Sự kiện có sự tham gia của học sinh nhiều trường THPT tại Hà Nội.
Đại diện Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GD-ĐT) đã trực tiếp chia sẻ thông tin mới nhất về những quy định,ĐăngkýtuyểnsinhđạihọcChọnngànhhọcnàotốtnhấxếp hạng seria các mốc thời gian tuyển sinh trong năm 2024, cũng như những lưu ý quan trọng khi đăng ký tuyển sinh. Bên cạnh đó, chuyên gia từ các trường đại học cũng trả lời câu hỏi của các học sinh về định hướng nghề nghiệp, chọn ngành, chọn trường cùng nhiều lưu ý quan trọng khác khi đăng ký xét tuyển.
TS Phạm Như Nghệ, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GD-ĐT), cho hay, năm 2024, công tác xét tuyển đại học cơ bản giữ ổn định như năm ngoái.
Về việc đăng ký nguyện vọng, ông Nghệ lưu ý học sinh cần ghi nhớ “yêu thích ngành học nào nhất, cứ xếp nguyện vọng đó đầu tiên, tương tự như vậy cho đến nguyện vọng cuối cùng”.
Tại buổi đối thoại, nhiều học sinh bày tỏ lo lắng không biết ngành mình chọn theo học giờ đây liệu có đúng đắn và sau khi ra trường, cơ hội việc làm liên quan đến ngành học có còn cao?
Ông Nghệ lưu ý thí sinh khi chọn ngành, chọn trường, đừng chỉ “nghe loáng thoáng” rồi vội vàng đăng ký. Thay vào đó, cần tìm hiểu yêu cầu của ngành học đó như thế nào, năng lực và sở trường của bản thân có phù hợp với ngành đó hay không, thậm chí sức khỏe và cả vấn đề tài chính.
“Có thể có những trường các em rất thích nhưng cần nghiên cứu mức học phí liệu có thể đáp ứng. Nhiều em rất thích vào các trường khối công an nhưng sau khi trúng tuyển lại không đủ điều kiện sức khỏe để theo học”, ông Nghệ nói.
Bà Nguyễn Thúy Vân, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Thành Đô, cũng cho rằng việc đánh giá năng lực, sự đáp ứng của bản thân với yêu cầu ngành nghề theo đuổi là rất quan trọng.
“Ví dụ như ngành nghề tiếp viên hàng không, nếu không đủ chiều cao không được. Hay với nhóm ngành về kinh tế, đòi hỏi các kiến thức về Toán, cần xem điểm đánh giá qua học bạ và điểm thi tốt nghiệp THPT của mình có đáp ứng hay không? Hay nếu thích làm giáo viên - công việc mà cần kỹ năng đặc biệt quan trọng đầu tiên là kỹ năng giao tiếp, các em phải tự đánh giá bản thân thế nào?”, bà Vân nói.
Với kinh nghiệm làm công tác tư vấn, hướng nghiệp nhiều năm, TS Phạm Văn Tư, Phó trưởng Khoa Công tác xã hội của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, cho hay, nhiều trường hợp sinh viên vào trường, thậm chí đã học đến năm thứ ba vẫn đến gặp để mong xin tư vấn lại về ngành học.
“Tôi vẫn hay trao đổi với các em sinh viên bằng một câu nói vui: ‘Chọn nghề như chọn người yêu/Chọn nhầm một cái, đi “tiêu” cả đời’. Có một số quy tắc trong chọn nghề. Thứ nhất, các em cần phải “hiểu mình” - điều này rất quan trọng. Có 2 cách để ‘hiểu mình’, một là nhờ các công cụ khoa học, hai là qua các mối quan hệ thân thiết để xin đánh giá. Khi chọn nghề, các em cần nhớ phải chọn nghề mà mình có sự yêu thích, nhưng điều thứ hai quan trọng hơn là phải xem cái nghề mình thích, mình có sở trường không. Điểm thứ ba là việc mình thích đó phải được xã hội trả tiền, tức là đầu ra của ngành mà các em muốn chọn.
Thứ hai là ‘hiểu nghề’. Các em phải tìm hiểu về đặc điểm, yêu cầu của nghề; điều kiện để học ngành nghề đó (từ kết quả học tập, kinh tế gia đình,...). Trước khi muốn chọn ngành nghề mình theo đuổi, các em có thể tìm kiếm thông tin tuyển dụng việc làm về ngành đó yêu cầu những gì trên các trang web, là phần nào hiểu rằng mình có phù hợp hay không”, ông Tư nói.
Bà Nguyễn Phương Chi, đại diện một doanh nghiệp tham dự chương trình đối thoại chia sẻ, thực ra, cơ hội việc làm cũng phụ thuộc ở thái độ.
“Thái độ hơn trình độ. Các trường đại học đào tạo chỉ đảm bảo cho các em ở mặt kỹ năng chuyên môn. Tuy nhiên, một yếu tố các bạn trẻ cũng cần bổ sung và trang bị cho chính bản thân trong suốt quá trình học là những kỹ năng mềm, thái độ. Bởi có những kỹ năng có thể đào tạo lại hoặc bổ sung những phần thiếu và sau đó vẫn có thể làm được việc. Nhưng nếu thái độ bạn không tốt; không cầu thị, không sẵn sàng lắng nghe, không chịu tiếp thu, chúng tôi không nhận”, bà Chi nói.
Trước câu hỏi chọn ngành học nào tốt của học sinh Trường THPT Thường Tín, ông Phạm Như Nghệ cho hay: “Việc chọn một ngành học, không phải chỉ đối với các em mà với chúng tôi cũng là việc khó. Khuyên các em chọn ngành nào càng khó. Bởi khoa học và công nghệ thay đổi rất nhanh, kéo theo đó nhu cầu tuyển dụng thay đổi. Thực ra, học một ngành nào đó để sau này tìm được việc làm tốt hay không và khả năng thăng tiến, phát triển lại phụ thuộc chính vào các em nhiều hơn. Còn nói ngành nào là tốt nhất, có lẽ không trả lời được, không có ngành nào tốt nhất. Bởi nếu có ngành nào tốt nhất, những ngành khác bị dẹp đi hết à?”.
Theo ông Nghệ, đầu tiên, các học sinh cần xem mình có thực sự thích một ngành học nào đó hay không. “Các em phải trả lời được câu hỏi, vì sao lại thích ngành học đó. Khi đã trả lời được câu hỏi đó, phải xem khả năng của mình có đáp ứng được ngành học đó hay không. Cùng đó, cần tìm hiểu nhu cầu của ngành đó sau 4 hoặc 5 năm ra trường”.
Ông Nghệ cho hay, ngoài kiến thức chuyên môn các trường đại học cung cấp, thái độ cũng là rất quan trọng. “Các kiến thức và kỹ năng ở các trường đại học trang bị cho các em chỉ là những thứ cơ bản nhất. Khi ra trường, các em phải tiếp tục học tập, bổ sung. Không có ai khi học đại học ra nói rằng toàn bộ kiến thức đại học trang bị cho các em là đủ cho các em làm việc cả đời. Khả năng linh hoạt, tiếp tục học tập để đáp ứng nhu cầu của đơn vị sử dụng là rất quan trọng”.