TheĐầutưvàoviễnthôngtoàncầusẽtăngtrưởngmạnhtrongnăsoi kèo sông lam nghệ ano Dell'Oro, bất chấp tình hình đại dịch đang diễn ra, đầu tư vào lĩnh vực viễn thông vô tuyến toàn cầu sẽ có sự tăng trưởng mạnh mẽ, do các khoản đầu tư gia tăng ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương và tại Trung Quốc.
Trong Báo cáo cập nhật về CAPEX trong lĩnh vực viễn thông năm 2020, Dell'Oro đã phân tích mối quan hệ giữa CAPEX và doanh thu của lĩnh vực vô tuyến và hữu tuyến của hơn 50 nhà mạng, cho thấy nó chiếm khoảng 80% CAPEX và doanh thu trên toàn thế giới.
Đầu tư vào vô tuyến toàn cầu sẽ tăng trưởng mạnh trong năm 2020 |
Giáo sư Stefan Pongratz – nhà phân tích của Dell'Oro cho biết: “Ngay cả khi chúng tôi đang đưa ra dự báo này vào giữa đại dịch, chúng tôi đã không thực hiện bất kỳ sửa đổi nào về tài liệu, một phần vì chúng tôi tin rằng cuộc suy thoái này có một chút khác biệt so với suy thoái trước đó. Mặc dù rõ ràng có một số vấn đề bất lợi trong ngắn hạn nhưng chúng tôi cũng tin rằng có thể có một số mặt tích cực trong dài hạn”.
Báo cáo của Dell'Oro chỉ ra, năm 2019, CAPEX trong lĩnh vực vô tuyến được điều chỉnh tăng 4% so với năm trước, điều đó được thúc đẩy bởi các khoản đầu tư vào công nghệ vô tuyến khi các nhà khai thác chuyển từ 4G sang 5G. Tuy nhiên, chi tiêu kết hợp giữa hữu tuyến và vô tuyến ở cả Bắc Mỹ và Châu Âu đã giảm trong năm ngoái với tỷ lệ tương đối thấp ở mức một chữ số.
Tăng trưởng CAPEX ngành viễn thông toàn cầu được dự báo sẽ tăng trưởng với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) là 1% trong giai đoạn 2019-2022, trong khi công ty Dell'Oro tiếp tục dự báo tăng trưởng CAPEX cho vô tuyến sẽ tăng mạnh trong năm 2020.
Trong khi đó, tại Mỹ, nhà mạng AT&T đang có kế hoạch chi tiêu ít hơn cho CAPEX vào năm 2020 so với năm 2019. Năm ngoái, tổng vốn đầu tư của AT&T là 23,7 tỷ USD, trong khi đó dự kiến năm 2020 là khoảng 20 tỷ USD (tuy nhiên các số liệu này không tách rời chi phí cho mạng hữu tuyến và vô tuyến).
“Ngay cả khi rút lại CAPEX dự kiến của AT&T vào năm 2020, chúng tôi dự báo mức CAPEX ở Mỹ sẽ ổn định trong giai đoạn dự báo. Tổng CAPEX của Mỹ (không bao gồm CAPEX tích hợp T-Mobile/Sprint) được dự báo sẽ vẫn tăng trong giai đoạn dự báo”, Giáo sư Stefan Pongratz nhận định.
Dell'Oro cho rằng, các khoản đầu tư của Mỹ vào băng tần trung sẽ duy trì ở mức cao, trong khi chi phí đầu tư cho băng tần cao (băng tần sóng milimet) sẽ tăng lên và chi tiêu đầu tư liên quan đến băng tần thấp sẽ không thay đổi hoặc giảm.
Vào giữa tháng 3 vừa qua, nhà mạng Verizon của Mỹ cũng đã tăng vốn đầu tư năm 2020 thêm 500 triệu USD để đẩy nhanh quá trình chuyển đổi sang mạng 5G và chuẩn bị cho bất kỳ tác động tiềm tàng nào ảnh hưởng đến mạng lưới do Covid-19. Với việc tăng thêm vốn đầu tư, Verizon hiện dự kiến đầu tư từ 17,5 tỷ đến 18,5 tỷ USD cho năm 2020.
Tuy nhiên, Dell'Oro thừa nhận vẫn còn quá sớm để biết đầy đủ tác động đối với con người và nền kinh tế từ đại dịch Covid-19, nhưng hy vọng có thể có một số ít bất lợi trong CAPEX ngắn hạn.
Những thách thức ngắn hạn đối với các công ty viễn thông đó là các tác động đến chuỗi cung ứng cũng như không thể nâng cấp mạng hoặc triển khai thiết bị mới trong thời gian Covid-19 đang diễn ra, trong khi một số quốc gia có thể ngừng hoạt động trong một thời gian.
Nhìn xa hơn, Dell'Oro cho rằng Covid-19 có thể tác động tích cực đến chi tiêu vốn trong lĩnh vực viễn thông.
Giáo sư Stefan Pongratz cho biết: “Chúng tôi không hạ thấp thảm kịch mà Covid-19 gây ra những tổn thất to lớn cho con người cũng như nền kinh tế. Nhưng chúng tôi tin rằng Covid-19 đã và sẽ tiếp tục vạch trần khoảng cách số (digital divide), qua đó nhằm thúc đẩy các doanh nghiệp và chính phủ xem xét các kế hoạch băng rộng của họ để không chỉ chuẩn bị cho đại dịch tiếp theo mà còn đẩy nhanh các kế hoạch chuyển đổi kỹ thuật số của họ”.