OpenAI khởi đầu với một sứ mệnh lớn lao: phát triển trí tuệ nhân tạo tổng quát (AGI) để giúp đỡ loài người. Mục tiêu này đã thu hút sự chú ý và đầu tư từ nhiều nhà hảo tâm và nhà đầu tư công nghệ nổi tiếng. Đi kèm là những lời hứa hẹn sẽ đóng góp lợi nhuận cho sự phát triển chung của xã hội. Nhưng giữa cơn lốc tài chính của Thung lũng Silicon và cuộc đua AI, OpenAI giờ đây không còn là tổ chức nghiên cứu phi lợi nhuận thuần túy. Thay vào đó, họ đã trở thành một trong những công ty công nghệ có vốn đầu tư lớn nhất thế giới, kéo theo những giá trị nhân văn ban đầu đang dần phai nhạt. Hiện, chỉ còn 3/11 nhà sáng lập ban đầu vẫn còn làm việc tại công ty. Những lãnh đạo kỳ cựu nhất như CTO Mira Murati cũng đã rời đi để “tìm kiếm cơ hội mới”. Những năm đầu tiên, OpenAI hoạt động dưới danh nghĩa phi lợi nhuận. Họ nhận được nhiều hỗ trợ từ cộng đồng đầu tư, với tinh thần rằng các khoản đầu tư vào OpenAI là "đóng góp" thay vì kiếm lợi nhuận, theo The Verge. Song, thực tế cho thấy các nhà đầu tư không chỉ đến để làm từ thiện. Khi bạn kêu gọi đầu tư, điều các nhà đầu tư muốn thấy là lợi nhuận. Chính điều này đã bắt đầu làm lung lay cấu trúc ban đầu của OpenAI. Ban đầu, công ty hoạt động như một tổ chức phi lợi nhuận với tên OpenAI, Kể từ năm 2019, OpenAI bổ sung một nhánh hoạt động vì lợi nhuận là OpenAI LP. Ảnh: Shutterstock. Năm 2019, startup AI thành lập công ty con OpenAI LP với mô hình "lợi nhuận giới hạn" (capped-profit). Các nhà đầu tư nhận được lợi nhuận tối đa gấp 100 lần số tiền họ đầu tư. Nếu nhánh vì lợi nhuận đi chệch khỏi sứ mệnh đó, bên phi lợi nhuận có thể can thiệp. Nhưng với với mức định giá 150 tỷ USD hiện tại, OpenAI không chỉ là một tổ chức kêu gọi "đóng góp". Công ty đang tìm cách thu hút các khoản đầu tư khổng lồ từ những tập đoàn như Thrive, Apple và thậm chí là một quỹ đầu tư được UAE hậu thuẫn. Mức đầu tư tối thiểu mà OpenAI yêu cầu lên đến 250 triệu USD. Khác với những gã khổng lồ như Google hay Meta, OpenAI không có nguồn thu ổn định từ các hoạt động kinh doanh khác để bù đắp cho chi phí phát triển AI. Điều này khiến họ phụ thuộc gần như hoàn toàn vào các khoản đầu tư, dẫn đến việc dần dần từ bỏ các nguyên tắc phi lợi nhuận ban đầu. CEO Sam Altman mới đây đã tuyên bố OpenAI có thể sẽ chuyển đổi thành một công ty vì lợi nhuận vào 2025, với cấu trúc quản lý hoàn toàn khác. Tháng 11/2023, Sam Altman từng bị hội đồng quản trị của OpenAI “phế truất” với lý do thiếu minh bạch trong quá trình lãnh đạo. Tuy nhiên, chỉ sau vài ngày, Altman đã quay trở lại vị trí CEO. Từ đó đến nay, OpenAI trải qua một loạt những thay đổi lớn trong nội bộ. Mới đây, Giám đốc Công nghệ Mira Murati tuyên bố từ chức để tìm kiếm "không gian để khám phá riêng mình". Cùng ngày, Giám đốc Nghiên cứu Bob McGrew và Phó Chủ tịch phụ trách đào tạo sau (post training) Barret Zoph cũng thông báo rời đi. "Bộ tứ huyền thoại" của OpenAI chụp ảnh vào tháng 3/2023. Từ trái sang là cựu Giám đốc công nghệ Mira Murati, CEO Sam Altman, cựu Chủ tịch Greg Brockman và Ilya Sutskever, đồng sáng lập kiêm thành viên ban quản trị đã rời công ty. Ảnh: New York Times. Trước đó, vào tháng 5/2024, Ilya Sutskever, đồng sáng lập và nhà khoa học trưởng của OpenAI, cũng đã rời đi sau khi công khai bày tỏ sự bất đồng với Altman. Vài ngày sau đó, nhà nghiên cứu kỳ cựu Jan Leike cũng tuyên bố rời công ty, với lý do "văn hóa an toàn và quy trình đã nhường chỗ cho các sản phẩm hào nhoáng”. Sam Altman - được mệnh danh là “người đàn ông quyền lực nhất trong giới công nghệ” - khẳng định rằng đây là một phần tất yếu của quá trình phát triển công ty. “Tôi sẽ không cho rằng việc ra đi đột ngột như vậy là điều đương nhiên, nhưng chúng tôi không phải là một công ty bình thường”, ông viết trên tài khoản cá nhân. Với các nhà nghiên cứu tại OpenAI, một trong những điều đáng lo ngại nhất là công ty đang chuyển dịch từ một phòng thí nghiệm nghiên cứu sang một doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm công nghệ. Trước đây, OpenAI nổi tiếng cẩn trọng khi phát triển các công nghệ AI. Giờ đây, có vẻ như hãng đang bị cuốn vào cuộc đua thương mại hóa. Theo Washington Post, OpenAI đã tổ chức tiệc ra mắt GPT-4o trước khi hoàn thành các bài kiểm tra đánh giá mức độ an toàn của mô hình này. Nhiều nhân viên phụ trách an toàn của công ty đã phải làm việc 20 giờ/ngày và không có đủ thời gian để kiểm tra kỹ lưỡng các kết quả thử nghiệm. OpenAI vội vã ra mắt GPT-4o. Ảnh: Bloomberg. Nói với The Verge, Wojciech Zaremba, một trong những người đồng sáng lập còn lại của OpenAI, đã so sánh việc các lãnh đạo rời đi gần đây như "nỗi đau mà các bậc cha mẹ thời Trung Cổ phải trải qua: cứ 8 đứa trẻ thì có 6 đứa chết yểu". Vậy OpenAI đang trở thành “cái gì”? Tất cả dấu hiệu đều cho thấy start-up AI đang biến thành một công ty công nghệ như bao công ty khác, nằm dưới sự kiểm soát của một giám đốc điều hành đầy quyền lực. Đây chính là cấu trúc họ từng né tránh vào những ngày đầu thành lập, The Vergenhận định. Với Sam Altman, vị CEO tin rằng sự thay đổi này sẽ giúp công ty mạnh mẽ hơn, như ông đã nói tại Italian Tech Week: "Tôi hy vọng đây sẽ là một bước chuyển mình tốt cho tất cả. Tôi hy vọng OpenAI sẽ trở nên mạnh mẽ hơn từ những thay đổi này, như chúng ta đã làm từ tất cả các lần chuyển đổi trước”. Dùng ChatGPT thế nào để không tạo ra nội dung vô tri Sự phát triển của AI mở ra nhiều tiềm năng nhưng cũng có không ít mối lo đối với ngành xuất bản, đặc biệt là nhóm tác giả viết sách. Các tác giả sách cần phải chấp nhận sự vươn lên của AI, sử dụng chúng như một "siêu trợ lý" thay vì chối bỏ trào lưu. Chia sẻ với Tri thức - Znews, nhiều cây viết cho rằng người làm sách vẫn có thể đứng vững trong thời đại AI nếu biết cách tận dụng sức mạnh của trí tuệ nhân tạo.OpenAI tái cơ cấu
Sự ra đi đột ngột của những nhân sự cốt cán
Từ phòng thí nghiệm nghiên cứu đến công ty “sản xuất” AI