Cô dâu Hà thành xưa chinh phục mẹ chồng xứ Nghệ bằng mâm cỗ Tết_tin le keo

Sinh ra trong một gia đình gia giáo,ôdâuHàthànhxưachinhphụcmẹchồngxứNghệbằngmâmcỗTếtin le keo cụ bà Nguyễn Thuý An không chỉ tinh thông chữ nghĩa mà còn nổi tiếng nhờ tài nữ công gia chánh.

Là con gái Hà Nội, cưới ông Nguyễn Xiển - con trai xứ Nghệ, bà nhiều lần vượt qua thử thách của mẹ chồng một cách xuất sắc.

{keywords}
Bà Nguyễn Thuý An đi chùa Hương năm 15 tuổi. Ảnh: Gia đình cung cấp.

Mẹ chồng bà xuất thân là nông dân Nam Đàn, quen làm lụng suốt ngày, áo vải quần nâu tự dệt, quanh năm ăn gạo đỏ, khoai sắn và uống nước chè xanh tự trồng.

Nhà báo Nguyễn Lưu kể lại, khi kén vợ, ông Nguyễn Xiển được bạn bè giới thiệu nhiều đám con quan, nhà giàu nhưng ông ngại sánh vai với các tiểu thư cấm cung, sợ không thể làm dâu mẹ. Ông cũng không dám giao du với các cô gái tân thời môi son má phấn, con nhà giàu nhưng không có học thức, không biết làm lụng.

Khi ông hỏi cưới được cô gái Hà thành có tiếng là công dung ngôn hạnh vẹn toàn, mẹ ông vô cùng phấn khởi.

Cô con dâu về quê được bà con hàng xóm khen thanh lịch, da trắng, tóc dài, răng đen. Bà mẹ chồng cũng khen con trai chọn được người nết na, nhưng liệu có giúp bà lo gia đạo được không thì bà phải thử thách. Và cuộc thử thách này đã khiến cả họ mến mộ cô gái Hà Nội.

Bà mua vải và giao cho con dâu nhiệm vụ đầu tiên là may một bộ áo mới cho bà. Cô dâu mới tự tay đo cắt và may lấy - một việc mà xưa phải thuê thợ may là đàn ông.

Nhiệm vụ thứ hai là gói bánh chưng Tết, xưa nay cũng là việc được giao cho đàn ông. Bà mẹ chồng mời một lão nông trong họ đến làm cùng cô dâu. Thấy nàng dâu trổ tài, lão nông cũng phải trầm trồ.

Ngày mồng 1 Tết, cô dâu các chi thứ mang mâm cỗ đến bày bàn thờ có đủ 4 bát giò, chả, mọc và nem. Còn mâm cỗ của cô con dâu Hà Nội có cả dưa món, các loại củ cải, đu đủ xếp hình hoa lá khiến ai cũng vừa thưởng thức vừa tấm tắc khen. Các bà mẹ thì rất thích ăn trầu têm cánh phượng, cau bóc vỏ trổ hoa theo phong cách Hà thành.

Việc trang hoàng nhà thờ họ được một ông chú phụ trách hằng năm. Năm đó, ông thử cô dâu xem có biết cách bày biện câu đối, hoành phi… hay không nhưng không ngờ rằng cô dâu cũng hiểu được ý nghĩa của những lời chúc tụng trên đó để bố trí theo đúng vị trí.

{keywords}
Cụ bà Nguyễn Thuý An - phu nhân GS. Nguyễn Xiển nổi tiếng với tài nữ công gia chánh. Ảnh: Gia đình cung cấp.

‘Riêng thú chơi hoa thuỷ tiên vào ngày Tết thì tiếng tăm mẹ tôi được nhiều người biết đến’, ông Nguyễn Lưu tự hào nhớ lại.

Hồi đó, chơi hoa thuỷ tiên ngày Tết là sang nhất Hà thành. Người có tiền thì tỉa hoa, người ít tiền sẽ đi ngắm hoa.

Hà Nội những năm 40 của thế kỷ 20 không mấy người sành thú chơi ấy. Giá một ‘lắp’ củ thuỷ tiên gồm 25 củ khoảng 4 đồng.

Ông Lưu còn nhớ lời mẹ dạy: Củ thuỷ tiên đẹp là phải có nhiều tay. Qua rất nhiều công đoạn, mất khoảng gần 1 tháng, các cành hoa nhỏ trắng muốt mới nhô lên và xoè ra trong khi bộ rễ màu trắng toả hết xuống dưới, trông uốn lượn như nàng tiên cá.

‘Năm 1960, nghệ sĩ nhiếp ảnh Võ An Ninh tìm tới nhà tôi, chụp bức ảnh mẹ tôi ngồi cạnh bình thuỷ tiên do đích thân bà hãm để nở đúng vào rạng sáng ngày mồng 1 Tết’.

‘Nói về loài hoa ấy, mẹ tôi dùng từ ‘thánh thiện’ và nếu nhìn hình ảnh mẹ ngồi bên bình thuỷ tiên của nghệ sĩ Võ An Ninh ngày nào, nhận xét kia lại càng đúng’.

Ông Lưu bảo, bây giờ người ta đặt hoa thuỷ tiên vào bát sứ, trên mặt là những nhành hoa mà không hiểu rằng thuỷ tiên nghĩa là tiên dưới nước và chơi hoa này chính là để thưởng thức bộ rễ dài của hoa. Vì thế, bình thuỷ tiên đúng kiểu phải bằng thuỷ tinh và cao khoảng 50-60cm, để lộ bộ rễ trắng muốt bên trong bình.

{keywords}
GS. Nguyễn Xiển và bà Nguyễn Thuý An chụp cùng các con. Ảnh: Gia đình cung cấp.

Một dịp Tết, cuộc thi hoa được tổ chức bên bờ Hồ Gươm, thu hút rất đông người xem, nhất là đám công chức, giới trung lưu và nhiều du khách ngoại quốc. Tất cả đã phải thốt lên ‘hoa thế mới là hoa’ khi chiêm ngưỡng bình thuỷ tiên của cụ bà Thuý An.

Không chỉ có tài hãm hoa thuỷ tiên, cụ An còn có tài làm mứt và từng đạt giải nhiều cuộc thi làm mứt có quy mô lớn.

Ông Lưu nhớ lại, trong cuộc thi làm mứt vào mùa xuân năm 1960, cụ Thuý An giành tới 4/7 giải nhất.

Sau những ngày ấy, trong một lần trò chuyện vui vẻ, cố Tổng Bí thư Lê Duẩn đã khen bà với ông Nguyễn Xiển rằng ‘chị Xiển là người nấu ăn giỏi nhất Việt Nam’.

Ngày đó, cụ bà cũng tham gia dạy nữ công gia chánh cho các nữ sinh trường Trưng Vương và tập huấn nhiều lần cho đầu bếp của các đại sứ quán Việt Nam ở nước ngoài, huấn luyện cho đầu bếp của đại sứ các nước ở Việt Nam để giới thiệu các món ăn Việt ra thế giới.

‘Mỗi độ xuân về, tôi vẫn nhớ bài viết ‘Ngày xuân nhớ món bún thang bà Xiển’ trên tờ Tiền phong số Tết, hay bài ‘Đập gương xưa tìm bóng’ của tạp chí Đẹp khi viết về mẹ…’.

‘Trong trái tim tôi và các anh chị em trong nhà, mẹ là một huyền thoại bằng xương bằng thịt. Đến nỗi cho đến bây giờ, mọi thành công hay ưu điểm nào đó của bất kỳ một ai trong đại gia đình, người ấy đều tự hào rằng vì giống mẹ’, nhà báo Nguyễn Lưu tâm sự.

Cụ bà Nguyễn Thuý An - phu nhân GS. Nguyễn Xiển (một nhà khoa học, một chính khách lớn ) - từng được bầu là tổ trưởng Tổ phụ nữ ba miền Bắc - Trung - Nam, gồm một số phụ nữ giỏi nữ công gia chánh nhất ngày ấy.

Bà cũng từng viết cuốn sách ‘Món ăn thường thức’ (NXB Phụ nữ - 1957) và ‘Làm bánh’ (NXB Phụ nữ - 1961) cùng với nữ sĩ Vân Đài. Năm 1995, bà xuất bản tập thơ ‘Mấy vần thơ quê’ (NXB Phụ nữ)…

Vợ GS Nguyễn Xiển: Cố vấn khách sạn 5 sao, 'nấu ăn giỏi nhất Việt Nam’

Vợ GS Nguyễn Xiển: Cố vấn khách sạn 5 sao, 'nấu ăn giỏi nhất Việt Nam’

Cụ Nguyễn Thúy An có tài gọt vỏ quất thành sợi mỏng bằng sợi len, rút xương gà không dính thịt, nấu bún thang ngon nức tiếng.

Nhận Định Bóng Đá
上一篇:Nhận định, soi kèo Al Rayyan vs Al Duhail, 22h45 ngày 23/1: Chắn đứng mạch toàn thắng
下一篇:Truy sát bằng dao trong rẫy cà phê, 1 người bị chém chết ở lâm đồng