Công ty fintech kéo khách vài tháng bằng công ty truyền thống phát triển 10 năm_ltd europa league
Trong vài tháng bán chứng chỉ quỹ của Dragon Capital trên ví MoMo,ôngtyfintechkéokháchvàithángbằngcôngtytruyềnthốngpháttriểnnăltd europa league ví này phát triển được lượng khách hàng lớn hơn công ty quỹ xây dựng trong hơn 10 năm. Thông tin được ông Nguyễn Bá Diệp, đồng sáng lập và Phó chủ tịch ví MoMo, chia sẻ tại một sự kiện ở TP.HCM ngày 12/10.
Dĩ nhiên dù không công bố, song dễ đoán được lượng khách trên ứng dụng sẽ giao dịch với số tiền nhỏ lẻ hơn so với khách truyền thống đã tham gia lĩnh vực này lâu hơn.
Trước đó, ví điện tử chiếm thị phần lớn nhất tại Việt Nam cho khách hàng mua chứng chỉ quỹ của Dragon Capital trên ứng dụng MoMo. Về lý thuyết, khách chỉ cần khoảng 10.000 đồng là có thể đầu tư mua một chứng chỉ quỹ phù hợp.
Trước đây, để đăng ký thông tin mua chứng chỉ quỹ lần đầu, khách phải mất vài ngày để cung cấp các loại giấy tờ, thì nay trên ứng dụng chỉ mất thời gian tính bằng phút.
Sự tiện lợi, nhanh chóng khi đăng ký online và khả năng giao dịch với số tiền nhỏ chính là ưu thế của các công ty fintech hiện nay khi cung cấp dịch vụ tài chính.
Trên thực tế, công ty fintech chỉ tìm kiếm khách hàng, tận dụng công nghệ mang đến sự tiện dụng cho người giao dịch. Trong khi đó, bên cung cấp dịch vụ và sản phẩm chính là ngân hàng và các tổ chức tài chính. Do đó, mối quan hệ này đang được hợp tác trơn tru tại Việt Nam.
Để có đủ thông tin người dùng phục vụ cho việc xác thực các khoản vay hay khoản đầu tư, các ứng dụng như MoMo phải xây một hệ thống công nghệ phía sau nhằm thu thập dữ liệu, đánh giá điểm tín dụng dựa trên hành vi khách hàng và các dữ liệu khác. Từ đó giúp các tổ chức có đủ thông tin theo quy định để giao dịch với khách hàng mà không cần gặp mặt trực tiếp hay thu thập các loại giấy tờ như trước kia.
Thông tin tín dụng là cơ sở quan trọng nhất của khách hàng khi tiếp cận các dịch vụ tài chính online, song số lượng người Việt có loại dữ liệu này chưa phổ biến. Đặc biệt nhóm người yếu thế, người dân khu vực nông thôn càng bị thiếu thông tin.
Số liệu cho thấy lượng người dân có thông tin tín dụng đã tăng lên theo từng năm, song chưa ở mức phổ biến. Năm 2015, có 41,8% người dân Việt Nam có thông tin này, và tăng lên 59,6% vào năm 2020. Như vậy vẫn còn khoảng 40% người còn thiếu dạng dữ liệu này để tiếp cận các dịch vụ tài chính. Đặc biệt, có tới 70% người dân nông thôn bị hạn chế tiếp cận tín dụng.
Việc chưa có đủ cơ sở dữ liệu tín dụng khiến một bộ phận người dân không thể thực hiện các khoản vay chính thống. Thống kê cho thấy chỉ có khoảng 18,45% người đi vay giao dịch tại các tổ chức tài chính, hơn 80% còn lại vay từ người thân, bạn bè, cầm đồ, hay thậm chí vay từ tín dụng đen.
Những người không tiếp cận được dịch vụ ngân hàng thường rơi vào nhóm doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, những người lao động tự do, buôn bán nhỏ… Nếu muốn phục vụ nhóm này, ngân hàng phải tốn khoản chi phí vận hành lớn, bộ máy cồng kềnh, không hiệu quả kinh tế, do đó thường để ngỏ tệp khách hàng này. Đây chính là cơ hội để các công ty công nghệ tài chính nhảy vào.
Dựa vào công nghệ, các công ty fintech thực hiện mọi thủ tục qua ứng dụng, giúp tiết kiệm chi phí và cung cấp dịch vụ nhanh chóng.
Ông Diệp cho hay, ở một số quốc gia châu Phi, Singapore, Hàn Quốc… mà ông có tham khảo, các ngân hàng và công ty fintech vẫn hoạt động độc lập nhưng hợp tác với nhau, không chiếm thị phần của nhau. Mô hình này đang hoạt động hiệu quả tại Việt Nam.
Việc hợp tác giữa các tổ chức tài chính lớn và fintech tạo một hệ sinh thái tài chính toàn diện cho người dân, theo ý kiến của Phó chủ tịch MoMo.
Ngoài ra, ông còn cho rằng, tại một số quốc gia đông dân và đang phát triển như Việt Nam, mô hình siêu ứng dụng sẽ chiếm ưu thế lớn so với các ứng dụng đơn lẻ. Trên các superapp này, người dân có thể thực hiện toàn bộ các giao dịch hàng ngày của họ, thay vì phải chuyển sang các ứng dụng khác nhau.
Ngược lại, ở các nước phát triển khu vực Mỹ, châu Âu, người dân ưa dùng các ứng dụng chuyên biệt hơn so với các ứng dụng tất cả trong một.
Hải Đăng