Sángnay,ànvănBáocáocủaThủtướngChínhphủtrướcQuốchộti le bong da anh tại phiên khai mạc kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XIII, Thủ tướng Chính phủNguyễn Tấn Dũng trình bày Báo cáo của Chính phủ về tình hình kinh tế-xã hội năm2013, kết quả 3 năm thực hiện kế hoạch 5 năm (2011-2015) và nhiệm vụ 2014-2015. Thủ tướngChính phủ Nguyễn Tấn Dũng báo cáo trước Quốc hội sáng 21-10 Toànvăn báo cáo như sau: "Thưacác đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Thưacác vị đại biểu Quốc hội, Thưacác đồng chí lão thành cách mạng và các vị khách, Thưa đồngchí đồng bào, Thay mặtChính phủ, tôi xin trân trọng báo cáo Quốc hội và đồng bào cả nước những nộidung chủ yếu về tình hình kinh tế, xã hội năm 2013, kết quả 3 năm thực hiện kếhoạch 5 năm 2011 - 2015 và nhiệm vụ năm 2014 - 2015. Phần thứ nhất TÌNHHÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI NĂM 2013, KẾT QUẢ 3 NĂM THỰC HIỆN KẾ HOẠCH 5 NĂM 2011 -2015 Các mụctiêu, nhiệm vụ của Nghị quyết Đại hội XI về kế hoạch 5 năm 2011 - 2015 được xây dựng trong bối cảnh hầuhết các nước trên thế giới thực hiện các chính sách hỗ trợ tăng trưởng nhằm đốiphó với khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu; nhiều dự báo lạcquan về triển vọng phục hồi tăng trưởng kinh tế thế giới. Tình hình trong nướccó nhiều thuận lợi, chính sách hỗ trợ tăng trưởng kinh tế từ năm 2009 phát huyhiệu quả. Kết thúc kế hoạch 5 năm 2006 - 2010, tăng trưởng kinh tế đạt bìnhquân khoảng 7,0%/năm. Nước ta đã ra khỏi tình trạng kém phát triển và hoànthành nhiều mục tiêu Thiên niên kỷ. Nhiều chỉ tiêu chủ yếu của kế hoạch 5 nămđược đề ra trên cơ sở tăng trưởng khá cao của 5 năm trước và chưa lường hết đượchậu quả tiêu cực của khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế toàn cầu tác độngnặng nề đến nền kinh tế nước ta. Trong gần3 năm qua, tình hình thế giới có nhiều diễn biến rất phức tạp. Xung đột vàthiên tai xảy ra ở nhiều nơi. Kinh tế thế giới phục hồi chậm hơn dự báo. Cuộckhủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu lần này được đánh giá là trầmtrọng nhất kể từ Đại suy thoái kinh tế thế giới 1929 - 1933. Nhiều nước công nghiệp phát triển đãđiều chỉnh mạnh chính sách để bảo hộ sản xuất trong nước. Cạnh tranh quyết liệtgiữa các nước lớn tại khu vực và diễn biến phức tạp trên Biển Đông, Biển HoaĐông... Thực trạng trên tác động bất lợi đến phát triển kinh tế - xã hội nướcta. Trongnước, những hạn chế yếu kém vốn có của nền kinh tế cùng với mặt trái của chínhsách hỗ trợ tăng trưởng đã làm cho lạm phát tăng cao, ảnh hưởng nghiêm trọng đếnổn định kinh tế vĩ mô. Kinh tế tăng trưởng chậm lại, sản xuất kinh doanh và đờisống nhân dân gặp nhiều khó khăn. Thiên tai, dịch bệnh gây thiệt hại nặng nề. Sứccạnh tranh của nền kinh tế còn thấp trong điều kiện hội nhập quốc tế ngày càngsâu rộng. Nhu cầu an sinh xã hội, phúc lợi xã hội, cải thiện môi trường sống vàbảo đảm quốc phòng an ninh ngày càng cao trong khi nguồn lực còn hạn hẹp. Trướcdiễn biến mới của tình hình, ngay sau Đại hội XI, Đảng và Nhà nước ta đã kịp thờiđiều chỉnh mục tiêu và nhiệm vụ trọng tâm theo hướng tập trung ưu tiên kiềm chếlạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì tăng trưởng hợp lý, bảo đảm an sinh xãhội... Quốc hội đã ban hành các nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xãhội 5 năm và hàng năm. Chính phủ đã quản lý, điều hành quyết liệt thực hiện cácnghị quyết của Đảng và Nhà nước phù hợp với thực tế tình hình. Đây là những quyếtsách kịp thời, đúng đắn, có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự ổn định và pháttriển kinh tế - xã hội của đất nước. Đồng thời,toàn Đảng, các ngành, các cấp đã dành nhiều thời gian, công sức để triển khaithực hiện Nghị quyết Trung ương 4 về “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảnghiện nay” và sửa đổi Hiến pháp. Nhờ sựnỗ lực phấn đấu của toàn dân, toàn quân, cộng đồng doanh nghiệp và cả hệ thốngchính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, tình hình kinh tế xãhội đã có nhiều chuyển biến tích cực, đúng hướng trên các lĩnh vực. Trên cơsở kết quả 9 tháng đầu năm và ước thực hiện các tháng cuối năm, Chính phủ xinbáo cáo Quốc hội và đồng bào cả nước tình hình kinh tế, xã hội năm 2013 và kếtquả 3 năm thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011 - 2015 trêncác nội dung chủ yếu sau: I. NHỮNGKẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC 1. Kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, lạm phát đượckiểm soát Thực hiệnđồng bộ các giải pháp để kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. Điều hànhlinh hoạt, hiệu quả các công cụ chính sách tài khóa và tiền tệ. Tốc độ tăng giátiêu dùng giảm từ 18,13% năm 2011 xuống còn 6,81% năm 2012, 9 tháng năm 2013 là4,63%, dự báo cả năm khoảng 7% (kế hoạch khoảng 8%). Tổng phươngtiện thanh toán và dư nợ tín dụng được kiểm soát phù hợp với mục tiêu kiềm chếlạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và bảo đảm tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý[1].Mặt bằng lãi suất huy động và lãi suất cho vay giảm mạnh[2]. Tỷ giá cơ bản ổn định,dự trữ ngoại hối tăng nhanh, đạt mức khoảng 12 tuần nhập khẩu[3]. Tình trạngđô-la hóa, vàng hóa giảm đáng kể. Niềm tin vào đồng tiền Việt Nam tăng lên. Thực hiệnđồng bộ nhiều giải pháp để đẩy mạnh xuất khẩu. Xuất khẩu 9 tháng tăng 15,7%, ướccả năm tăng 14,4% (kế hoạch 10%); bình quân 3 năm tăng 22%/năm (kế hoạch 5 năm12%/năm). Nhập khẩu năm 2013 ước tăng 15,6%, nhập siêu khoảng 0,4% tổng kim ngạchxuất khẩu (kế hoạch 8%). Cán cân thương mại được cải thiện rõ rệt[4]. Quan hệthương mại và đầu tư tiếp tục được mở rộng với hầu hết các quốc gia và nền kinhtế. Tăng cườngquản lý ngân sách, chống thất thu và tiết kiệm chi. Năm 2011 - 2012 đã cố gắngcân đối ngân sách theo kế hoạch. Năm 2013, thu ngân sách khó khăn, tổng thu ướcđạt 96,9%, tổng chi ước đạt 100,8% dự toán. Bội chi khoảng 5,3% GDP. Nợ chínhphủ, nợ công, nợ nước ngoài của quốc gia trong giới hạn an toàn[5]. Thị trườngtrong nước tiếp tục phát triển. Hàng tồn kho giảm mạnh[6]. Giá cả các hàng hóa, dịch vụ công thiết yếunhư điện, xăng dầu, than, y tế… từng bước được thực hiện theo cơ chế thị trườngvới lộ trình phù hợp gắn với hỗ trợ các đối tượng chính sách, người nghèo. Môi trườngkinh doanh tiếp tục được cải thiện. Vốn FDI đăng ký mới và thực hiện năm saucao hơn năm trước, chiếm khoảng 25% tổng vốn đầu tư toàn xã hội và đã tập trunghơn vào công nghiệp chế biến, chế tạo, công nghệ cao. Chín tháng, vốn FDI đăngký tăng 36,1%, vốn thực hiện tăng 6,4%; vốn ODA ký kết tăng 8,83%, giải ngântăng 8,68%. Cùng với các nguồn vốn khác đang được huy động, tổng vốn đầu tưtoàn xã hội năm 2013 ước đạt 29,1% GDP. 2. Kinh tế có bước phục hồi Đã tậptrung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợxấu, hàng tồn kho và hướng tín dụng vào các lĩnh vực ưu tiên[7]. Năm 2011 tăngtrưởng GDP đạt 6,24%, năm 2012 chỉ đạt 5,25%; năm 2013 tăng trưởng quý sau caohơn quý trước (quý I tăng 4,76%, quý II tăng 5%, quý III tăng 5,54%), cả năm ướctăng khoảng 5,4%[8]. Bình quân 3 năm, GDP tăng khoảng 5,6%/năm[9]. Sản xuấtcông nghiệp, xây dựng từng bước được phục hồi; khu vực nông nghiệp tiếp tụctăng trưởng ổn định; các ngành dịch vụ tăng trưởng khá[10]. Trong 9 tháng, sốdoanh nghiệp đăng ký thành lập mới tăng 10,8% và có trên 11,2 nghìn doanh nghiệpđã hoạt động trở lại. Chất lượngtăng trưởng có bước được nâng lên. Vốn đầu tư được sử dụng hiệu quả hơn[11]. Hệsố ICOR giảm từ 6,7 giai đoạn 2008 - 2010 xuống còn 5,53 giai đoạn 2011 - 2013.Năng suất lao động năm 2013 tăng 10,1% so với năm 2010. Tiêu hao điện năng trênmột đơn vị GDP giảm[12]. 3. Tái cơ cấu kinh tế đạt kết quả bước đầu Đã tậptrung hoàn thiện thể chế, chính sách tái cơ cấu kinh tế, đổi mới mô hình tăngtrưởng. Thực hiện Đề án tổng thể đã được phê duyệt, các ngành, các địa phươngtích cực xây dựng và triển khai các đề án, chương trình hành động; rà soát nângcao chất lượng quy hoạch; tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ; thực hiện táicơ cấu doanh nghiệp, sản phẩm, thị trường. Về táicơ cấu đầu tư, trọng tâm là đầu tư công. Đã điều chỉnh cơ cấu và cơ chế phân bổvốn đầu tư; tập trung vốn cho các công trình, dự án quan trọng, cấp thiết và vốnđối ứng cho các dự án ODA. Kiểm soát chặt chẽ các dự án, công trình khởi công mới,khắc phục một bước tình trạng đầu tư dàn trải, kém hiệu quả. Thực hiện cơ chếquản lý, cân đối vốn đầu tư theo kế hoạch trung hạn. Hoàn thiện cơ chế phân cấpquản lý đầu tư, bảo đảm quản lý thống nhất của trung ương, tăng cường trách nhiệmcủa địa phương và chủ đầu tư. Đẩy mạnh thu hút đầu tư xã hội. Tỷ trọng vốn đầutư khu vực ngoài nhà nước tăng từ 61,3% giai đoạn 2006 - 2010 lên 62,6% giai đoạn2011 - 2013. Về táicơ cấu tài chính, tín dụng, trọng tâm là các ngân hàng thương mại. Đã triểnkhai đồng bộ các giải pháp cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng và đạt đượckết quả bước đầu. Hoạt động của hệ thống ngân hàng được kiểm soát và bảo đảm antoàn. Các ngân hàng yếu kém được cơ cấu lại[13]. Đã cổ phần hóa 4 ngân hàngthương mại nhà nước. Chuyển Quỹ Tín dụng Nhân dân Trung ương thành Ngân hàng Hợptác xã. Thanh khoản được cải thiện, sức cạnh tranh của nhiều ngân hàng thương mạiđược nâng lên. Hoàn thiện các quy định về an toàn và tăng cường giám sát,thanh tra hoạt động của các tổ chức tín dụng. Chủ động xử lý nợ xấu, kiềm chế nợxấu gia tăng[14] và đã đưa Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng (VAMC)vào hoạt động. Rà soát, ngăn chặn tình trạng sở hữu chéo trong hệ thống ngânhàng. Thực hiện cơ cấu lại, nâng cao hiệu quả hoạt động của các công ty chứngkhoán, bảo hiểm. Về táicơ cấu doanh nghiệp nhà nước. Đã tập trung hoàn thiện cơ chế, chính sách đổi mớiquản lý doanh nghiệp nhà nước. Triển khai thực hiện nhiều văn bản pháp luật[15]theo hướng tăng cường quản lý nhà nước và xác định rõ quyền, trách nhiệm, nghĩavụ của chủ sở hữu nhà nước tại doanh nghiệp; đề cao trách nhiệm, phát huy tínhtự chủ và công khai minh bạch của doanh nghiệp trong kinh tế thị trường theoquy định của pháp luật và thông lệ quốc tế. Đã triểnkhai Đề án tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 2011 - 2015, tập trungvào những ngành, lĩnh vực then chốt và cung ứng các dịch vụ công thiết yếu, quốcphòng an ninh[16]. Thực hiện tái cơ cấu từng tập đoàn và tổng công ty, phê duyệtđiều lệ tổ chức và hoạt động, xác định nhiệm vụ và ngành nghề kinh doanh chính,thoái vốn đầu tư ngoài ngành, đẩy mạnh cổ phần hóa[17], đổi mới quản trị doanhnghiệp, tăng cường kiểm soát nội bộ và công tác quản lý cán bộ. Đã thực hiện Đềán tái cơ cấu Tập đoàn Công nghiệp Tàu thuỷ và Tổng công ty Hàng hải Việt Nam.Hiệu quả hoạt động, sức cạnh tranh của doanh nghiệp nhà nước có bước được cảithiện[18]. Doanh nghiệp nhà nước cơ bản thực hiện được vai trò nhiệm vụ đượcgiao. Quản lý nhà nước và quản lý của chủ sở hữu đối với doanh nghiệp nhà nướctiếp tục được hoàn thiện, phù hợp với thể chế kinh tế thị trường và yêu cầu hộinhập quốc tế. Cơ cấukinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa[19].Trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng, đã tập trung phát triển các ngành cóhàm lượng công nghệ cao, có giá trị gia tăng lớn, sản xuất hàng xuất khẩu, côngnghiệp hỗ trợ, công nghiệp chế biến nông lâm thuỷ sản. Tỷ trọng công nghiệp chếbiến, chế tạo tăng từ 60,2% năm 2010 lên khoảng 78% năm 2013. Quản lý nhà nướcvề đô thị được tăng cường. Tỷ lệ đô thị hóa tăng từ 30,5% năm 2010 lên 33,4%năm 2013. Đã triểnkhai Đề án tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và pháttriển bền vững. Tập trung chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, đẩy mạnh ứng dụngtiến bộ khoa học kỹ thuật, xây dựng các vùng chuyên canh, sản xuất quy mô lớn,khu nông nghiệp công nghệ cao, liên kết sản xuất với chế biến, bảo quản và tiêuthụ sản phẩm, tham gia mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu. Nhiều mô hình tổchức sản xuất mới phù hợp với năng lực sản xuất, yêu cầu của thị trường và bảođảm hài hòa lợi ích được hình thành và từng bước nhân rộng. Chươngtrình xây dựng nông thôn mới được tích cực triển khai. Nông thôn có nhiều đổi mới,nhất là về kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội; đời sống vật chất và tinh thần củangười dân tiếp tục được cải thiện[20]. Cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động nôngthôn chuyển dịch tích cực; tỷ trọng nông lâm ngư nghiệp trong kinh tế nông thôngiảm[21]; tỷ trọng lao động nông nghiệp trên địa bàn nông thôn giảm từ 49,5%năm 2010 xuống còn 47% năm 2013. Nông nghiệp và nông thôn luôn đóng góp quan trọngvào sự ổn định và phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Tronglĩnh vực dịch vụ, từng ngành và doanh nghiệp thực hiện tái cơ cấu theo hướngnâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh và tập trung phát triển các lĩnh vực có tiềmnăng, lợi thế, có hàm lượng khoa học công nghệ và giá trị gia tăng cao như côngnghệ thông tin, truyền thông, tài chính - ngân hàng, vận tải, logistics, du lịch,thương mại, phân phối... Tăng trưởng khu vực dịch vụ đạt khá cao liên tục trong3 năm qua[22]. 4. Ba đột phá chiến lược được triển khai đồngbộ và đã đạt được một số kết quả Thể chếkinh tế thị trường và Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa tiếp tục được hoànthiện, tạo môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế xã hội và phát huy quyềnlàm chủ của người dân. Tổ chức tốt việc lấy ý kiến nhân dân về sửa đổi Hiếnpháp. Hoàn thành cơ bản chương trình xây dựng luật, pháp lệnh[23]. Chính phủ,Thủ tướng Chính phủ và các bộ, cơ quan ngang bộ ban hành trên 2.200 văn bản quyphạm pháp luật[24]. Chất lượng văn bản được nâng lên và từng bước khắc phụctình trạng chậm ban hành. Đẩymạnh thực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước. Tiếp tụchoàn thiện chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy các bộ ngành, địa phương. Đổi mớichế độ công vụ, công chức, tăng cường công khai minh bạch, đề cao trách nhiệmngười đứng đầu và trách nhiệm giải trình. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thôngtin. Triển khai trên diện rộng cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cấp huyện.Đã đơn giản hóa trên 3.600 thủ tục hành chính. Tiếp tục cải cách thủ tục, giấytờ công dân và hoàn thiện các cơ sở dữ liệu liên quan đến quản lý dân cư. Về pháttriển nguồn nhân lực. Đã triển khai thực hiện quy hoạch và tiếp tục hoàn thiệnthể chế, chính sách về phát triển nguồn nhân lực[25]. Trình Trung ương ban hànhNghị quyết về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo. Mạng lưới và quy môgiáo dục đào tạo được mở rộng[26], chất lượng có bước được nâng lên. Quan tâmphát triển giáo dục đào tạo ở các vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu sốvà các đối tượng chính sách. Nội dung, phương pháp giáo dục đào tạo từng bướcđược điều chỉnh. Đa dạng hóa các hình thức đào tạo gắn với nhu cầu thị trường[27].Công tác thi cử, kiểm định chất lượng, ứng dụng công nghệ thông tin, dạy và họcngoại ngữ có bước tiến bộ. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất cho dạy và học[28].Đội ngũ giáo viên phát triển mạnh về số lượng, chất lượng có bước được nânglên[29]. Quyền tự chủ của các cơ sở đào tạo được mở rộng. Thanh tra, kiểm trađược tăng cường. Thực hiện có hiệu quả chính sách tín dụng ưu đãi cho học sinh,sinh viên nghèo[30]. Nhiều học sinh Việt Nam đoạt giải cao trong các kỳ thi quốctế và khu vực[31]. Đẩy mạnh dạy nghề, nhất là cho lao động nông thôn; phát triểnthị trường lao động, thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao. Tỷ lệ lao động quađào tạo tăng từ 40% năm 2010 lên 49% năm 2013. Tích cựctriển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương, Luật, chiến lược và các chươngtrình về khoa học công nghệ. Quản lý nhà nước về khoa học công nghệ được đổi mới.Tiềm lực khoa học công nghệ được tăng cường một bước[32]. Số công trình nghiêncứu khoa học được công bố và trích dẫn quốc tế năm 2012 tăng khoảng 28% so vớinăm 2011. Đã đưa vào sử dụng 02 vệ tinh viễn thông và 01 vệ tinh viễn thám. Thịtrường khoa học công nghệ có bước phát triển, trong 3 năm đã có khoảng 11.700giao dịch với tổng giá trị trên 5.680 tỷ đồng. Nhiều thành tựu khoa học côngnghệ hiện đại được ứng dụng rộng rãi, nhất là trong các lĩnh vực nông nghiệp,xây dựng, thông tin, y tế… góp phần thiết thực vào phát triển và bảo vệ đất nước. Về xâydựng kết cấu hạ tầng. Đã rà soát, bổ sung thể chế và quy hoạch phát triển kết cấuhạ tầng với tầm nhìn tổng thể, dài hạn. Tập trung khắc phục tình trạng đầu tưcông dàn trải, kém hiệu quả. Tăng cường thu hút các nguồn vốn đầu tư ngoài nhànước với nhiều hình thức (BOT, BT, BOO, PPP) cho phát triển kết cấu hạ tầng[33].Nhiều công trình giao thông, thủy lợi, năng lượng, viễn thông, hạ tầng đô thịđã được đưa vào sử dụng và phát huy hiệu quả. Đang tiếp tục đầu tư xây dựng nhiềucông trình mới quan trọng thiết yếu[34]. 5. Văn hóa, xã hội có tiến bộ; an sinh xã hộiđược bảo đảm; đời sống nhân dân có bước cải thiện Thực hiệnđồng bộ các giải pháp tạo việc làm, nhất là đào tạo nghề, hỗ trợ tín dụng. Ướccả năm tạo việc làm cho khoảng 1,54 triệu người; 3 năm khoảng 4,6 triệu người,trong đó xuất khẩu lao động 253 nghìn người. Tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thànhthị luôn ở mức dưới 4%, hiện khoảng 3,48%. Chínhsách tiền lương từng bước được đổi mới theo nguyên tắc thị trường. Mức lương tốithiểu được điều chỉnh tăng dần, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của đấtnước[35]. Thu nhập dân cư được nâng lên[36]. Điều kiện lao động và quan hệ laođộng có bước được cải thiện; tranh chấp lao động và đình công giảmmạnh[37]. Số ngườitham gia bảo hiểm xã hội tăng[38]. Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bềnvững đạt kết quả tích cực. Tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 14,2% cuối năm 2010 còn 9,6%cuối năm 2012 và dự kiến còn 7,8% vào cuối năm 2013[39]. Thành tựu giảm nghèo,bảo đảm an sinh xã hội của Việt Nam được cộng đồng quốc tế đánh giá cao[40]. Thực hiệntốt chính sách ưu đãi người có công và hỗ trợ các đối tượng chính sách. Trên98% gia đình người có công có mức sống bằng hoặc cao hơn mức sống trung bình củangười dân nơi cư trú. Số người hưởng trợ cấp xã hội thường xuyên tăng từ 1,7triệu cuối năm 2010 lên trên 2,5 triệu năm 2013. Mở rộng diện và tăng mức hỗtrợ đối với đồng bào dân tộc thiểu số. Cấp gạo cho học sinh dân tộc bántrú và học sinh ở vùng đặc biệt khó khăn. Hỗ trợ chi phí học tập, sinh hoạt chotrẻ em nghèo, trẻ em dân tộc thiểu số và ở vùng khó khăn. Thực hiện tốt côngtác cứu trợ đột xuất và khắc phục hậu quả thiên tai[41]. Các chương trình nhà ởxã hội, cụm tuyến dân cư ở Đồng bằng sông Cửu Long, nhà ở tránh lũ ở khu vực miềnTrung được tích cực thực hiện. Dư nợ tín dụng cho chính sách xã hội đến hếttháng 9 năm 2013 đạt 118,5 nghìn tỷ đồng, tăng 32,4% so với cuối năm 2010. Mạng lướivà cơ sở vật chất kỹ thuật y tế tiếp tục phát triển. Chất lượng bảo vệ, chămsóc sức khỏe, khám chữa bệnh được nâng lên. Y tế dự phòng được quan tâm, khôngđể bùng phát dịch bệnh lớn. Đã triển khai nhiều giải pháp giảm quá tải bệnh viện.Ưu tiên đầu tư cho các bệnh viện quá tải cao[42], nhất là tuyến trung ương vàtuyến cuối. Nhiều công trình bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến huyện đã và đang hoànthành đưa vào sử dụng[43]. Tăng cường quản lý, kiểm soát thuốc, giá thuốc và vệsinh an toàn thực phẩm. Tỷ lệ tham gia bảo hiểm y tế tăng từ 63% năm 2010 lên71,2% năm 2013. Tỷ lệ lây nhiễm HIV/AIDS được khống chế dưới 0,3% dân số. Tốc độtăng dân số được kiểm soát. Công tác chăm sóc người cao tuổi, bảo vệ, chăm sócvà giáo dục trẻ em, gia đình, bình đẳng giới, vì sự tiến bộ của phụ nữ có tiếnbộ. Vănhóa, thể thao được quan tâm phát triển. Đã tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyếtTrung ương về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bảnsắc dân tộc. Chú trọng xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện; gìn giữvà phát huy giá trị văn hóa dân tộc. Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đờisống văn hóa gắn với chương trình xây dựng nông thôn mới được đẩy mạnh. Nhiềudi sản văn hóa vật thể và phi vật thể được công nhận là di sản văn hóa quốc giavà thế giới[44]. Thực hiện nhiều giải pháp phát triển văn học nghệ thuật. Côngtác quản lý lễ hội được chấn chỉnh một bước. Phát triển thể dục thể thao quầnchúng, thể thao thành tích cao và chuyên nghiệp. Các hoạt động giao lưu vănhóa, thể thao quốc tế được đẩy mạnh. Thông tin truyền thông phát triểnnhanh[45], đáp ứng nhu cầu thông tin đa dạng của nhân dân. 6. Tăng cường quản lý tài nguyên, bảo vệ môitrường và chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu Triểnkhai thực hiện đồng bộ các giải pháp tăng cường quản lý tài nguyên, khoáng sản,bảo vệ môi trường và chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu. Đã trình Trung ươngban hành Nghị quyết về tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật đất đai và Nghịquyết về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyênvà bảo vệ môi trường. Trình Quốc hội Luật đất đai (sửa đổi). Cơ bản hoàn thànhcấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Thực hiện nhiều giải pháp để quản lý,sử dụng có hiệu quả đất trồng lúa. Tích cực thực hiện Chiến lược,Nghị quyết của Chính phủ về bảo vệ môi trường và chiến lược quốc gia vềtăng trưởng xanh, tăng trưởng bền vững. Kiên quyết xử lý các cơ sở gây ônhiễm môi trường nghiêm trọng. Thực hiện đề án bảo vệ môi trường một số lưuvực sông. Triển khai các chương trình mục tiêu quốc gia về nước sạch và vệsinh môi trường nông thôn; về khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường và ứngphó với biến đổi khí hậu. Nâng cao năng lực phòng tránh và giảm nhẹ thiêntai. Tăng cường giám sát, thanh tra việc thực thi và xử lý vi phạm. 7. Phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm,chống lãng phí đạt được một số kết quả Côngtác phòng chống tham nhũng tiếp tục được thực hiện gắn với triển khai Nghị quyếtTrung ương 4 khoá XI về “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” vàviệc học tập, làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Đã tổng kết thực hiện Nghịquyết Trung ương 3 và Luật Phòng chống tham nhũng. Tiếp tục hoàn thiện thể chế,tổ chức bộ máy và thực hiện nhiều giải pháp phòng chống tham nhũng, lãng phí, tậptrung vào các lĩnh vực dễ phát sinh tiêu cực. Tăng cường chỉ đạo, đôn đốc kiểmtra và công khai kết quả xử lý các vụ việc tham nhũng. Trong gần 3 năm, quathanh tra đã phát hiện 319 vụ việc với 517 cá nhân có hành vi liên quan đếntham nhũng[46]; chuyển cơ quan điều tra 111 vụ và 235 cá nhân; xử lý trách nhiệm52 người đứng đầu. Nângcao hiệu quả công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại tố cáo. Tăng cườngđối thoại, giải quyết khiếu nại ngay từ cơ sở, hạn chế phát sinh mới các khiếunại vượt cấp. Đã tập trung rà soát, ra quyết định xử lý cuối cùng theo quy địnhcủa pháp luật đối với 466 trong số 528 vụ việc tồn đọng kéo dài, bảo đảm côngkhai minh bạch và lợi ích hợp pháp của người dân. 8. Quốc phòng, an ninh, chủ quyền quốc gia đượcbảo đảm; hoạt động đối ngoại đạt được nhiều kết quả tích cực Tiềm lựcquốc phòng và thế trận quốc phòng toàn dân được tăng cường. Sức mạnh tổng hợpvà khả năng sẵn sàng chiến đấu của quân đội nhân dân được nâng lên theo hướngcách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại. Đi nhanh vào hiện đại mộtsố lực lượng cần thiết và có tầm chiến lược. An ninhchính trị và trật tự an toàn xã hội được bảo đảm. Thế trận an ninh nhân dân vàlực lượng công an nhân dân được tăng cường. Bảo vệ an toàn tuyệt đối các mụctiêu và các sự kiện quan trọng của đất nước. Giữ vững an ninh trật tự trên cácđịa bàn chiến lược, trọng điểm. Ngăn chặn kịp thời các âm mưu và hoạt động xâmphạm an ninh quốc gia và chống phá đất nước. Xử lý hiệu quả các vụ việc phức tạp. Côngtác phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội được tập trung chỉ đạo. Tội phạm xâmphạm trật tự xã hội được kiềm chế. Đã triệt phá nhiều băng nhóm tội phạm có tổ chức,nhất là tội phạm kiểu xã hội đen, tội phạm ma túy, tội phạm kinh tế, tội phạm sửdụng công nghệ cao… Trật tự an toàn giao thông có nhiều chuyển biến tích cực.Tai nạn giao thông giảm; ùn tắc giao thông ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh đãđược khắc phục một bước[47]. Côngtác đối ngoại được đẩy mạnh toàn diện; kết hợp chặt chẽ giữa đối ngoại của Đảng,ngoại giao Nhà nước, đối ngoại nhân dân và đạt được nhiều thành tựu quan trọng.Đã chủ động, kiên định trong đấu tranh khẳng định và bảo vệ chủ quyền, lợi íchchính đáng của đất nước và bảo hộ công dân. Đẩy mạnhhợp tác quốc tế và tăng cường đối thoại chiến lược với nhiều đối tác quan trọng.Đã nâng cấp quan hệ song phương với một số quốc gia thành đối tác chiến lược, đốitác hợp tác toàn diện[48]; đưa quan hệ với các đối tác, nhất là các đối tác lớn,đối tác truyền thống đi vào chiều sâu. Đã chủ động tham gia có trách nhiệm vàocác hoạt động của ASEAN và của các tổ chức, các diễn đàn khu vực và quốc tế;đóng góp thiết thực vào giải quyết những vấn đề khu vực và toàn cầu vì hòabình, hợp tác và phát triển. Xử lý phù hợp trước những diễn biến phức tạp trênBiển Đông và những vấn đề mới phát sinh. Tạo được sự đồng tình ủng hộ ngày càngcao của cộng đồng quốc tế trong đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo của ta. Tích cựckhai thác thuận lợi và khắc phục khó khăn trong thực hiện các Hiệp định thươngmại đầu tư đã ký kết, đồng thời chủ động tham gia đàm phán các Hiệp định thươngmại tự do khác để mở rộng thị trường, huy động nguồn lực cho phát triển kinh tếxã hội và nâng cao tính tự chủ của nền kinh tế. Trongnhững năm qua, bằng các giải pháp và sự phối hợp hiệu quả, công tác quốc phòng,an ninh, đối ngoại đã góp phần quan trọng tạo môi trường và điều kiện thuận lợicho bảo vệ và phát triển đất nước; nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốctế. Nhìn lạiviệc thực hiện kế hoạch năm 2013, trong 15 chỉ tiêu được Quốc hội thông qua, có11 chỉ tiêu ước đạt và vượt kế hoạch, 2 chỉ tiêu xấp xỉ đạt và 2 chỉ tiêu khôngđạt[49]. Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu suy giảm, kinh tế trong nước gặp nhiềukhó khăn và phải tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm ansinh xã hội và quốc phòng an ninh, đạt được kết quả nêu trên là cố gắng lớn củacả hệ thống chính trị, của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân. II. NHỮNGHẠN CHẾ, YẾU KÉM Bên cạnhkết quả đạt được, kinh tế - xã hội vẫn còn những hạn chế, yếu kém chủ yếu sau: 1. Kinhtế vĩ mô cơ bản ổn định, lạm phát được kiểm soát nhưng chưa vững chắc. Cân đốingân sách khó khăn, bội chi cao hơn kế hoạch. Việc thực hiện lộ trình giá thịtrường đối với một số mặt hàng và dịch vụ thiết yếu còn chậm, chưa tạo được sựđồng thuận cao trong xã hội. Hoạt động của một số tổ chức tín dụng chưa thật antoàn. Thị trường bất động sản, thị trường chứng khoán còn trầm lắng. Tổng vốn đầutư phát triển toàn xã hội so với GDP không đạt kế hoạch[50]. Hiệu quả, sức cạnhtranh của nền kinh tế còn thấp. 2. Sảnxuất kinh doanh còn nhiều khó khăn. Nợ xấu còn cao[51]. Số doanh nghiệp giải thể,ngừng hoạt động còn lớn[52]. Tăng trưởng GDP chưa đạt kế hoạch (5,4% so với kếhoạch 5,5%). Công nghiệp tăng trưởng còn chậm[53]. Xuất khẩu nông sản khó khăn,hiệu quả còn thấp. Khả năng phòng tránh, giảm nhẹ tác hại của thiên tai đối vớisản xuất và đời sống, nhất là sản xuất nông nghiệp còn nhiều hạn chế[54]. 3. Táicơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng còn chậm so với yêu cầu. Nhiềungành, sản phẩm giá trị gia tăng còn thấp, chưa gắn được nhiều với mạng sản xuấtvà chuỗi giá trị toàn cầu. Đổi mới công nghệ còn chậm. Hiệu quả sử dụng vốn đầutư còn thấp[55]. Giải quyết nợ đọng trong xây dựng cơ bản còn chậm. Tái cơ cấudoanh nghiệp nhà nước và các tổ chức tín dụng chưa đạt yêu cầu; quản trị doanhnghiệp chậm đổi mới, hiệu quả sản xuất kinh doanh còn thấp. Chất lượng quy hoạchvà quản lý quy hoạch còn nhiều hạn chế. Tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nôngthôn mới còn chậm, ngân sách nhà nước còn hạn hẹp, chưa huy động được nhiều nguồnlực xã hội. 4. Triểnkhai thực hiện 3 đột phá chiến lược còn chậm. Cải cách thể chế chưa đồng bộ,chưa có cơ chế chính sách đột phá thúc đẩy phát triển. Quy trình xây dựng, chấtlượng và tổ chức thực hiện pháp luật, chính sách còn nhiều bất cập. Cải cáchhành chính chưa đáp ứng được yêu cầu. Kỷ luật kỷ cương hành chính chưa nghiêm,công tác giám sát, thanh tra còn nhiều hạn chế. Chất lượng giáo dục đào tạo vànguồn nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu. Cơ cấu đào tạo chưa hợp lý, thiếu lao độngchất lượng cao. Chưa chú trọng đào tạo lại và đào tạo nâng cao. Việc thu hútngười có trình độ cao vào bộ máy hành chính nhà nước còn nhiều vướng mắc. Đónggóp của khoa học công nghệ vào phát triển kinh tế - xã hội chưa nhiều. Hệ thốngkết cấu hạ tầng vẫn chưa đáp ứng kịp yêu cầu phát triển, chưa có cơ chế chínhsách hiệu quả để thu hút mạnh đầu tư từ khu vực ngoài nhà nước. 5. Lĩnhvực văn hoá, xã hội còn nhiều hạn chế, yếu kém. Giải quyết việc làm chưa đạt kếhoạch. Tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo còn cao, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số.Khoảng cách giàu - nghèo còn lớn. Chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân nhiều mặtcòn hạn chế, một số vụ việc gây bức xúc trong xã hội. Việc khắc phục tình trạngquá tải bệnh viện còn chậm. Quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm cònnhiều yếu kém. Xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc chưa đạtyêu cầu; tác động của mặt trái cơ chế thị trường và hội nhập quốc tế chưa đượcngăn chặn có hiệu quả; nhiều biểu hiện xấu về đạo đức, lối sống gây bức xúctrong xã hội. Công tác quản lý thông tin, báo chí, nhất là trên internet vẫncòn bất cập. 6. Côngtác quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường còn nhiều hạn chế, yếu kém. Kỷ luật kỷcương trong quản lý, khai thác và sử dụng đất đai, tài nguyên khoáng sản cònchưa nghiêm. Một số công trình thủy điện chưa thực hiện tốt yêu cầu về an toànvà bảo vệ môi trường. Ô nhiễm môi trường tại nhiều khu, cụm công nghiệp, làngnghề, cơ sở sản xuất, lưu vực sông chậm được cải thiện. Khả năng ứng phó với biếnđổi khí hậu vẫn còn hạn chế. Tình trạng ngập lụt ở một số thành phố lớn chậm đượckhắc phục. 7. Côngtác phòng chống tham nhũng, lãng phí chưa đạt yêu cầu so với mục tiêu đề ra làngăn chặn, từng bước đẩy lùi. Tham nhũng, lãng phí vẫn còn nghiêm trọng. Côngtác giám sát, thanh tra, kiểm tra hiệu quả chưa cao, ít phát hiện tham nhũng. Xửlý các vụ việc tham nhũng còn chậm. Tình trạng nhũng nhiễu của một bộ phận cánbộ, công chức, viên chức gây bức xúc trong nhân dân chậm được khắc phục. Lãngphí thời gian, nguồn lực còn lớn. Ý thức tiết kiệm chưa được đề cao. 8. Bảovệ chủ quyền quốc gia còn nhiều thách thức. An ninh chính trị và trật tự antoàn xã hội vẫn còn tiềm ẩn những nhân tố có thể gây mất ổn định ở một số địabàn. Công tác bảo đảm an toàn, an ninh thông tin mạng còn nhiều bất cập. Việckhắc phục tình trạng lộ lọt bí mật Nhà nước và đấu tranh ngăn chặn hành vi lợidụng internet gây phương hại cho đất nước hiệu quả chưa cao. Tội phạm và tệ nạnxã hội vẫn còn nhiều bức xúc. Tai nạn giao thông còn diễn biến phức tạp. Khiếukiện liên quan đến đất đai vẫn còn nhiều. III.NGUYÊN NHÂN VÀ MỘT SỐ KINH NGHIỆM 1. Nguyên nhân Những hạnchế, yếu kém trên đây do cả nguyên nhân khách quan và chủ quan. Bên cạnh nhữngvấn đề mới phát sinh vẫn còn những tồn tại của nhiều năm trước. 1) Tìnhhình thế giới biến động phức tạp, khó lường. Khoa học công nghệ phát triển vượtbậc; cạnh tranh trên thị trường thế giới hết sức gay gắt, toàn cầu hóa diễn ranhanh, sự tùy thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế ngày càng lớn. Hội nhập quốctế của nước ta ngày càng sâu rộng. Những biến động bên ngoài tác động trực tiếp,tức thì đến kinh tế xã hội trong nước; trong khi tư duy phát triển và khả năngnắm bắt, phân tích, dự báo chưa đáp ứng kịp yêu cầu nên nhiều chính sách, giảipháp đề ra chưa kịp thời, phù hợp. 2) Nhậnthức trên một số vấn đề về chủ trương, quan điểm đã được đề ra vẫn còn khácnhau dẫn đến đổi mới thể chế, chính sách còn ngập ngừng, thiếu nhất quán, nhấtlà về vai trò của nhà nước và kinh tế nhà nước trong kinh tế thị trường, bảo đảmquyền làm chủ của nhân dân, sở hữu và quyền sử dụng đất đai, giá cả một số mặthàng và dịch vụ công thiết yếu… chưa tạo được đột phá để huy động mạnh mọi nguồnlực cho phát triển. Phương thức lãnh đạo của cấp ủy Đảng, quản lý của chính quyềnvẫn chưa đủ rõ, chưa đáp ứng kịp yêu cầu trong điều kiện kinh tế thị trường vàhội nhập quốc tế. 3) Quảnlý nhà nước còn nhiều mặt chưa tốt. Tổ chức thực hiện chủ trương, chính sách củaĐảng, Nhà nước đã có nhiều cố gắng nhưng còn chậm, hiệu quả chưa cao. Chưa tậptrung được cao nhất nguồn lực và thời gian để ứng phó với tác động hết sức nặngnề của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu. 2. Một số kinh nghiệm bước đầu qua 3 năm thựchiện kế hoạch Một là,trong bối cảnh mới, phải đột phá trong đổi mới tư duy phát triển, lấy lợi íchquốc gia, dân tộc làm mục tiêu cao nhất để có chủ trương, chính sách huy động mọinguồn lực trong và ngoài nước phục vụ công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đồngthời phải đề cao tinh thần thượng tôn pháp luật, giữ nghiêm kỷ luật kỷ cương, tậptrung hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường và Nhà nước pháp quyền xã hội chủnghĩa. Hai là,phải bám sát thực tiễn của đất nước, nắm bắt nhanh những diễn biến mới và nângcao năng lực phân tích dự báo để kịp thời xác định mục tiêu, chính sách, giảipháp phù hợp với thực tế tình hình. Đồng thời phải quyết liệt, kiên trì, sáng tạotổ chức thực hiện những chủ trương đúng đắn đã có của Đảng, Nhà nước. Ba là,trong quản lý điều hành phải tập trung cao nhất cho mục tiêu ưu tiên kiểm soátlạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô; đồng thời phải bảo đảm điều kiện cần thiết chotăng trưởng hợp lý. Trong điều kiện kinh tế khó khăn vẫn phải ưu tiên nguồn lựcđể bảo đảm an sinh xã hội, phát triển nông nghiệp nông thôn và tăng cường tiềmlực cần thiết cho quốc phòng an ninh. Phát triển kinh tế phải gắn với phát triểnvăn hóa xã hội và bảo vệ môi trường. Bốn là,trong bối cảnh kinh tế xã hội có nhiều khó khăn vẫn phải huy động phù hợp và sửdụng có hiệu quả cao nhất các nguồn lực trong nước; đồng thời phải chủ độngtăng cường hội nhập quốc tế để thu hút nhiều nguồn lực từ bên ngoài và tạo thêmđiều kiện thuận lợi cho phát triển và bảo vệ đất nước. Năm là,cả hệ thống chính trị phải làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền; phát huyvai trò của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân, tăng cường khối đại đoàn kếttoàn dân tộc; tạo đồng thuận xã hội trong việc xây dựng và thực hiện các chủ trương,chính sách của Đảng, Nhà nước và giữ vững ổn định chính trị, xã hội. Phần thứ hai MỤCTIÊU, NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI NĂM 2014 - 2015 Tìnhhình thế giới diễn biến phức tạp, khó lường. Cạnh tranh giữa các nước lớn tạikhu vực châu Á - Thái Bình Dương và tranh chấp chủ quyền trên biển đảo tiếp tụcdiễn ra gay gắt. Kinh tế thế giới phục hồi chậm và còn nhiều khó khăn. Liên kếtkinh tế quốc tế, đặc biệt là trong khu vực tiếp tục chuyển biến sâu sắc theo hướngtăng cường hợp tác và cạnh tranh thông qua các Hiệp định thương mại tự do. Việchình thành Cộng đồng ASEAN vào năm 2015, Hiệp định đối tác xuyên Thái BìnhDương (TPP), các Hiệp định thương mại tự do với EU và với các đối tác lớn khácsẽ mở ra cho nước ta những thuận lợi và cơ hội phát triển mới nhưng cũng đặt ranhiều thách thức, khó khăn. Trongnước, chính trị xã hội ổn định. Kinh tế có nhiều chuyển biến tích cực, đúng hướng.Kinh nghiệm lãnh đạo, quản lý, điều hành có bước được nâng lên. Tuy nhiên, vẫncòn nhiều khó khăn, hạn chế, yếu kém như đã nêu ở trên, nhất là sức cạnh tranhcủa nền kinh tế còn thấp, nhu cầu nguồn lực để thực hiện 3 đột phá chiến lược,tái cơ cấu nền kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội và quốc phòng an ninh là rất lớntrong khi ngân sách còn hạn hẹp. Chúng ta còn phải dành nhiều công sức để ứngphó với thiên tai ngày càng diễn biến phức tạp. 1. Mục tiêu tổng quát Tiếp tụcổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát; phục hồi tăng trưởng và nâng cao chấtlượng hiệu quả sức cạnh tranh; đẩy mạnh thực hiện 3 đột phá chiến lược, tái cơcấu nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng. Bảo đảm an sinh xã hội vàphúc lợi xã hội, cải thiện đời sống nhân dân. Bảo vệ tài nguyên, môi trườngvà chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu. Đẩy mạnh cải cách hành chính, phòngchống tham nhũng, lãng phí; cải thiện môi trường kinh doanh. Bảo đảm quốc phòngvà an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Tăng cường và nâng cao hiệu quảcông tác đối ngoại và hội nhập quốc tế. Năm2014 tập trung cao cho ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát; đồng thờitranh thủ thuận lợi, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, phấn đấu đạt mứctăng trưởng cao hơn năm 2013. 2. Các chỉ tiêu chủ yếu năm 2014 - 2015 Phấn đấuđạt tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân khoảng 6%/năm. GDP bình quân đầu người khoảng 2.200 - 2.300USD vào năm 2015. Giá tiêu dùng tăng khoảng 7%/năm. Kim ngạch xuất khẩu tăngbình quân 10%/năm. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội bằng khoảng 31 - 32% GDP. Giảiquyết việc làm cho 3,0 - 3,2 triệu lao động; tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thànhthị dưới 4%. Tỷ lệ lao động qua đào tạođạt 55% vào năm 2015. Tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân khoảng 1,5 - 2%/năm, riêngcác huyện nghèo giảm 4%. Tỷ lệ che phủ rừng đến năm 2015 đạt 42%. 3. Các chỉ tiêu kế hoạch năm 2014 Về kinhtế: Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt khoảng 5,8%. Giá tiêu dùng tăng khoảng 7%.Kim ngạch xuất khẩu tăng 10%. Tỷ lệ nhập siêu khoảng 6%. Tổng vốn đầu tư toànxã hội bằng khoảng 30% GDP. Bội chi ngân sách 5,3% GDP. Về xã hội:Tỷ lệ hộ nghèo giảm khoảng 1,7 - 2%, riêng các huyện nghèo giảm 4%. Tạo việclàm cho khoảng 1,6 triệu lao động; tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị dưới4%. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 52%. Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡngdưới 15,5%. Số giường bệnh trên 1 vạn dân (không tính giường trạm y tế xã) đạt22,5 giường. Về môitrường: Tỷ lệ cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng được xử lý đạt 85%. Tỷlệ khu công nghiệp, khu chế xuất đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tậptrung đạt tiêu chuẩn môi trường 80%. Tỷ lệ che phủ rừng đạt 41,5%. Tỷ lệ dân sốnông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt 84%. Tỷ lệ dân số đô thịđược sử dụng nước sạch 80%. Tỷ lệ chất thải rắn ở đô thị được thu gom 84,5%. 4. Các nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu 1) Tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô, kiểmsoát lạm phát Kiên địnhmục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát. Tiếp tục thực hiện chínhsách tiền tệ linh hoạt, chính sách tài khóa chặt chẽ. Điều hành lãi suất phù hợpvới mục tiêu kiểm soát lạm phát. Tăng dư nợ tín dụng phù hợp và bảo đảm chất lượngtín dụng. Điều hành hiệu quả tỷ giá, thị trường ngoại hối, thị trường vàng, bảođảm giá trị đồng tiền Việt Nam. Đẩy mạnh xuất khẩu, kiểm soát nhập khẩu. Tăng dựtrữ ngoại hối. Thúc đẩy phát triển thị trường vốn, thị trường chứng khoán. Tăng cườngquản lý ngân sách nhà nước, tập trung chống thất thu, thực hiện triệt để tiếtkiệm, kiên quyết cắt giảm các khoản chi chưa thật cần thiết. Đề nghị Quốc hộixem xét chấp thuận mức bội chi ngân sách nhà nước năm 2013 - 2014 là 5,3% GDP,từ năm 2015 sẽ điều chỉnh giảm dần. Dành bội chi ngân sách cho đầu tư phát triểnvà trả nợ. Bảo đảm tổng vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước và trái phiếu Chính phủnăm 2014 không thấp hơn năm 2013 để thúc đẩy tái cơ cấu kinh tế, thực hiện ba độtphá chiến lược và phục hồi tăng trưởng. Phát hành thêm trái phiếu Chính phủtrong trần nợ công cho phép (65% GDP). Kiểm soát chặt chẽ nợ công, nợ chính phủ,nợ nước ngoài của quốc gia, bảo đảm trong giới hạn an toàn. Sử dụng cổ tức từcác doanh nghiệp có cổ phần nhà nước chưa giao về Tổng công ty Đầu tư và Kinhdoanh vốn (SCIC) để bổ sung vốn đầu tư cơ sở hạ tầng trong 2 năm 2013 - 2014. Tiếp tụcthực hiện cơ chế giá thị trường đối với các mặt hàng, dịch vụ công thiết yếunhư điện, than, xăng dầu, nước, dịch vụ y tế... theo lộ trình phù hợp, bảo đảmyêu cầu kiểm soát lạm phát, công khai minh bạch và có hỗ trợ cho các đối tượngchính sách, người nghèo. Tăng cường quản lý thị trường, giá cả. 2) Tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuấtkinh doanh, bảo đảm tăng trưởng hợp lý Tăng tổngcầu và hỗ trợ phát triển thị trường trong nước. Tiếp tục thực hiện cuộc vận động“Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. Thực hiện đồng bộ các giải pháp vàkhai thác có hiệu quả các cơ hội, các ưu đãi trong cam kết quốc tế để mở rộngthị trường xuất khẩu. Hạn chếphát sinh và đẩy nhanh xử lý nợ xấu theo Đề án đã được phê duyệt; đề cao tráchnhiệm của các tổ chức tín dụng và phát huy vai trò của Công ty Quản lý tài sản(VAMC). Ưu tiên vốn tín dụng cho nông nghiệp, nông thôn, sản xuất hàng xuất khẩu,doanh nghiệp nhỏ và vừa, công nghiệp hỗ trợ, công nghệ cao. Điều hành lãi suấtcho vay phù hợp và tạo thuận lợi cho doanh nghiệp tiếp cận vốn. Đơn giảnhóa thủ tục hành chính, nhất là về thuế, hải quan, đất đai, thành lập, giải thểdoanh nghiệp... tạo thuận lợi và giảm chi phí cho sản xuất kinh doanh. Hoàn thiệncơ chế chính sách hỗ trợ để phát triển mạnh doanh nghiệp nhỏ và vừa. Thực hiệncó hiệu quả gói hỗ trợ nhà ở xã hội và các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho thịtrường bất động sản. Thực hiệncác giải pháp hỗ trợ sản xuất kinh doanh theo đặc thù ngành, các chính sách ưuđãi về thuế, |