Quầy bánh đặc biệt của người phụ nữ thiếu tứ chi ở Đồng Nai_soi kèo nữ tây ban nha

时间:2025-01-25 22:30:16来源:PhongThuyBet作者:La liga

 

{keywords}
Quầy bánh của chị Huỳnh Thị Thuận ở ngã tư Lạc Cường,ầybánhđặcbiệtcủangườiphụnữthiếutứchiởĐồsoi kèo nữ tây ban nha TP Biên Hòa.

Quầy bánh đặc biệt

Quầy bánh ngay ngã tư Lạc Cường, trên đường Phan Trung (P. Tân Phong, TP. Biên Hòa, Đồng Nai) chỉ mới xuất hiện từ ngày 1/4 - ngày các công ty xổ số trên toàn quốc ngưng phát hành vé số.

Tại quầy, nhiều loại bánh đặc trưng vùng miền như bánh ú, bánh dừa, bánh gai kèm với nhiều chủng loại khác được bày biện ngay tầm nhìn của người đi đường.

Một chị đi xe máy chở theo đứa con nhỏ ghé vào. Chị tự chọn những chiếc bánh mình thích. Rồi cũng tự chị, thò tay vào bên trong quầy lấy ra chiếc bao để đựng những món hàng đã chọn. Chị móc vào xe rồi lấy chiếc ví. Chị hỏi người bán, 'Bao nhiêu vậy chị?' - '35 ngàn'.

Chị lấy tờ 100 ngàn đồng bỏ vào chiếc túi trước ngực người bán, rồi cũng tự chị lấy ra 50 ngàn tiền thừa.

Chị nói, 'Em chỉ lấy bấy nhiêu thôi, còn lại gởi chị uống nước nhé'. Qua lớp khẩu trang, chúng tôi không nhìn rõ, chỉ thấy đuôi mắt người phụ nữ ấy nheo lại. Dường như chị vừa nở một nụ cười.

'Chị có thường mua hàng ở đây không?', chúng tôi hỏi chị. Chị vui vẻ cho biết, quầy bánh này tuy mới xuất hiện nhưng người phụ nữ bán hàng có mặt tại khu vực này đã gần 10 năm nay rồi.

'Trước kia, chị ấy bán vé số. Từ ngày dịch bệnh bùng nổ, vé số ngưng phát hành, chị chuyển đổi mặt hàng mua bán. Người dân Biên Hòa ai cũng biết chị. Chị là phụ nữ khuyết tật, không tay không chân nhưng luôn miệt mài mưu sinh... Việc chị chuyển sang bán bánh làm nhiều người khâm phục chị hơn'.

Sau lệnh cách ly toàn xã hội do dịch Covid-19, cuộc sống của người lao động bị xáo trộn không ít, nhất là những người bán vé số dạo. Nhưng thay vì ngồi đó than vãn kêu khổ như nhiều người, người phụ nữ khuyết tật đã tìm cho mình một công việc khác để cải thiện đời sống trong hoàn cảnh khó khăn này.

'Tôi ủng hộ chị - người phụ nữ quả cảm không đầu hàng số phận - nên ngày nào cũng ra mua giúp chị', người mua hàng nói.

{keywords}
Túi bánh đã móc trên xe, chị Thuận đưa túi xách ra trước ngực, người mua kiểm tiền trước khi cho vào túi chị.

Một thanh niên ghé vào. Anh cũng xuống xe, tự chọn hàng và cũng tự mình phục vụ. Chị bán hàng chỉ đưa mắt theo dõi. Anh móc túi bánh vào xe rồi bỏ vào túi chị tờ 50.000 đồng mà không cần lấy tiền thối.

'Sao anh không lấy tiền thối?'. 'Có đáng bao nhiêu đâu', người thanh niên nói và cho biết, ở Biên Hòa này, kiếm một người như chị hơi khó. Khiếm khuyết bản thân nhưng chị không nhờ vả vào ai, tự mình đổ mồ hôi kiếm sống.

'Trước khi bán bánh, chị từng lăn lộn khắp thành phố này, có khi đến tận 11 giờ khuya để bán từng tờ vé số. Tôi không lấy lại tiền thừa mà muốn biếu chị để chị có thêm nghị lực sống. Thử hỏi, lòng tự trọng của chị có đáng để chúng ta khâm phục và noi gương không?'.

Người phụ nữ khuyết tật đầy lòng tự trọng

Bao nhiêu người ghé lại rồi ra đi. Những chiếc bánh trên quầy vơi dần. Chị vẫn ngồi yên một chỗ. Chúng tôi đến gần chị. Hai tay, hai chân chị không có. Chị ngồi trên chiếc ghế nhỏ, trước ngực chị là túi xách để ai mua thì tự bỏ tiền vào.

{keywords}
Sau khi mua hàng, anh thanh niên trả tiền như bao người khách khác khi đến quầy bánh của chị Thuận.

Chị là Huỳnh Thị Thuận, 43 tuổi quê ở xã Ninh Phụng (TX Ninh Hòa, Khánh Hòa). Chị bị khuyết tật bẩm sinh, chào đời đã không có tay và chân. Gia đình thuộc diện nghèo nên tuổi thơ của chị gặp nhiều vất vả.

Chị không được đến trường như bao đứa trẻ khác. Lớn dần lên chị cảm nhận không thể là gánh nặng cho cha mẹ, chị tìm cách đỡ đần. Nhưng không thể tìm được việc làm phù hợp, chị đành lê la với xấp vé số trên tay.

Cuộc sống cứ thế trôi dần đến năm chị 20 tuổi, gặp được anh - một thanh niên khỏe mạnh trong vùng. Cả hai yêu nhau và sống với nhau bằng tình yêu tưởng chừng như không thể có trên đời này. Vậy mà, khi chị sinh cháu trai khỏe mạnh bình thường được 1 tháng rưỡi, anh bỏ nhà đi biền biệt. Chị đành phải bế cháu về nhà nhờ mẹ chăm sóc rồi tiếp tục lao vào cuộc mưu sinh.

Vất vả nhiều vẫn không đủ lo cho con, phụ cho mẹ, chị nghe theo lời một người bạn vào tận Long An tìm kế sinh nhai nhưng cũng chẳng xong. Chị tìm đến đất Biên Hòa này và đã được bà con nơi đây bao bọc.

Gần 10 năm ở đất Đồng Nai, ban ngày chị ngồi ở ngã tư Lạc Cường để bán vé số. Những anh xe ôm, ba gác xung quanh là những người giúp chị ngăn được kẻ xấu giật tiền và vé số. Tối đến chị lân la khắp các hàng quán bán đến 10 - 11 giờ khuya. Cả ngày tần tảo như thế chị bán được vài trăm vé, đủ cho sinh hoạt hàng ngày và gửi tiền về cho mẹ nuôi con.

{keywords}
Người mua tự lấy bao đựng hàng.

Rồi dịch bệnh tràn đến. Vé số ngưng phát hành. Chúng tôi hỏi chị cảm giác lúc ấy ra sao. Chị bật cười rồi nói, 'Khóc chứ sao anh. Biết làm gì ăn bây giờ? Không lẽ đi xin? Nhưng cũng may có người giúp cho quầy bánh này để qua ngày.

Sau này em cũng bán vé số lại thôi bởi bán bánh phải nhờ vả nhiều người quá. Dọn hàng, lấy hàng rồi phải bám trụ suốt ngày mới mong có được chút tiền lời'. 

Chúng tôi không dám cho tiền chị bởi chị nói, chị không đi xin. Đành phải mua giúp chị ít bánh và cũng như bao người khác, chúng tôi không lấy lại tiền thừa. Chỉ mong sao, chị sớm trở lại với nghề vé số để có thể kiếm tiền lo cho con, cho mẹ...

Chị phụ hồ nhận hỗ trợ gạo, tiền nhà trọ, còn được giới thiệu việc làm

Chị phụ hồ nhận hỗ trợ gạo, tiền nhà trọ, còn được giới thiệu việc làm

 'Ngoài được hỗ trợ tiền phòng, nhận quà của mạnh thường quân, tôi còn được giới thiệu việc làm. Vậy là, mẹ con tôi sẽ đỡ hơn trong những ngày thất nghiệp vì dịch. Ơn này, tôi sẽ ghi mãi'.  

相关内容
推荐内容