Lương y Bùi Đắc Sáng,ảtrámrấttốtchosứckhỏevàcónhiềutácdụngchữabệbxh ngoai hang anh Hội Đông y Hà Nội, tư vấn về công dụng và cách chữa bệnh bằng quả trám:
Quả trámđược trồng nhiều ở miền Bắc và khu vực Bắc Trung bộ. Người dân thường thu hái vào tháng 9-10. Quả trám là loại quả gây nghiện đối với nhiều người. Ngoài vị ngon, bùi, béo ngậy, quả trám cũng chứa nhiều chất dinh dưỡng như protein, lipid, phốt pho, canxi, chất béo, axit folic, chất xơ...
Một số nghiên cứu cho biết quả trám tươi chứa nhiều thành phần dinh dưỡng, nên được xem là thức ăn thích hợp với trẻ nhỏ, người ở độ tuổi trung niên và phụ nữ mang thai có cơ thể bị suy nhược. Bên cạnh đó, nước sắc quả trám có tác dụng kích thích tuyến nước bọt, giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt, tăng cường khả năng hấp thu chất dinh dưỡng. Ngoài ra, nước sắc còn giúp bảo vệ gan chống lại các tác nhân gây hại.
Trong Đông y, quả trám trắng và đen đều có tác dụng sinh tân chỉ khát, lợi yết hầu và giải độc. Do đó, thuốc thường dùng giải rượu, chữa viêm amidan, chữa yết hầu cổ họng sưng đau hoặc ho nhiều đờm. Quả trám chín có tác dụng chữa động kinh và an thần.
Khi dùng làm thuốc người ta dùng trám trắng để bàochế thuốc nhiều hơn. Một số mẹo chữa bệnh bằng quả trám:
1. Trám chín dùng với mật ong đun lên cô đặc lại ngâm để chữa viêm họng, khàn tiếng rất tốt.
2. Chữa hóc xương cá nhỏ: Bạn lấy quả trám giã rồi vắt lấy nước cốt uống hoặc sắc lên uống hoặc lấy hạt quả trám, đốt tồn tính, rễ cây đậu ván trắng thái nhỏ. Cả hai tán thành bột mịn, trộn đều, mỗi lần uống 4-6g.
3. Chữa da nứt nẻ do hanh khô, lạnh: Lấy quá trám đốt tồn tính rồi trộn với dầu mè thoa lên vùng da khô nứt.
4. Chữa môi lở đau không ăn được: Đốt tồn tính trám trộn với mỡ lợn bôi.
5. Chữa sâu răng, đau răng: Đốt tồn tính trám nghiền nát trộn với dầu xạ hương nhét vào phần răng sâu, đau.
6. Hỗ trợ điều trị viêm tắc mạch máu: Nấu hoặc luộc lấy cùi ăn (bỏ hạt) và phần nước dùng để uống hàng ngày rất tốt cho người bị viêm tắc mạch máu. Kiên trì áp dụng trong thời gian dài để đạt được hiệu quả cao nhất.
7. Trị đau đầu: Sử dụng 10 quả trám, tô tử 10g, hành hoa 10g, gừng tươi 10g. Sắc với 1,5 lít nước đến khi cạn còn 500ml, chia đều 3 bữa, uống khi còn ấm có tác dụng trị đau đầu. Áp dụng trong 3-5 ngày, trị bệnh đau đầu được dứt điểm.
8. Giải nhiệt, thanh phế, lợi hầu họng: Trám bỏ hạt 10 quả, mã thầy 150g, ngó sen tươi 120g, gừng tươi 6g cho vào máy ép, ép lấy nước, uống đều 2 bữa sau bữa ăn 30 phút có tác dụng giải nhiệt, thanh phế, lợi cho hầu họng.
9. Chữa ho gà, ho do cảm lạnh: Lấy 10 quả trám và đường phèn, sắc cùng 1 lít nước, có thể thêm đường phèn, uống khi còn ấm, 2 bữa sáng- tối sau bữa ăn 30 phút. Kiên trì áp dụng trong 7-10 ngày để trị bệnh được triệt để.
10. Chữa chứng miệng lở, nhiệt: Lấy 50 quả trám đốt thành than, tán thành bột mịn bôi lên vùng miệng bị nhiệt. Kết hợp với uống nước quả trám luộc để đạt được hiệu quả như ý.
11. Trị đau nhức xương khớp: Cạo bỏ vỏ lớp sần bên ngoài quả trám, rửa sạch, cắt lát, sắc cùng 1 lít nước đến khi còn 1 nửa, chia uống 3 lần sau bữa ăn 30 phút có tác dụng điều trị bệnh đau nhức xương hiệu quả.
12. Giải rượu: Lấy 12 quả trám và ít phèn chua, dùng nước lạnh rửa sạch trám, lấy dao khía trên mỗi quả 4-5 đường rồi nhét phèn vào những vết khía, nhai nhỏ nuốt dần để giải rượu, hoặc trám tươi (10 quả) sắc lấy nước uống.
Quả trám có tính bình, không độc nên hầu như không phải kiêng kị, chỉ cần dùng đúng liều lượng để trị bệnh được hiệu quả nhất. Ngoài ra, quả trám giàu protein, bạn cũng không nên ăn quá nhiều tránh tăng cân.