- Sau khi thế hệ các giáo sư thời trước vì các lí do chính trị rời khỏi các giảng đường đại học,ườitiêubiểuchonềnhọcthuậtcủachếđộmớalanyaspor – galatasaray nhiệm vụ xây dựng nền học thuật đại học mới đặt trên vai một loạt các nhà khoa học đầy tài năng.
Đó là các nhà sử học như Đinh Xuân Lâm, Phan Huy Lê, Trần Quốc Vượng, Hà Văn Tấn…, các nhà ngôn ngữ học như Nguyễn Tài Cẩn, Hoàng Tuệ, Nguyễn Kim Thản…, các nhà nghiên cứu văn học như Đinh Gia Khánh, Cao Huy Đỉnh, Lê Trí Viễn, Bùi Văn Nguyên, Lê Đình Kỵ, Huỳnh Lý, Nguyễn Lương Ngọc, Trương Chính…
Thế hệ trẻ hơn như Hà Minh Đức, Phan Cự Đệ, Nguyễn Đăng Mạnh, Bùi Văn Ba,… Họ là những người vừa tự học, vừa đặt nền móng cho hệ thống học thuật trong các trường đại học của chế độ mới.
Trong số đó, giáo sư Đinh Gia Khánh là người đặt nền móng cho khoa văn học dân gian và văn học cổ.
Cuộc đời học thuật của ông rất tiêu biểu cho thế hệ các nhà trí thức yêu nước đương thời.
Học dở dang thì nghe theo tiếng gọi núi sông ra đi kháng chiến. Tham gia ngành giáo dục từ thấp đến cao, suốt đời tự học và trưởng thành cùng chế độ.
Thời kì mà GScho công bố các công trình cơ bản của mình cũng chính là lúc GS Tạ Quang Bửu làm Bộ trưởng Bộ đại học và sự ra đời của nhà xuất bản Đại học và trung học chuyên nghiệp. Đó là lúc sự nghiệp đào tạo đại học nước ta đạt đến cực thịnh trong điều kiện chiến tranh.
Đặc điểm của thế hệ học giả này là nồng nàn yêu nước, nắm vững và tin tưởng tuyệt đối vào chủ nghĩa Mác – Lênin, đường lối văn học nghệ thuật của Đảng Cộng sản, giàu tinh thần chiến đấu chống các tư tưởng thực dân và tư sản, các tư tưởng xét lại.
Mặc dù ông vốn là giáo sư dạy tiếng Anh, thông thạo tiếng Pháp, song các tài liệu, học thuyết tư sản phương Tây rất ít khi được ông sử dụng mà thường là đối tượng phê phán. Tư liệu trích dẫn của ông ngoài Mác, Ăng ghen, Lên nin, Nghị quyết, là Gorki và một số nhà folklore xô viết. Tuy vậy, ông đã cố gắng vượt qua dần dần sự hạn hẹp thế giới quan của mình để xây dựng nền tảng học thuật.
Đặc điểm nổi bật của giáo sư Đinh Gia Khánh là ông là người học rộng, uyên bác.
Ông không chỉ làm chủ toàn bộ các tư liệu, thành quả nghiên cứu văn học dân gian rất phong phú của người đi trước và các học giả đương thời, mà ông còn làm chủ cả khối tư liệu văn học thành văn, từ chữ Hán đến chữ Nôm.
Tự bản thân ông tham gia dịch thuật Lĩnh Nam chích quái,phiên âm, chú thích Thiên Nam ngữ lụcdài trên 8000 câu lục bát, soạn sách Truyện hay nước Việt,chủ biên tập Hợp tuyển thơ văn Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XVIIdo ông viết Lời giới thiệu (1962). Ông là người khởi xướng, chủ biên bộ lịch sử văn học Việt Nam, gồm Văn học dân gian(1972), Văn học trung đại,gồm Văn học Việt Nam thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVIII cùng với các đồng nghiệp Bùi Duy Tân, Mai Cao Chương (1978), và tập Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỉ XVIIIđến hết thế kỉ XIX do Nguyễn Lộc viết, được tái bản nhiều lần.
Ông cũng là người đề xuất và làm chủ tịch Hội đồng biên tập bộ sách Tổng tập văn học Việt Namđồ sộ bậc nhất, gồm 42 tập, coi như một tập đại thành toàn bộ thành tựu nghiên cứu văn học Việt Nam dưới chế độ mới. Nhờ thế mà ông nổi hẳn lên so với nhiều đồng nghiệp khác ở tầm nhìn xa và tầm bao quát.
Đinh Gia Khánh là người chứng kiến bước trưởng thành vượt bậc của ngành nghiên cứu văn học dân gian Việt Nam cũng như ngành nghiên cứu văn học trung đại Việt Nam.
Trước Cách mạng tháng Tám, trước sự xâm lăng của văn hóa và văn học Pháp, các trí thức yêu nước Việt Nam khởi đầu sưu tầm, nghiên cứu và phác thảo lịch sử văn học Việt Nam cùng các thể loại văn học dân gian Việt Nam. Các công trình văn học sử của Dương Quảng Hàm, Nguyễn Đổng Chi, Ngô Tất Tố, Bùi Hữu Sủng, Kiều Thanh Quế, Giản Chi… dù rất cố gắng tìm tòi, song do thiếu tư liệu và phương pháp luận cho nên còn nhiều hạn chế.
Nói đến các tuyển tập văn học thì lại càng sơ lược, chủ yếu đáp ứng nhu cầu thưởng lãm và học tập ở trình độ trung học. Tác phẩm của các tác giả lớn như Nguyễn Trãi, Nguyễn Du đều chưa được phát hiện và phiên dịch.
Sau năm 1954 một nhu cầu viết lại văn học sử dân tộc trên nền tảng chủ nghĩa Mác, song lúc đầu khó tránh sơ lược, giáo điều và dung tục. Phải gần 20 năm sau, trên cơ sở phiên âm, phiên dịch, bổ sung tư liệu, đẩy mạnh sưu tầm văn học dân gian người Việt và các dân tộc thiểu số, bấy giờ mới có điều kiện nhìn lại văn học sử cũng như văn học dân gian một cách khoa học và hệ thống.
Ông là ngườihệ thống hóa văn học dân gian Việt Nam và đưa nó dần sang quỹ đạo văn hóa dân gian.
Tôi nghĩ, trước năm 1945 nước ta chưa có thuật ngữ văn học dân gian, mà chỉ có thuật ngữ văn học truyền khẩu, văn học bình dân. Các sách của các học giả như Giản Chi, Thanh Lãng, Phạm Thế Ngũ đều chưa có khái niệm văn học dân gian nói chung, họ chỉ trình bày một số thể loại. Văn học dân gian là thuật ngữ Trung Quốc xuất hiện từ sau thời Ngũ Tứ 1919, nhưng nội hàm vẫn không ổn định.
Ở họ từ Kinh Thi đã là văn học và cho đến nay vẫn là một bộ phận quan trọng của Văn học Tiên Tần. Cái khái niệm lục nghĩa: phú, tỉ, hứng, phong, nhã, tụng làm cho nó văn học hóa và có lẽ Việt Nam tiếp thu khái niệm ấy từ sau năm 1950. Tất nhiên khái niệm văn học dân gian của các học giả Trung Quốc hiện đại rất phát triển, nhưng hồi xưa cũng còn thô sơ, chưa phân biệt với văn học thông tục, văn học bình dân. Giáo trình Đại học Sư phạm năm 1961 nói đến văn học dân gian chỉ nói đến bắt nguồn từ lao động, phản ánh đời sống nhân dân, tính giai cấp…
Có lẽ bắt đầu từ giáo sư Đinh Gia Khánh mới nhấn mạnh đầy đủ tính nguyên hợp và các tính chất khác và chuyển dần sang văn hóa dân gian theo thông lệ quốc tế, nhưng vẫn giữ tính chất nghệ thuật ngôn từ dân gian, lấy đó làm cái cốt của văn học dân gian. Và hướng mở rộng này đã làm cho nghiên cứu văn hóa dân gian phát triển mạnh mẽ như ngày nay.
Về nghiên cứu văn học dân gian ông cũng là người quan tâm nghiên cứu so sánh qua tác phẩm Sơ bộ tìm hiểu những vấn đề của truyện cổ tích qua truyện Tấm Cám (1968) và công trình Văn hóa dân gian Việt Nam trong bối cảnh văn hóa Đông Nam Á(1993). Đó là những bước mở đầu rất đáng quý.
Về văn học viết Việt Nam trung đại, ông là người có cái nhìn bao quát trong bài lời nói đầu tập Hợp tuyển thơ văn Việt Nam thế kỉ X đến thế kỉ XVIIcó tên Vài nét về văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XVII đã trình bày cụ thể tình hình phát triển của thể loại và tác phẩm văn học cụ thể.
Trong Phần Mở đầu: Mười thế kỉ của tiến trình văn học Việt và viết 15 chương sách trên tổng số 24 chương của cuốn giáo trình năm 1978.
Đặc điểm nổi bất của giáo trình của Đinh Gia Khánh là sự phân tích cặn kẽ tình hình xã hội, điều kiện lịch sử, sự phân hóa giai cấp từng thời kì, mô tả tình hình trạng thái văn hóa xã hội, bao gồm tổ chức chính quyền, tổ chức việc học, các giai cấp xã hội các tôn giáo, các học thuyết thẩm thấu vào nhau, rồi sau đó mới đi sâu phân tích các tác phẩm văn học cụ thể như là sự phản ánh tinh thần của thời đại.
Thiếu một vốn tri thức bậc thầy thì khó mà làm được các yêu cầu đó. Trong suốt thời trung đại, điều ông thấm nhuần nhất là ảnh hưởng sâu sắc của văn học dân gian đối với sự hình thành và phát triển của văn học viết Việt Nam và khi phát triển văn học viết ảnh hưởng trở lại đối với văn học dân gian.
Có thể nói đó là sự vận dụng đến mức mẫu mực của phương pháp nghiên cứu mác xít đương thời với ý thức duy vật rất tỉnh táo, tính chiến đấu chống mê tín, dị đoan rất cao, sự quán triệt các chỉ đạo của các văn kiện của Đảng rất chặt chẽ. Chỉ trong phần mở đầu của cuốn giáo trình đã có bốn trích dẫn văn kiện, mà đến thời Đổi mới, khi tái bản các phần đó đã được tác giả lược bỏ theo tinh thần Đổi mới (1998). Toàn bộ công trình khoa học của giáo sư phần lớn đều hoàn thành trước thời kì đổi mới, khi sự giao lưu học thuật Đông Tây còn có nhiều hạn chế, tất khó tránh khỏi các hạn chế lịch sử. Các hạn chế ấy, các học trò của giáo sư sẽ bù đắp, nhưng địa vị mở đầu của giáo sư là rất to lớn.
Giáo sư Đinh Gia Khánh còn là người tôn trọng các quy phạm khoa học.
Trong nghiên cứu tiến trình lịch sử văn học trung đại, ông cũng như các nhà nghiên cứu khác chọn cách tính mốc bằng thế kỉ, mà không chọn các mốc theo triều đại như văn học Trung Quốc hay Nhật Bản. Các học giả Miền Nam cũng xét văn học trung đại theo “lịch triều”. Ví dụ, bộ văn học sử nổi tiếng của Phạm Thế Ngũ có hai phần:Phần văn học truyền khẩu và phần văn học lịch triều. Cách tính mốc thế kỉ chó thể cho ta cái mẫu số chung để xem văn học Việt Nam trong bối cảnh thế giới. Đó là điều mà bộ Lịch sử văn học thế giới của các học giả Nga đã làm. Theo cái mốc đó ta có thể thấy vào thế kỉ XV, khi Nguyễn Trãi viết Quốc âm thi tập, ghi dấu sáng tạo văn học bằng ngôn ngữ dân tộc thì cũng là lúc Dante viết Thần khúcbằng tiếng Ý, Chause viết bằng tiếng Anh và Grimenhausen sáng tác bằng tiếng Đức. Tính mốc thế kỉ có giá trị so sánh khi xét văn học Việt trong bối cảnh thế giới.
Cách dùng thuật ngữ của giáo sư cũng mang tính mẫu mực. Cho đến lúc bấy giờ trong văn giới ta các khái niệm văn thơ, văn học, văn chương được dùng thay thế nhau coi như từ đồng nghĩa. Bộ sách Hợp tuyển thơ văn Việt Namdo Nxb Văn hóa in năm 1962 có thể coi là quy mô nhất, nhưng cái tên Hợp tuyển thơ vănlà lặp lại tên sách của Dương Quảng Hàm Việt Nam thi văn hợp tuyển.Nguyễn Huệ Chi chủ biên bộ Thơ văn Lí Trầncũng lặp lại cái tên thơ văn.
Điều thú vị là bìa ngoài cuốn hợp tuyển do Trần Đình Thọ trình bày ghi là Hợp tuyển thơ văn, nhưng bìa trong do Văn Cao trình bày thì lại ghi là Văn học Việt Nam. Tính chất nước đôi trong tên gọi chứng tỏ sự thiếu nhất quán về thuật ngữ.
Sau này khi đề xuất ý tưởng làm bộTổng tập văn học Việt Nam, giáo sư Đinh Gia Khánh đã dứt khoát dùng từ văn học. Theo tôi, đó là cách dùng quy phạm, bởi vì tất cả các sách văn học sử Việt Nam từ trước 1945 đều viết là văn học, các tác phẩm đều là văn học, đó là cách gọi chuẩn hóa, quy phạm về mặt thuật ngữ. Văn học đây là từ dịch từ thuật ngữ literature trong tiếng Anh, thông dụng ở Nhật Bản, Trung Quốc và Việt Nam đầu thế kỉ XX.
Một học giả lớn, theo tôi nghĩ, không chỉ có cống hiến nhiều về các phát hiện khoa học, mà còn là người xác lập, tuân thủ các quy phạm khoa học. Riêng mặt này giáo sư cũng là bậc thầy của nhiều thế hệ.