Tiềm năng trở thành di sản thiên nhiên thế giới của khu quần đảo Cát Bà_keo chau au
作者:La liga 来源:Nhà cái uy tín 浏览: 【大中小】 发布时间:2025-01-11 03:24:10 评论数:
Khu Di sản quần đảo Cát Bà bao gồm Khu Dự trữ sinh quyển Cát Bà,ềmnăngtrởthànhdisảnthiênnhiênthếgiớicủakhuquầnđảoCátBàkeo chau au Vườn Quốc gia Cát Bà và quần đảo Long Châu, Khu Bảo tồn biển thuộc huyện Cát Hải, Thành phố Hải Phòng với tổng diện tích là 33.670 ha, gồm 388 hòn đảo đá vôi, lớn nhất là đảo Cát Bà với diện tích 144 km.
Hiện nay Chính phủ Việt Nam đang lập hồ sơ đề nghị UNESCO công nhận Khu Di sản quần đảo Cát Bà là Di sản Thiên nhiên Thế giới (DSTNTG) do đáp ứng được những tiêu chí sau đây của Ủy ban Di sản Thế giới của UNESCO :
Tiêu chí ix: Là những ví dụ tiêu biểu cho quá trình sinh thái và sinh học đang tiếp diễn trong quá trình tiến hóa và phát triển của các dạng địa hình, vùng nước ngọt, biển và ven biển và các quần xã động, thực vật
Thực tế đã cho thấy Khu Di sản quần đảo Cát Bà là những ví dụ nổi bật, tiêu biểu cho các hệ sinh thái biển-đảo nhiệt đới, cận nhiệt đới điển hình của Châu Á với 7 hệ sinh thái liền kề, kế tiếp nhau phát triển trong khu vực quần đảo từ các vách núi đá vôi cao tới 322m đến sát bờ đảo đó là hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới nguyên sinh trên đảo đá vôi lớn nhất Việt Nam và tiêu biểu của thế giới ; hệ sinh thái hang động tiêu biểu cho địa hình karst trên biển; hệ sinh thái rừng ngập mặn còn nguyên vẹn và lớn nhất ở đảo Việt Nam; hệ sinh thái các bãi triều với các thảm sinh vật bám đặc sắc hiếm có; hệ sinh thái rạn san hô phát triển bậc nhất Vịnh Bắc Bộ; hệ sinh thái đáy biển tương đối bằng phẳng được bao phủ bởi khối nước biển trong xanh in hình của 388 hòn đảo được phủ kín bởi thảm thực vật và hệ sinh thái hồ nước mặn với 26 hồ là hệ đặc thù thể hiện lịch sử tiến hóa của vùng biển chỉ có ở Cát Bà- Hạ Long và một vài nước trên thế giới.
Quá trình sinh thái và sinh học đang tiếp diễn qua 18.000 năm phát triển với việc hình thành và phát triển các quần xã động vật, thực vật trên đảo và dưới biển, việc hình thành các loài mới được thể hiện bằng 21 loài động, thực vật đặc hữu cho khu vực.
Tiêu chí x: Là những nơi cư trú tự nhiên quan trọng nhất và tiêu biểu nhất, mang giá trị bảo tồn nguyên trạng sự đa dạng sinh học, trong đó có những môi trường sống chứa đựng những loài động vật hoặc thực vật đang bị đe dọa có giá trị nổi bật toàn cầu xét theo quan điểm khoa học hoặc bảo tồn.
Quần đảo Cát Bà là trung tâm đa dạng sinh học cao với 3.860 loài thực vật và động vật trên cạn và dưới biển, trong đó có tới 130 loài quý hiếm trong danh mục sách đỏ Việt Nam và 76 loài trong sách đỏ của IUCN toàn cầu.
Đáng chú ý là 76 loài nằm trong danh lục đỏ IUCN có 01 loài linh trưởng, 2 loài rùa biển và 6 loài thực vật được xếp ở cấp cực kỳ nguy cấp (CR) đó là loài Voọc đầu trắng ( Trachypithecus poliocephalus), Rùa da ( Dermochelys coriacea), Đồi mồi ( Eretmochelys imbricate ), Dó bầu ( Aquilaria crassna), Mun ( Diospyros mun ), Táu muối ( Vatica diospyroides), Chò chỉ ( Parashorea chinensis), Sao hồng gai (Hopea chinensis) và Dầu nàng song ( Disterocarpus dyeri). Loài Voọc đầu trắng ( Trachypithecus poliocephalus) là loài đặc hữu hiện nay chỉ còn một quần thể với 63 cá thể phân bổ duy nhất ở Cát Bà, không còn thấy ở bất kỳ nơi nào khác trên thế giới. Chính vì vậy, IUCN đã đưa Voọc đầu trắng vào danh sách loài có giá trị quý hiếm ngoại hạng toàn cầu có nguy cơ tuyệt chủng cao cần bảo vệ khẩn cấp và Việt Nam vinh danh Voọc đầu trắng là biểu tượng của quần đảo Cát Bà.
So sánh Di sản quần đảo Cát Bà với các khu Di sản Thiên nhiên thế giới đã được UNESCO công nhận :
- Nhiều khu DSTNTG được công nhận chỉ dựa trên 01 tiêu chí, thí dụ như Vịnh Hạ Long được công nhận là DSTNTG năm 1994 theo tiêu chí vii -giá trị thẩm mỹ và được công nhận là DSTNTG năm 2000 theo tiêu chí viii- giá trị toàn cầu về địa chất-địa mạo.
Vườn Quốc gia Phong Nha- Kẻ Bàng được công nhận là DSTNTG năm 2003 cũng theo tiêu chí vii nêu trên.
Trong khi đó thì Di sản quần đảo Cát Bà đáp ứng được cả 2 tiêu chí là ix và x, với giá trị đa dạng sinh học cao, nổi bật toàn cầu với nhiều loài đặc hữu, quý hiếm, đặc biệt là Voọc đầu trắng.
-Di sản quần đảo Cát Bà do có liên quan đến biển theo cả 2 tiêu chí là ix và x cho nên được thêm sự ưu tiên đánh giá của Ủy ban Di sản Thế giới của UNESCO.
Cơ sở đề nghị công nhận quần đảo Cát Bà là DSTNTG tách biệt với DSTNTG Hạ Long
Mặc dù có chung vẻ đẹp thẩm mỹ nhưng Quần đảo Cát Bà (QĐCB) không phải là phần nối dài của Vịnh Hạ Long (VHL) với những lập luận sau đây :
- Sự khác biệt về đa dạng sinh học : do QĐCB có 7 hệ sinh thái liền kề, kế tiếp nhau còn VHL không có được rừng mưa nhiệt đới nguyên sinh, phần ven bờ hệ sinh thái rừng ngập mặn bị chia cắt nên bị suy giảm tính đa dạng sinh học. Với diện tích 1.553km2, VHL có 2.949 loài động , thực vật với mật độ bình quân 1,9 loài/1km2. VHL có 102 loài quý hiếm trong sách đỏ Việt Nam ( trong đó có 36 loài trong danh lục đỏ IUCN). Trong khi đó QQĐCB với tổng diện tích 336 km2, có tới 3.860 loài sinh vật với mật độ bình quân 11,5 loài/1km2. QĐCB có tới 130 loài quý hiếm trong sách đỏ Việt Nam ( trong đó có 76 loài trong danh lục đỏ IUCN).Với 01 loài linh trưởng, 2 loài rùa biển và 6 loài thực vật được xếp ở cấp cực kỳ nguy cấp (CR) đó là loài Voọc đầu trắng, Rùa da , Đồi mồi, Dó bầu, Mun, Táu muối, Chò chỉ, Sao hồng gai và Dầu nàng song, IUCN đã đánh giá QQĐCB có giá trị nổi bật toàn cầu về khoa học và bảo tồn đa dạng sinh học.
- Sự khác biệt về cấu trúc địa chất, địa mạo : VHL là một vịnh biển ven bờ có nhiều hòn đảo nhỏ đá vôi nằm tách biệt nhau, trong khi QĐCB là một khối đảo đá vôi lớn – một “ tiểu lục địa” trên biển. VHL là một thủy vực nước mặn, còn vùng nước ven QĐCB là cả nước mặn và lợ-mặn nên đa dạng sinh học sẽ cao hơn hẳn.
Đá gốc đảo Cát Bà thuộc về 3 hệ tầng là Phố Hàn, Cát Bà và Quang Hanh có tuổi kéo dài từ Đevon muộn đến Pecmi muộn. Trong khi đó hệ tầng Phố Hàn gần như không có mặt trên VHL.
- Sự khác biệt về quy mô, tiến hóa và đặc điểm karst : tổng diện tích của các đảo đá vôi của VHL nhỏ hơn diện tích của riêng đảo Cát Bà rất nhiều. Nhìn nhận theo bức tranh tổng thể trước khi biển tiến Holocen tràn ngập khu vực vào khoảng 7-8 nghìn năm trước, VHL là một vùng đồng bằng karst, trên đó nổi lên các khối sót đá vôi độ cao chừng trăm mét trở xuống, gắn kết cụ thể với thời kỳ tiến hóa trong phạm vi từ kỷ Đệ tứ, khoảng 2 triệu năm trở lại. Trong khi đó Cát Bà là một vùng núi karst với độ cao trên ba trăm mét, gắn kết cụ thể với lịch sử tiến hóa từ Miocen, khoảng 20 triệu năm trở lại đây.
- Sự khác biệt về cảnh quan địa hình : VHL là đồng bằng karst bị biển ngập chìm với nhiều hòn tháp và hòn chop karst cùng tồn tại. Trong khi Cát Bà là vùng núi karst bị biển lấn bao quanh, có nhiều hòn chóp karst, các thung lũng, tùng và áng. Cũng chỉ với Cát Bà, một đảo đá vôi kích thước lớn mới có đủ không gian để tồn tại thung lũng và đầm hồ nước ngọt trên đảo, suối trên đảo và tùng, áng ven đảo. Tùng là các vụng vịnh có hình dáng kéo dài nằm ven đảo Cát Bà, không tồn tại trên Vịnh Hạ Long, vốn là các thung lũng sông suối có nguồn gốc karst bị biển làm ngập chìm. Áng là các hồ nước mặn, có nguồn gốc từ phễu karst, rất phổ biến ở Cát Bà nhưng ở Vịnh Hạ Long mới chỉ thấy duy nhất một hồ nước mặn trên đảo Cống Đỏ. Tùng, áng là các hệ sinh thái đặc biệt tồn tại ở Cát Bà.
Chính sự có mặt của các tùng và áng với bờ đá không quá dốc đã tạo điều kiện cho rạn san hô phát triển ở Cát Bà.
Cảnh quan địa hình Cát Bà còn khác biệt với Hạ Long bởi sự có mặt phổ biến của các bãi cát biển cấu tạo từ vỏ vôi sinh vật, chủ yếu từ san hô và sinh vật tham gia tạo rạn san hô.
- Sự khác biệt về tiêu chí quản lý :
Nếu Cát Bà được công nhận là Di sản Thiên nhiên thế giới theo tiêu chí ix- tiêu biểu cho quá trình sinh thái và sinh học đang tiếp diễn và tiêu chí x- bảo tồn đa dạng sinh học thì phương thức quản lý cần có sự khác biệt so với Di sản Thiên nhiên thế giới Hạ Long theo tiêu chí vii- thẩm mỹ ( 1994) và tiêu chí viii- địa chất – địa mạo (2000).
Khi đó cần có 2 phương án quản lý tương đối khác nhau phù hợp với 2 khu Di sản Thiên nhiên thế giới này để tránh áp lực du lịch quá lớn từ Vịnh Hạ Long có thể tổn hại tới các hệ sinh thái và tính đa dạng sinh học của Khu Di sản quần đảo Cát Bà.
Tháng 6 tới đây tại Qatar, Ủy ban Di sản Thế giới sẽ xem xét đề cử của các nước trên cơ sở ý kiến đánh giá kỹ thuật của Hội đồng chuyên môn do IUCN chủ trì, người Việt Nam có quyền hy vọng rằng Khu Di sản quần đảo Cát Bà sẽ được công nhận là Di sản Thiên nhiên Thế giới do đáp ứng được 2 tiêu chí ix và x đã nêu ở trên.
(Theo haiphong.gov.vn)