Ngày 20/4,áctrườngđạihọcnghệthuậtđượctiếptụctuyểnsinhtrungcấpcaođẳngđặcthùbxh h2 anh Văn phòng Chính phủ ra thông báo về việc các trường đại học nghệ thuật được tiếp tục tuyển sinh trung cấp, cao đẳng đặc thù kết hợp giữa đào tạo nghệ thuật với đào tạo văn hóa.
Theo thông báo này, vừa qua, nhiều cơ sở đào tạo nghệ thuật bậc đại học đã “kêu cứu” khi Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học có hiệu lực từ ngày 1/7/2019 quy định các cơ sở giáo dục đại học không được đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng nữa. Trong khi đó, muốn đào tạo tài năng nghệ thuật thì buộc phải đào tạo từ sơ cấp, qua trung cấp, rồi mới tiến tới cao đẳng, đại học.
Với quy định trên, những trường có truyền thống đào tạo các tài năng nghệ thuật bị đứt khâu đào tạo trung cấp sẽ kéo theo cả một lỗ hổng lớn về đào tạo nhân lực, gây xáo trộn, làm gián đoạn nhiệm vụ đào tạo tài năng lĩnh vực văn hóa nghệ thuật đã được Chính phủ giao cho các trường theo đề án “Ðào tạo tài năng lĩnh vực văn hóa nghệ thuật giai đoạn 2016-2025, tầm nhìn 2030” theo Quyết định số 1341/QÐ-TTg ngày 8/7/2016. Theo đề án này, các cơ sở có uy tín và năng lực được lựa chọn để tổ chức thực hiện nhiệm vụ đào tạo tài năng các lĩnh vực âm nhạc, múa, sân khấu ở các trình độ trung cấp và đại học.
Do đó, đòi hỏi đặt ra là các bộ, ban, ngành liên quan cần xây dựng cơ chế đặc biệt để áp dụng đối với các cơ sở đào tạo nghệ thuật, sao cho vừa bảo đảm quy định, chất lượng đào tạo, vừa phù hợp những đòi hỏi từ thực tiễn đào tạo. Nếu không tính tới yếu tố đặc thù, mà cứ áp dụng một cách cứng nhắc như các ngành nghề đào tạo kỹ thuật, sẽ dẫn đến nguy cơ đánh mất nguồn nhân lực chất lượng cao, không đáp ứng được nhiệm vụ bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa nghệ thuật dân tộc.
Cũng theo thông tin từ Văn phòng Chính phủ, sẽ sớm có nghị định về đào tạo chuyên sâu, đặc thù trong lĩnh vực văn hoá, nghệ thuật.
Cụ thể, xét đề nghị của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và ý kiến của các bộ, ngành liên quan về một số khó khăn, vướng mắc trong việc đào tạo trung cấp, cao đẳng trong các trường đại học và học viện thuộc lĩnh vực văn hóa nghệ thuật, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã yêu cầu Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch khẩn trương tổng kết, đánh giá việc đào tạo chuyên sâu, đặc thù trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật; làm rõ những vướng mắc, bất cập và nguyên nhân; phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, các cơ quan liên quan, đề xuất với Chính phủ sớm ban hành nghị định quy định về đào tạo chuyên sâu, đặc thù trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật, phù hợp với thực tiễn trong quý IV/2021.
Đồng thời, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Giáo dục - Đào tạo và các cơ quan liên quan hướng dẫn các cơ sở giáo dục đại học trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật thuộc các bộ, ngành và địa phương tiếp tục tuyển sinh, đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng mang tính đặc thù kết hợp giữa đào tạo nghệ thuật với đào tạo văn hoá cho đến khi nghị định quy định về đào tạo chuyên sâu, đặc thù trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật được cấp có thẩm quyền ban hành.
Ðây là động thái mở ra nhiều hy vọng cho các cơ sở đào tạo nghệ thuật đặc thù, giúp tạo ra hành lang pháp lý chặt chẽ, nhưng linh hoạt, đáp ứng những yêu cầu từ thực tiễn đào tạo tài năng nghệ thuật.
Phương Chi
Hơn 300 phụ huynh của Học viện Múa Việt Nam kêu cứu về việc con mình không được nhận bằng tốt nghiệp văn hóa dù suốt 6 năm vẫn học văn hóa tại đây.
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
Bùng nổ học hộ, thi hộ và... ốm hộ
Trường học Hà Nội và nhiều địa phương không nhận hoa quà ngày 20/11
Thanh Hóa: Phụ huynh tố nhà trường thu hàng trăm triệu buổi 2 của học sinh
Mẹo trang trí dịp Tết cho phòng khách tràn đầy sinh khí, hút tài lộc
Italian President hosts farewell ceremony for Vietnamese counterpart
Người phụ nữ Sơn La sốc vì tăng từ 49 lên 115kg
Đề tổ hợp các môn Khoa học xã hội thi tốt nghiệp THPT năm 2022
Điểm chuẩn học bạ ĐH Cần Thơ cao nhất là 29,25
Nhà Trắng phát hành đồng xu kỷ niệm thượng đỉnh Mỹ
Làm thế nào để dạy con quan tâm người khác?
Đám cưới của 'Hoa hậu chuyển giới đẹp nhất Thái Lan' với chồng doanh nhân
Kiểm điểm giáo viên dạy Văn chửi học sinh trong giờ học online