Đại diện Cục Tin học,ẽcócôngcụđolườngmứcđộsửdụngdịchvụcôngtrựctuyếbang xep hang tho nhi ky Bộ TT&TT cũng lý giải thêm, việc triển khai hệ thống giám sát về Chính phủ điện tử để thu thập, đo lường mức độ sử dụng dịch vụ công trực tuyến đối với từng địa phương, từng bộ, ngành. Dự kiến hệ thống này sẽ được cho ra mắt vào tháng 7/2020. “Có được những số liệu cụ thể, chúng ta mới biết được nơi nào làm tốt, nơi nào chưa tốt, mức độ hiệu quả ra sao”, đại diện Cục Tin học hóa chia sẻ thêm. | Sẽ có công cụ đo lường mức độ sử dụng dịch vụ công trực tuyến |
Như VietNamNet đã đưa tin, ngày 19/3 vừa qua, Bộ TT&TT đã có văn bản đề nghị các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi tắt là các bộ, ngành, địa phương) đẩy mạnh cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 4. Trao đổi với ICTnews ngày 20/3, ông Nguyễn Phú Tiến, Phó Cục trưởng Cục Tin học hóa, Bộ TT&TT cho biết: “Trong công văn 929 đôn đốc các bộ, ngành, địa phương, Bộ TT&TT đã thông báo tình hình cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 tại các cơ quan và đề nghị các cơ quan quyết liệt triển khai các nội dung đã được nêu tại văn bản này”. Theo thống kê của Cục Tin học hóa, Bộ TT&TT, đến nay, đã có 5 bộ, 5 tỉnh đạt chỉ tiêu cung cấp 30% dịch vụ công trực tuyến mức độ 4. Tuy nhiên, tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến mức 4 được cung cấp tại các bộ, ngành, địa phương nói chung còn rất thấp, trung bình cả nước chỉ đạt 11,13%, trong đó 5 bộ, 14 tỉnh đạt tỷ lệ dưới 5%. Nhấn mạnh cung cấp dịch vụ công trực tuyến là kết quả đầu ra, đánh giá hiệu quả của triển khai Chính phủ điện tử, ông Nguyễn Phú Tiến cũng cho hay, trong thời gian qua, Cục Tin học hóa đã đẩy mạnh cung cấp dịch vụ công trực tuyến. Trong đó, gần đây nhất, Cục Tin học hóa đã tham mưu cho Bộ trưởng Bộ TT&TT ký ban hành Thông tư 18 ngày 25/12/2019 về “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về cấu trúc, định dạng dữ liệu gói tin phục vụ kết nối Cổng dịch vụ công quốc gia với Cổng dịch vụ công, hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp bộ, cấp tỉnh và các cơ sở dữ liệu quốc gia, chuyên ngành”, Thông tư 22 ngày 31/12/2019 quy định tiêu chí chức năng, tính năng kỹ thuật của Cổng dịch vụ công và Hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp bộ, cấp tỉnh. “Các văn bản này tạo điều kiện cho các bộ, ngành, địa phương xây dựng các Cổng dịch vụ công bảo đảm yêu cầu kỹ thuật, bảo đảm kết nối liên thông, tích hợp dịch vụ, dữ liệu khi cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ cao”, ông Nguyễn Phú Tiến nói. Chia sẻ về những hoạt động sẽ được Cục Tin học hóa tập trung trong thời gian tới, ông Nguyễn Phú Tiến thông tin, Cục sẽ tham mưu để Bộ TT&TT tiếp tục thúc đẩy cung cấp dịch vụ công trực mức độ 4 tại các bộ, ngành, địa phương. Trước hết, để đôn đốc, hỗ trợ các cơ quan triển khai ngay các nội dung trong công văn 929 về đẩy mạnh cung cấp dịch vụ công trực tuyến, Cục Tin học hóa sẽ phối hợp các cơ quan truyền thông, doanh nghiệp đẩy mạnh công tác truyền thông, nâng cao nhận thức, hướng dẫn, tạo điều kiện cho người dân sử dụng các dịch vụ công trực tuyến, nhất là trong thời gian dịch bệnh hiện nay. Bên cạnh đó, sẽ hướng dẫn, hỗ trợ các bộ, ngành, địa phương đẩy nhanh việc triển khai Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu cấp bộ, cấp tỉnh (LGSP) để phục vụ cung cấp dịch vụ công trực tuyến. Đồng thời, đẩy nhanh tiến độ xây dựng các hệ thống nền tảng Chính phủ điện tử của Quốc gia như định danh, xác thực điện tử, hỗ trợ thanh toán dịch vụ công trực tuyến, các cơ sở dữ liệu quốc gia. Vân Anh Dịch vụ công trực tuyến tăng trưởng 1 tháng bằng 20 nămĐại diện Cục Tin học hóa, Bộ TT&TT cho biết, trong hơn 1 tháng qua, tỷ lệ sử dụng dịch vụ công trực tuyến đã tăng gấp đôi, đạt 24%. Sau 20 năm phát triển Chính phủ điện tử, tỷ lệ này mới là 12%. |