Ngày 11/7,ềucơsởytếởNamĐịnhxuốngcấpthiếunhânlựnha cai 5 kỳ họp thứ 19 HĐND tỉnh Nam Định khóa 19, nhiệm kỳ 2021-2026 tiếp tục chương trình làm việc, tiến hành thảo luận tại hội trường, chất vấn và trả lời chất vấn, thực hiện công tác cán bộ thuộc thẩm quyền. Trong phiên thảo luận, các đại biểu quan tâm nhiều đến vấn đề y tế tại tỉnh Nam Định.
Ngành y tế còn nhiều hạn chế
Đại biểu Bùi Thị Ánh Nguyệt (tổ đại biểu huyện Vụ Bản) đặt vấn đề trước thực trạng chất lượng khám chữa bệnh trên địa bàn tỉnh còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân, nhiều bệnh nhân chuyển tuyến điều trị, khám chữa bệnh ở các tỉnh lân cận. Trước thực trạng đó, đại biểu Bùi Thị Ánh Nguyệt đặt câu hỏi với Giám đốc Sở Y tế: "Những hạn chế, khó khăn của ngành y tế cụ thể là gì và nguyên nhân, giải pháp để nâng cao chất lượng khám chữa bệnh trong thời gian tới, nhằm đáp ứng yêu cầu khám chữa bệnh của nhân dân?".
Trả lời chất vấn của đại biểu Bùi Thị Ánh Nguyệt, Giám đốc Sở Y tế Nam Định Trần Trung Kiên thừa nhận: “Ngành y tế Nam Định còn nhiều hạn chế như việc chuyển tuyến vẫn còn nhiều. Theo Bệnh viên Đa khoa tỉnh báo cáo, năm 2023 tỷ lệ chuyển tuyến lên tới 15%, chuyển 37.509/247.000 lượt khám, các tỉnh lân cận số lượng chuyển tuyến này thấp hơn 10-12%, toàn quốc thấp hơn 5-7%. Đặc biệt, chuyển tuyến bệnh nhân tim mạch, tăng huyết áp chiếm 1/4 số lượng chuyển tuyến. Đấy là vấn đề chúng tôi rất trăn trở”.
Những năm gần đây, số lượng người bệnh đến các cơ sở y tế đã có chiều hướng tăng. Cụ thể, năm 2021, số chi khám chữa bệnh bảo hiểm y tế là 11.211 tỷ đồng, năm 2022 tăng lên gần 11.275 tỷ đồng, năm 2023 tăng lên 11.413 tỷ đồng.
Tuy nhiên, việc khám chữa bệnh của tỉnh chưa đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng cao của người dân, đặc biệt các dịch vụ kỹ thuật cao. Bên cạnh đó, chất lượng của các đơn vị không đồng đều ở các tuyến.
Minh chứng cụ thể, ông Kiên nói: “Thời gian qua, người đi khám bệnh, trong đó có cả con em cán bộ ngành y tế đã đi khám ở các tỉnh lân cận, có trường hợp sang Thái Bình khám”.
Hiện, ngành y tế Nam Định mới đáp ứng tốt ở các dịch vụ cơ bản, một số dịch vụ kỹ thuật cao chưa thực hiện được.
Chia sẻ thêm về các vấn đề khó khăn mà ngành y tế Nam Định đang gặp phải, ông Kiên cho biết tại bệnh viện tư, số giường bệnh chỉ chiếm 5%, trong đó kế hoạch mong muốn là 15%. Bên cạnh đó, y tế tư nhân tại tỉnh chưa phát triển nhiều. Bệnh viện tư nhân trên địa bàn tỉnh Nam Định rất ít, kỹ thuật còn hạn chế.
Cơ sở vật chất xuống cấp, thiếu nhân lực
Lãnh đạo Sở Y tế cho rằng 4 yếu tố cơ bản, cốt lõi để làm nên ngành y tế tốt đó là cơ sở vật chất, trang thiết bị, vật tư thuốc; nhân lực; cơ chế chính sách và công nghệ thông tin.
“Xét về 4 yếu tố này, ở đơn vị nào trong ngành cũng còn hạn chế, thiếu sót. Chưa một đơn vị nào trong ngành đủ tốt, đủ mạnh ở cả 4 yếu tố này”, lãnh đạo Sở Y tế cho hay.
Về cơ sở vật chất, nhiều cơ sở xuống cấp, thiếu phòng làm việc; trang thiết bị thiếu, hỏng cũ. Vật tư, thuốc sau đại dịch cũng thiếu nhiều, tuy nhiên đến nay đã khắc phục tốt nhưng vẫn còn thiếu.
Về nhân lực, năm 2023, bác sĩ trên 10.000 dân của tỉnh Nam Định là 8,57; trong khi cả nước là 12,5. Theo thông tư 03 của Bộ Y tế, địa phương này thiếu hơn 1.000 chỉ tiêu cho toàn ngành y tế.
Về cơ chế chính sách, lãnh đạo Sở Y tế cho biết các quy định mua sắm trang thiết bị, vật tư, thuốc gặp nhiều khó khăn sau đại dịch. Luật đấu thầu 22 mới ban hành có hiệu lực ngày 1/1/2024 nhưng thông tư hướng dẫn về mua trang thiết bị, vật tư của bộ chưa được ban hành. Chế độ cho nhân viên y tế vẫn thấp.
Căn cứ 4 yếu tố cơ bản, cốt lõi trên, Sở Y tế đã tham mưu cho UBND tỉnh nhằm phát triển nâng cao chất lượng y tế ở cả 3 tuyến tỉnh, huyện, xã.
Về đầu tư cơ sở vật chất, Sở Y tế đã trình UBND tỉnh sắp xếp mở rộng, xây mới, nâng cấp các đơn vị y tế tuyến tỉnh. UBND tỉnh đã quan tâm, đầu tư xây dựng Bệnh viện Đa khoa tỉnh hạng 1 hoàn chỉnh, phục vụ cho toàn tỉnh, là trung tâm phía Bắc; xây dựng Bệnh viện đa khoa Hải Hậu hạng 1 là trung tâm ở phía Nam.
Lãnh đạo Sở Y tế thông tin thêm bệnh viện đa khoa tỉnh đã được đầu tư 1.700 tỷ đồng xây mới. Theo chỉ đạo của UBND tỉnh, bệnh viện đa khoa tỉnh sẽ được chuyển ra địa điểm mới trước ngày 1/4/2025.
Các bệnh viện khác như Bệnh viện Nhi, Bệnh viện Phụ sản, Bệnh viện Da liễu, Trung tâm kiểm soát bệnh tật, Sở Y tế sẽ xây dựng kế hoạch trình UBND tỉnh để được đầu tư xây mới trong giai đoạn 2025-2030.
Tuyến huyện, xã cũng được quan tâm, đầu tư với 65 cơ sở, trạm y tế được đầu tư trong giai đoạn qua.
Về trang thiết bị, Sở Y tế đã trình UBND tỉnh có chủ trương mua 111 máy chạy thận nhân tạo cho các cơ sở trên địa bàn toàn tỉnh. Đề nghị đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho tuyến huyện, xã.
Về vật tư, thuốc, thực hiện theo sự phân cấp, các cơ sở khám chữa bệnh đã chủ động mua thuốc, vật tư. Ngành y tế tỉnh quyết tâm giải quyết triệt để tình trạng chậm mua thuốc, vật tư; đẩy nhanh gói thầu để có kết quả sớm nhất.
Về vấn đề nhân lực, lãnh đạo Sở Y tế xác định mục tiêu trong tâm là tập trung giải quyết cả vấn đề chất lượng và số lượng. Tập trung nâng cao chất lượng toàn ngành bằng cách phối hợp với các bệnh viện tuyến trung ương như Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Việt Đức, Bệnh viện Hữu nghị Việt - Xô, Bệnh viện Nhi Trung ương để hỗ trợ chuyên môn thông qua tập huấn, cầm tay chỉ việc. Bên cạnh đó, Sở Y tế sẽ tăng cường công tác chỉ đạo tuyến, từ tuyến trên xuống tuyến dưới nhằm đảm bảo chất lượng khám chữa bệnh ở cả khu vực công và tư.