Minh với ‘trò phù thủy’ huy động hơn 13.000 tỷ đồng2025-01-25 11:04
Cho trẻ mầm non đi học là cần thiết, có thể thực hiện sớm hơn2025-01-25 11:03