Thay đổi một chương trình học không thể do nhà quản lý dùng quyền lực quyết định mà phải do các nhà chuyên môn trực tiếp đánh giá trên cơ sở khoa học và khách quan,ươngtrìnhCambridgeSựđãrồkeo bông da tránh triển khai mà không rõ chất lượng
Ngày 19-6, nhiều phụ huynh tiếp tục tỏ ra rất lo lắng trước việc Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) TP HCM dừng đào tạo chương trình Cambridge. Chị H., phụ huynh lớp 2/6 Trường Tiểu học Hòa Bình (quận 1), cho biết trước đây, khi thấy chương trình Cambridge quá nặng, học sinh học rất vất vả, chị cùng một số phụ huynh khác trong lớp từng làm đơn đề nghị nhà trường tổ chức một buổi đối thoại với phía EMG (đơn vị ủy quyền của Cambridge tại Việt Nam) để góp ý thiết kế chương trình sao cho phù hợp. Thế nhưng, mong muốn chính đáng của các phụ huynh đã không thể thực hiện khi đơn thư không được phản hồi.
Học sinh lớp tăng cường tiếng Anh ở Trường Tiểu học Võ Trường Toản, quận 10, TP HCM. Ảnh: Tấn Thanh |
Rút khỏi Cambrigde thì học gì đây?
“Tôi từng muốn rút con ra khỏi lớp Cambridge nhưng lúc đó có thông tin nếu muốn rút thì con phải chuyển vào học tại cơ sở 2 của trường ở khu chợ tạm nên phải cố cho con theo để được học ở trung tâm. Nay, với việc ngừng tuyển sinh Cambridge, tôi càng muốn rút con ra khỏi lớp này nhưng không học Cambrdge thì con tôi sẽ học chương trình tiếng Anh nào khi đang lỡ cỡ ở giữa cấp?” - chị H. lo lắng.
Hiệu trưởng một trường tiểu học tại quận 5 cho biết trong 2 ngày vừa qua, rất nhiều phụ huynh hỏi thông tin muốn chuyển con sang lớp tiếng Anh thường - tức là tiếng Anh tự chọn, tiếng Anh tăng cường và tiếng Anh theo đề án - thì phải làm thế nào? Theo vị hiệu trưởng này, tiếng Anh tự chọn càng ngày càng ít đi và phụ huynh cũng không thích chương trình này; tiếng Anh theo đề án hiện cũng rất ít lớp. Còn tiếng Anh tăng cường lại yêu cầu học sinh phải qua khảo sát, đạt các chứng chỉ: hết lớp 2 phải lấy được chứng chỉ Starters, xong lớp 4 phải có chứng chỉ Movers, xong lớp 5 phải có chứng chỉ Flyers. Mà các lớp tiếng Anh tăng cường cũng chỉ có hạn, nếu đột ngột chuyển học sinh đang theo học Cambridge sang lớp tăng cường thì khó có khả năng đáp ứng.Bên cạnh đó, lâu nay tuyển sinh đầu cấp tại TP HCM không phân tuyến theo Cambridge mà theo hộ khẩu. Tức là những học sinh dù hoàn thành chương trình Cambridge ở bậc tiểu học nhưng khi lên bậc THCS, theo phân tuyến vào trường không dạy Cambridge (ở bậc THCS, chỉ có một vài trường dạy Cambridge) thì xem như việc học gián đoạn.
Ông Đinh Thiện Căn, Trưởng Phòng GD-ĐT quận 1, cho biết với những học sinh học Cambridge, khi lên bậc THCS, muốn vào trường có tổ chức Cambridge thì chuyển hồ sơ về phòng để xem xét, giải quyết. Thế nhưng, một hiệu trưởng khác tại quận 1 nói rằng khi chương trình Cambridge ngưng tuyển sinh thì với những học sinh vừa hoàn thành chương trình ở bậc tiểu học xem như đứt đoạn.
Bất bình đẳng, khó thành công
Ở góc độ giáo dục, PGS-TS Nguyễn Thiện Tống, nguyên giảng viên Trường ĐH Bách khoa TP HCM, cho rằng thật phi lý khi ngưng chương trình này để triển khai chương trình khác một cách đột ngột. Đáng ra Sở GD-ĐT TP HCM cần có sự đánh giá, cân nhắc, phải báo động trước khi ngưng.
PGS Tống băn khoăn: Liệu chương trình tiếng Anh tích hợp thay thế có hay hơn, ưu việt hơn so với chương trình Cambridge? Sở phải thuyết minh được chương trình mới hay hơn, ưu việt hơn cụ thể ở những mặt nào để cho học sinh, phụ huynh được biết, tránh triển khai một chương trình mà chất lượng không rõ ràng, để rồi lại không đạt như kỳ vọng. “Việc thay đổi một chương trình học không thể do các nhà quản lý dùng quyền lực quyết định mà phải có hội đồng thẩm định gồm các nhà chuyên môn, những người giảng dạy, nghiên cứu tiếng Anh trực tiếp đánh giá trên cơ sở khoa học và khách quan. Không nên tạo tiền lệ “sự đã rồi” như vậy” - PGS Tống nói.
PGS Tống nêu thêm: Học sinh học chung trường, mặc cùng bộ đồng phục nhưng lại phân biệt có tiền mới được học chương trình này, không có tiền thì phải học chương trình khác là một điều rất sai lầm về mặt giáo dục. Những gia đình khá giả có thể cho con học thêm tiếng Anh như một môn học ngoại khóa ở bên ngoài, sở không nên đưa những chương trình có tính phân biệt như vậy vào trường công, gây sự bất bình đẳng trong giáo dục.
Cũng theo PGS Tống, Sở GD-ĐT TP cần cân nhắc việc sử dụng cơ sở vật chất công để triển khai các chương trình tiếng Anh nước ngoài và phải hạch toán, tính khấu hao hợp lý. Nếu được thì phải lấy thặng dư để bù cho các trường nghèo, học sinh nghèo để tránh bất công, lãng phí.
Một chuyên gia về tiếng Anh tại TP HCM - người đã từng tham gia biên soạn nhiều sách giáo khoa về tiếng Anh - cho rằng chương trình tích hợp tiếng Anh mà sở sắp triển khai ông đã được biết qua và không thể đánh giá được chương trình này tốt hơn chương trình Cambridge. “Hiện chỉ có 10% trường học đủ điều kiện để triển khai chương trình tiếng Anh tích hợp. Với điều kiện giảng dạy không phù hợp thì khó có thể duy trì một chương trình tiếng Anh thành công” - chuyên gia này nhận định.
Mù mờ về chuẩn chương trình
Nhận xét về chuyên môn, chuyên gia này cho rằng chương trình tích hợp tiếng Anh mà sở sắp triển khai là do các tác giả người Anh và Úc viết, vì vậy không thể phù hợp với học sinh Việt Nam, đặc biệt là học sinh dưới 10 tuổi. Chương trình này không viết những câu chuyện gần gũi với các em như đi thăm bà nội, món ăn em ưa thích…, mà nói về những chuyện ở không gian rất xa. “Tôi nghĩ phải thành lập lại ban chuyên môn người Việt để viết lại sách giáo khoa cho chương trình này” - vị chuyên gia nói.
Ông cũng tỏ ra lo lắng khi triển khai chương trình tiếng Anh tích hợp thay thế mà đa số giáo viên chưa đạt chuẩn về chuyên môn.
Theo một số chuyên gia, chương trình này được nghiên cứu và áp dụng mà không dựa trên một chuẩn nào cụ thể. Theo bà Vũ Hà Thủy, chuyên gia giáo dục Anh - Mỹ, các chương trình của Anh đều yêu cầu phải được kiểm định. Muốn giảng dạy chương trình của Anh, phải đại diện cho Cambridge hay Edexcel. Cũng không có chuyện Bộ Giáo dục Anh Quốc cấp bằng nếu học sinh không thi chương trình tiếng Anh của 2 tổ chức này.
Ông Trịnh Quang Đồng, thành viên HĐQT Trường Quốc tế Canada (CIS), nói: “Kiểm định chất lượng đào tạo và chương trình là cực kỳ quan trọng. Chương trình không có kiểm định, chất lượng đào tạo sẽ tùy hứng lắm!”.
Còn mơ hồ về chương trình mới Tuy Sở GD-ĐT TP cho biết sẽ triển khai chương trình tiếng Anh tích hợp thay thế chương trình Cambridge từ năm học 2014-2015, tức là chỉ còn thời gian rất ngắn nhưng theo ghi nhận của chúng tôi, các trường hiện vẫn còn rất mơ hồ về chương trình này. Hầu hết các hiệu trưởng đều cho biết đang chờ công văn triển khai của sở. Bà Võ Ngọc Thu, Trưởng Phòng GD-ĐT quận 5, cho biết năm nay, quận 5 có 11 trường đăng ký thực hiện giảng dạy chương trình tiếng Anh tích hợp mới. Đó là 6 trường tiểu học và THCS cũ đang thực hiện Cambridge cùng 5 trường mới là Tiểu học Hàm Tử, Trần Bình Trọng, Nguyễn Đức Cảnh, THCS Ba Đình và Trần Bội Cơ. Mức học phí ban đầu là 3,1 triệu đồng/tháng, giáo viên do phía EMG cung cấp. Theo lộ trình, sau này khi sử dụng giáo viên của Việt Nam thì mức học phí sẽ giảm xuống. Số lượng tuyển sinh cụ thể thế nào, bao nhiêu lớp... thì phòng GD-ĐT sẽ tổ chức để các trường mời phụ huynh đến trao đổi; phụ huynh sẽ đăng ký theo tinh thần tự nguyện. Tác Giả:Thể thao ------------------------------------
|