Chia sẻ trong tọa đàm "Chiến lược phát triển bền vững của nghề Môi giới bất động sản" tối 28/11,ôigiớibấtđộngsảnhếtcửalàmthờivụsoi kèo mu đêm nay Luật sư Lê Trọng Thêm, Trưởng ban pháp chế Hội môi giới bất động sản Việt Nam (VARS), cho biết một trong những điểm quan trọng của Luật Kinh doanh bất động sản là ngoài yêu cầu có chứng chỉ hành nghề, các cá nhân môi giới không được hoạt động độc lập. Theo đó, họ bắt buộc phải làm việc trong sàn giao dịch và doanh nghiệp này sẽ có trách nhiệm quản lý, kiểm soát hoạt động của nhân viên.
Môi giới cũng chỉ được mua bán sản phẩm do doanh nghiệp mình đang làm việc phân phối, triển khai. Mọi thông tin về môi giới, mua bán phải công bố đầy đủ, công khai. Điều này đồng nghĩa không còn chuyện "chân đạp nhiều thuyền" và làm thời vụ như trước đây, ông Thêm nói.
Cũng theo Luật sư Lê Trọng Thêm, quy định mới quản chặt hơn các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực môi giới bất động sản. Hiện nay vẫn có không ít sàn vì tránh phải gánh các chi phí về lương, bảo hiểm, thuế... đã né ký hợp đồng lao động với môi giới hay chỉ ký hợp đồng cộng tác thời vụ. Điều này dẫn đến nhiều môi giới thiếu sự quản lý, giám sát, hoạt động tự do, tràn lan không tuân thủ quy định làm nghề, gây ảnh hưởng đến uy tín ngành, tạo rủi ro cho khách hàng.
"Yêu cầu môi giới phải gắn bó và được quản lý bởi doanh nghiệp cụ thể sẽ tăng tính trách nhiệm với cả hai bên", ông Thêm cho hay.
Chuyên gia truyền thông Nguyễn Vũ Tuấn Tú đánh giá nhược điểm lớn của ngành môi giới là đa phần vẫn ở mức "cò", tức chưa được đào tạo bài bản, tính chuyên nghiệp yếu. Khi thị trường nóng sốt, lực lượng môi giới tự do xuất hiện rầm rộ, từ xe ôm, bán hàng, nhân viên hành chính... đều có thể trở thành nhà môi giới bất động sản. Làm nghề dễ dàng khiến môi giới bị đánh giá là nghề thời vụ, nhân sự ngành mất dần uy tín.
"Luật mới tăng tính quản lý và yêu cầu cao hơn về chuyên môn giúp hạn chế môi giới thời vụ lộng hành, làm loạn thị trường", ông Tú chia sẻ.