Trong chương trình tư vấn tuyển sinh do Bộ GD-ĐT phối hợp với VTV2 tổ chức,ọcsinhlớpcóđượcthamgiathiđánhgiánănglựti so brighton trả lời một số băn khoăn xoay quanh kỳ thi đánh giá năng lực, bà Phạm Thị Bích, Phó giám đốc Trung tâm Khảo thí và Đánh giá Chất lượng đào tạo, ĐH Quốc gia TP.HCM, cho biết, kỳ thi này được tổ chức dành cho các học sinh đã tốt nghiệp THPT hoặc những thí sinh có đủ điều kiện dự thi kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 theo quy định của Bộ GD-ĐT.
“Như vậy, những học sinh từ lớp 11 trở xuống đều không đủ điều kiện tham gia kỳ thi này”, bà Bích nói.
Còn tại ĐH Quốc gia Hà Nội, quy chế thi nêu đối tượng dự thi là học sinh đang học lớp 12 bậc THPT hoặc tương đương; người đã tốt nghiệp THPT (hoặc tương đương trở lên) trong thời gian 3 năm tính đến năm thi. Các trường hợp khác có nguyện vọng dự thi liên hệ hội đồng thi xem xét quyết định.
Dù không cấm nhưng ĐH Quốc gia Hà Nội cũng khuyến cáo các em học sinh lớp 10, 11 chưa nên vội vàng đăng ký dự thi ngay, bởi thời điểm này học sinh chưa hoàn thành chương trình lớp 12 nên khó đạt được kết quả tốt. Việc này cũng có thể gây ảnh hưởng đến tâm lý của các em trong các đợt thi sau.
Để đạt kết quả cao trong kỳ thi đánh giá năng lực, đại diện ĐH Quốc gia TP.HCM cho rằng đề thi vốn khá dài, do đó thí sinh cần trau dồi các kỹ năng cần thiết như năng lực đọc tài liệu, khả năng tổng hợp thông tin, tổng hợp dữ liệu, phân tích dữ liệu… Cùng với việc có kỹ thuật làm bài và phân bổ thời gian hợp lý, chắc chắn thí sinh sẽ đạt được kết quả cao.
Thí sinh trượt tốt nghiệp năm 2024 sẽ thi riêng đợt hay làm bài thi riêng?
Trong chương trình, ông Huỳnh Văn Chương, Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng, Bộ GD-ĐT cho biết đây là năm cuối cùng học sinh thi theo chương trình giáo dục phổ thông 2006. Năm nay, Bộ GD-ĐT không thay đổi định dạng, cấu trúc đề thi, do đó thí sinh có thể yên tâm ôn tập.
Với những thí sinh trượt tốt nghiệp từ năm 2024 trở về trước, ông Chương cho biết các em không cần lo lắng bởi “học chương trình nào sẽ thi chương trình đó” nhằm đảm bảo quyền lợi cho tất cả học sinh. Nội dung này sẽ được đưa vào thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025.
Tuy nhiên, hiện nay chưa có thống kê về số lượng thí sinh, do đó chưa thể tính toán quy mô để quyết định sẽ tổ chức một kỳ thi riêng hay thi chung trong một đợt.
“Nhưng dù thế nào, đề thi cũng sẽ khác nhau, song điểm thi giữa hai đối tượng chương trình cũ và chương trình mới sẽ được xét như nhau”, ông Chương nói.
Ông cũng lưu ý, những học sinh THPT chuẩn bị tốt nghiệp năm nay sẽ đăng ký thi bằng hình thức trực tuyến qua hệ thống của Bộ GD-ĐT. Đối với thí sinh tự do, các em sẽ đến cơ sở dự kiến thi để được hướng dẫn và đăng ký trực tiếp.
Học sinh có nên tham gia nhiều phương thức xét tuyển đại học?
Trả lời câu hỏi này, TS Nguyễn Quốc Anh – Phó Hiệu trưởng trường ĐH Công nghệ TP.HCM cho rằng hầu hết các trường đều có những phương thức xét tuyển khác nhau, thí sinh nên tận dụng cơ hội để đăng ký xét tuyển sớm bằng những phương thức các em cảm thấy tự tin.
“Chẳng hạn trường xét tuyển bằng kết quả kỳ thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TP.HCM, nếu các em thi và không đủ điểm trúng tuyển vào nguyện vọng đã đăng ký, điều này cũng không ảnh hưởng đến việc xét tuyển bằng những phương thức khác. Do đó các em nên tận dụng các phương thức để tăng cơ hội trúng tuyển vào trường”, TS Quốc Anh nói.
ThS Phạm Doãn Nguyên – Phó Hiệu trưởng trường ĐH Kinh tế Tài chính TP.HCM cũng cho rằng, tất cả các phương thức xét tuyển đều độc lập, do đó thí sinh có thể lựa chọn nhiều phương thức để tăng cơ hội trúng tuyển.
Trong khi đó, Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng Huỳnh Văn Chương lại cho rằng mặc dù hiện nay có nhiều phương thức tuyển sinh, nhưng học sinh không nên “chạy đua” theo các phương thức.
“Đề thi tốt nghiệp THPT được Bộ GD-ĐT thực hiện công phu, hướng đến việc đánh giá năng lực, nhất là trong các câu hỏi vận dụng và vận dụng cao. Các trường trong khối y dược hiện nay hầu hết vẫn trung thành với việc sử dụng kết quả từ kỳ thi này.
Từ năm 2025, Bộ GD-ĐT vẫn sẽ tiếp tục theo hướng ấy nhằm giúp người học giảm áp lực, giảm số lượng kỳ thi nhưng vẫn vào được các nguyện vọng tốt nhất, phù hợp với định hướng phát triển bản thân”, ông Chương nói.
'Không trường đại học nào bỏ xét tuyển bằng chứng chỉ ngoại ngữ'Trước băn khoăn của thí sinh liệu các trường đại học có bỏ chứng chỉ ngoại ngữ trong tuyển sinh, TS Nguyễn Thị Cúc Phương, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Hà Nội, đã giải đáp tại Ngày hội tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp năm 2024, tổ chức sáng nay 17/3.