Đó là cựu chiến binh Phan Văn Đương. Ông sinh ngày15-8-1942 tại xã Vĩnh Tân,ườichiếnsĩđặccônglầnđượctuyêndươnglàdũngsĩu23 uc vs huyện Tân Uyên, hiện thường trú tại số nhà 195/69 đườngNguyễn Tri Phương, phường Chánh Nghĩa, TX.TDM, tỉnh Bình Dương.
Tháng 5-1959, ở tuổi17 đầy nhiệt huyết ông hăng hái tham gia tự vệ mật xã Vĩnh Tân. Được hướng dẫncủa đội công tác bên ngoài, đội tự vệ mật đã sát cánh cùng nhân dân đứng lênphá rã ấp chiến lược, bọn tề ngụy chạy trốn, nhân dân thoát khỏi kìm kẹp. Hòatrong khí thế quần chúng sôi nổi xây dựng làng chiến đấu, tháng 4-1960 ông lên đườnggia nhập Đoàn quân giải phóng.
Ông Phan Văn Đương (trái) chụp ảnh lưu niệm với Anh hùnglao động Huỳnh Thanh Sơn tại Đại hội Hội CCB tỉnh
Vốn có thân hình rắnchắc, lại hoạt bát nhanh nhẹn nên ông được bổ sung vào đơn vị trinh sát đặccông. Tuy chưa được huấn luyện cơ bản về binh chủng đặc biệt này, nhưng với bảnlĩnh gan dạ, không ngại nguy hiểm, luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giaonên vào ngày 20-9-1962, ông được vinh dự đứng vào hàng ngũ của Đảng. Do dày dạnkinh nghiệm hoạt động trong lòng địch, nhất là trong và sau Tết Mậu Thân(1968), lại nhiều lần “xuất quỷ nhập thần” trong hệ thống đồn bót địch, nên ôngthăng tiến nhanh trên con đường binh nghiệp. Năm 1960 mới là cán bộ trung đội,thì đến năm 1971 ông đã là cán bộ đại đội bậc trưởng đơn vị C510 rồi C504 thuộcphân khu 5. Từ tháng 5-1974 đến năm 1977, ông là cán bộ tiểu đoàn và được phongquân hàm đại úy.
Mặc dù rất ít nói vềthành tích của mình, nhưng ông cũng cho chúng tôi biết cả cuộc đời binh nghiệpít nhất ông đã tham gia khoảng 50 trận đánh lớn nhỏ và đã cùng đồng đội giết vàlàm bị thương hơn 1.000 tên địch, phá hủy nhiều phương tiện chiến tranh của địch,có 5 lần được tuyên dương danh hiệu “dũng sĩ”. Đáng kể nhất là trận tập kích chốtMỹ ở ấp Bố Lá, Cổng Xanh. Vào đêm 2-9-1969, tại đây địch tiến hành đóng chốt dãchiến một tiểu đoàn hỗn hợp có trận địa pháo và nhiều xe tăng yểm trợ. Vốn làngười địa phương nên thông thạo đường ngang ngõ tắt, ông cùng tổ trinh sát đãbí mật thọc sâu vào giữa chốt địch mà chúng không hề hay biết. Bất ngờ, ông chođơn vị nổ súng vào chỉ huy sở và trận địa pháo của địch. Toàn bộ bọn chỉ huy bịtiêu diệt và 6 khẩu pháo, 3 xe tăng, 1 máy bay lên thẳng của chúng bị phá hủy.Bọn lính địch nhốn nháo như rắn mất đầu, tháo chạy hỗn loạn và bị các chiến sĩta nổ súng tiêu diệt gọn 150 tên.
Kế đó, vào đêm25-11-1970, đơn vị ông bất ngờ tập kích chốt lính Sư đoàn 5 ngụy ở ngã tư ThầyPhòng (ấp 2, xã Bình Mỹ). Sau 30 phút chiến đấu, đơn vị của ông đã diệt gọn bọnchỉ huy sở, lính thông tin gồm 170 tên, làm thiệt hại nặng Trung đoàn bộ Trung đoàn3, Sư đoàn 5 ngụy, phá hủy 6 khẩu pháo 105 ly và nhiều phương tiện chiến tranhcủa địch. Đơn vị ông còn nhiều lần dùng mìn đánh bọn bình định nông thôn, hỗ trợcho phong trào quần chúng nổi dậy phá ấp chiến lược, bảo vệ chiến khu Đ.
Sau ngày miền Namhoàn toàn giải phóng, ông được chuyển ngành và giữ chức vụ Bí thư Đảng ủy xãPhú Hòa, Ủy viên Ban Chấp hành (BCH) rồi Phó Bí thư, Chủ tịch UBND, Bí thư Thị ủyTX.TDM. Khi tái lập tỉnh (1997), ông được bầu vào BCH Tỉnh ủy rồi Phó Bí thư Thườngtrực Tỉnh ủy, Đại biểu Quốc hội khóa X, Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam tỉnh Bình Dương.
Sau khi nghỉ hưu, tạiĐại hội đại biểu Hội Cựu chiến binh việt nam lần thứ 4, nhiệm kỳ 2007-2012 ông đượcbầu vào BCH Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh tỉnh BìnhDương.
VŨ HÙNG