Trẻ em,ừvụhọcsinhăngóimìtômhọcsinhmiềnnúiđangđượchỗtrợnhữnggìltd cup anh học sinh được hỗ trợ tiền ăn, nhà ở, hỗ trợ gạo
Hiện nay, chính sách hỗ trợ học sinh miền núi vùng đặc biệt khó khăn được thực hiện chủ yếu qua Nghị định 116/2016/NĐ-CP của Chính phủ (NĐ 116).
Theo đó, đối tượng học sinh miền núi được áp dụng hỗ trợ quy định tại khoản 1 Điều 2 của Nghị định 116, gồm: Học sinh tiểu học và THCS theo quy định tại Khoản 1 Điều 4 Nghị định này; Học sinh THPT là người dân tộc thiểu số theo quy định tại Khoản 2 Điều 4 Nghị định này; Học sinh THPT là người dân tộc Kinh theo quy định tại Khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
Điều 4 Nghị định 116 quy định như sau: Đối với học sinh tiểu học và THCS phải bảo đảm một trong các điều kiện sau: Là học sinh bán trúđang học tại trường phổ thông dân tộc bán trú; Là học sinh mà bản thân và bố, mẹ hoặc người giám hộ có hộ khẩu thường trú tại các xã, thôn đặc biệt khó khăn đang học tại các trường tiểu học, THCS thuộc xã khu vực III, thôn đặc biệt khó khăn vùng dân tộc và miền núi; các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo.
Nhà ở xa trường khoảng cách từ 4km trở lên đối với học sinh tiểu học và từ 7km trở lên đối với học sinh trung học cơ sở hoặc địa hình cách trở, giao thông đi lại khó khăn: Phải qua sông, suối không có cầu; qua đèo, núi cao; qua vùng sạt lở đất, đá;
Là học sinh mà bản thân và bố, mẹ hoặc người giám hộ có hộ khẩu thường trú tại xã khu vực III, thôn đặc biệt khó khăn vùng dân tộc và miền núi đang học tại các trường tiểu học, THCS thuộc xã khu vực II vùng dân tộc và miền núi. Nhà ở xa trường hoặc địa hình cách trở giao thông đi lại khó khăn cụ thể như quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều này.
Đối với học sinh THPT là người dân tộc thiểu số, phải bảo đảm các điều kiện sau: Đang học tại trường THCS hoặc cấp THPT tại trường phổ thông có nhiều cấp học; Bản thân và bố, mẹ hoặc người giám hộ có hộ khẩu thường trú tại xã khu vực III, thôn đặc biệt khó khăn vùng dân tộc và miền núi; các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo. Nhà ở xa trường khoảng cách từ 10 km trở lên hoặc địa hình cách trở, giao thông đi lại khó khăn: Phải qua sông, suối không có cầu; qua đèo, núi cao; qua vùng sạt lở đất, đá.
Đối với học sinh THPT là người dân tộc Kinh, ngoài các điều kiện quy định tại Khoản 2 Điều này còn phải là nhân khẩu trong gia đình thuộc hộ nghèo.
Theo đó, các đối tượng học sinh trong diện thụ hưởng chính sách sẽ được áp dụng mức hỗ trợ quy định tại Điều 5, Nghị định 116 với mức hỗ trợ như sau: Hỗ trợ tiền ăn - Mỗi học sinh được hỗ trợ mỗi tháng bằng 40% mức lương cơ sở và được hưởng không quá 9 tháng/năm học/học sinh; Hỗ trợ tiền nhà ở - Đối với học sinh phải tự túc chỗ ở do nhà trường không thể bố trí ở bán trú trong trường, mỗi tháng được hỗ trợ bằng 10% mức lương cơ sở và được hưởng không quá 9 tháng/năm học/học sinh; Hỗ trợ gạo - Mỗi học sinh được hỗ trợ mỗi tháng 15 kg gạo và được hưởng không quá 9 tháng/năm học/học sinh.
Ngoài ra, tùy từng địa phương có thể có các chính sách hỗ trợ thêm cho học sinh miền núi, vùng đặc biệt khó khăn.
Chính sách học bổng
Học bổng chính sách đối với học sinh dân tộc nội trú và học sinh dự bị đại học được quy định tại Điều 9 Nghị định số 84/2020/NĐ-CPcủa Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Giáo dục.
Cụ thể, đối tượng nhận học bổng chính sách là: Sinh viên theo chế độ cử tuyển; học sinh trường dự bị đại học, trường phổ thông dân tộc nội trú, học viên cơ sở giáo dục nghề nghiệp dành cho thương binh, người khuyết tật.
Mức hưởng: Đối với Sinh viên theo chế độ cử tuyển; học sinh trường dự bị đại học, trường phổ thông dân tộc nội trú, học viên cơ sở giáo dục nghề nghiệp dành cho thương binh, người khuyết tật mức học bổng bằng 80% mức lương cơ sở/tháng. Đối với học viên là thương binh thuộc hộ nghèo trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp dành cho thương binh, người khuyết tật mức học bổng bằng 100% mức lương cơ sở/tháng.
Những chính sách đang được dự kiến
Bộ GD-ĐT đã có Dự thảo lần 2 Nghị định quy định chính sách cho trẻ em nhà trẻ, học sinh, học viên ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo và cơ sở giáo dục có trẻ em nhà trẻ, học sinh hưởng chính sách. Dự thảo này được đưa ra lấy ý kiến góp ý từ ngày 27/6 đến ngày 27/8 vừa qua.
Trong dự thảo này, Bộ GD-ĐT đề xuất đối tượng áp dụngbao gồm: Trẻ em nhà trẻ bán trú học tại cơ sở giáo dục mầm non; Học sinh bán trú học tại cơ sở giáo dục phổ thông; Học viên bán trú học chương trình giáo dục thường xuyên cấp THCS, THPT; Học sinh dân tộc nội trú học tại trường phổ thông dân tộc nội trú; Học sinh dự bị đại học học tại trường dự bị đại học.
Đối tượng cơ sở giáo dục có trẻ em nhà trẻ, học sinh được hưởng chính sách bao gồm: Nhà trẻ, nhóm trẻ độc lập, trường hoặc điểm trường mầm non, lớp mầm non độc lập (gọi chung là cơ sở giáo dục mầm non) có tổ chức ăn cho trẻ em nhà trẻ bán trú; trường phổ thông dân tộc bán trú, trường phổ thông có tổ chức ăn, ở tập trung cho học sinh bán trú, trường phổ thông dân tộc nội trú, trường dự bị đại học.
Trẻ em nhà trẻ được hưởng chính sách trẻ em bán trú phải đảm bảo một trong các điều kiệnsau: Trẻ em nhà trẻ thường trú tại xã, thôn đặc biệt khó khăn đang học tại cơ sở giáo dục mầm non thuộc xã khu vực III, khu vực II, khu vực I, xã có thôn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo;
Trẻ em nhà trẻ người dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo thường trú tại xã khu vực II, khu vực I vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đang học tại cơ sở giáo dục mầm non thuộc xã khu vực III, khu vực II, khu vực I, xã có thôn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo.
Học sinh được hưởng chính sách học sinh bán trú phải đảm bảo một trong các điều kiện sau: Học sinh tiểu học và học sinh trung học cơ sở mà bản thân và bố hoặc mẹ hoặc người giám hộ thường trú tại xã, thôn đặc biệt khó khăn đang học tại trường phổ thông thuộc xã khu vực III, khu vực II, khu vực I, xã có thôn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo, nhà ở xa trường từ 4 km trở lên đối với học sinh tiểu học và từ 7 km trở lên đối với học sinh trung học cơ sở, hoặc địa hình cách trở, giao thông đi lại khó khăn: phải qua biển, hồ, sông, suối; qua đèo, núi cao; qua vùng sạt lở đất, đá;
Học sinh THPT là người dân tộc Kinh thuộc hộ nghèo và người dân tộc thiểu số mà bản thân và bố hoặc mẹ hoặc người giám hộ thường trú tại xã, thôn đặc biệt khó khăn đang học tại các trường trung học, nhà ở xa trường từ 10 km trở lên hoặc địa hình cách trở, giao thông đi lại khó khăn: phải qua biển, hồ, sông, suối; qua đèo, núi cao; qua vùng sạt lở đất, đá;
Học sinh dân tộc nội trú đang học tại trường phổ thông dân tộc nội trú, hoặc đang học tại cơ sở giáo dục phổ thông được cấp có thẩm quyền giao thực hiện nhiệm vụ giáo dục học sinh dân tộc nội trú.
Học sinh dự bị đại học đang học tại trường dự bị đại học, hoặc đang học tại cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục đại học được Bộ GD-ĐT giao thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng dự bị đại học.
Mức hưởngchính sách đối với trẻ em nhà trẻ, học sinh, học viên được đề xuất tại Điều 6 như sau:
1. Chính sách đối với trẻ em nhà trẻ bán trú: Hỗ trợ tiền ăn bữa chính, bữa phụ: Mỗi trẻ em nhà trẻ được hỗ trợ mỗi tháng là 360.000 đồng và được hưởng không quá 9 tháng/năm học.
2. Chính sách đối với học sinh bán trú và học viên bán trú: Hỗ trợ tiền ăn - Mỗi học sinh, học viên được hỗ trợ mỗi tháng là 900.000 đồng và được hưởng không quá 9 tháng/năm học; Hỗ trợ tiền nhà ở - Mỗi học sinh, học viên phải tự túc chỗ ở do nhà trường không thể bố trí chỗ ở trong trường, hoặc do cần có sự hỗ trợ, chăm sóc đặc biệt của người thân (sức khỏe yếu, khuyết tật, nhỏ tuổi) thì mỗi tháng được hỗ trợ là 360.000 đồng và được hưởng không quá 9 tháng/năm học;
Hỗ trợ gạo - Mỗi học sinh, học viên được hỗ trợ mỗi tháng 15 kg gạo và được hưởng không quá 9 tháng/năm học; Học sinh, học viên năm cuối cấp THPT được hưởng chính sách quy định cho đến tháng thi tốt nghiệp nhưng không quá 10 tháng/năm học; học sinh bán trú có học tăng cường tiếng Việt trước khi vào học lớp 1 được hưởng thêm 1 tháng.
Chính sách đối với học sinh dân tộc nội trú và học sinh dự bị đại học: Học bổng chính sách quy định tại Điều 9 Nghị định số 84/2020/NĐ-CP ngày 17 tháng 7 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Giáo dục;
Khen thưởng: Trong năm học, học sinh đạt danh hiệu "Học sinh Xuất sắc" được thưởng 800.000 đồng/học sinh; học sinh đạt danh hiệu "Học sinh Giỏi" được thưởng 600.000 đồng/học sinh;
Trang cấp đồ dùng cá nhân và học phẩm: Mỗi cấp học, học sinh được cấp một lần bằng hiện vật: Chăn, màn và các đồ dùng cá nhân khác với mức kinh phí là 1.080.000 đồng/học sinh; Mỗi năm học, học sinh được cấp 2 bộ quần áo đồng phục và học phẩm gồm: Vở, giấy, bút và các dụng cụ học tập khác với mức kinh phí là 1.080.000 đồng/học sinh;
Học sinh được cấp tiền tàu xe 2 lần mỗi năm học vào dịp Tết Nguyên đán và dịp nghỉ hè (cả lượt đi và lượt về) theo giá vé thông thường của phương tiện giao thông công cộng (trường hợp không có phương tiện giao thông công cộng thì được tính theo quãng đường và giá vé thông thường của phương tiện giao thông công cộng trên địa bàn tỉnh)
Hỗ trợ gạo: Mỗi học sinh được hỗ trợ 15 kg gạo/tháng và được hưởng không quá 9 tháng/năm học. Học sinh năm cuối cấp trung học phổ thông được hưởng đến tháng thi tốt nghiệp nhưng không quá 10 tháng/năm học.
相关文章:
相关推荐:
1.0686s , 7203.1015625 kb
Copyright © 2025 Powered by Từ vụ 11 học sinh ăn 2 gói mì tôm, học sinh miền núi đang được hỗ trợ những gì?_ltd cup anh,PhongThuyBet