发布时间:2025-01-25 11:59:15 来源:PhongThuyBet 作者:Cúp C1
Tại buổi tọa đàm về việc hợp tác,àtuyểndụngchêsinhviênkhôngchungthủythiếuchânthàđội tuyển bóng đá quốc gia angola hỗ trợ việc làm và sáng tạo khởi nghiệp cho sinh viên diễn ra chiều qua (29/10) tại Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, nhiều đại diện doanh nghiệp đã thẳng thắn nêu ra những điểm còn thiếu và yếu của sinh viên khi bắt đầu bước chân vào thị trường việc làm.
Soạn một hồ sơ 'rải' 20 công ty
Ông Lê Khắc Hiệp, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần ADT Quốc tế, đại diện hệ thống tuyển dụng Jobnow cho biết, qua thống kê dữ liệu từ hơn 20 trường đại học, mặc dù tỷ lệ sinh viên ra trường đi làm ngay khá cao nhưng lại có 58% sinh viên sau khi ra trường làm việc trái ngành.
Điều này đã đặt ra nhiều vấn đề trong công tác định hướng nghề nghiệp cho sinh viên. Ông Hiệp kể, bản thân gặp rất nhiều trường hợp sinh viên sau một năm ra trường đã có tới 4 lần nhảy việc.
“Đời người có lẽ chỉ nên nhảy việc 5 lần thôi, trong đó 4 lần đi làm thuê và lần thứ năm là làm chủ doanh nghiệp. Tôi vẫn hay khuyên các bạn sinh viên nên nhảy việc đến lần thứ 5 là phải làm chủ doanh nghiệp rồi. Thế nhưng, ngay năm đầu tiên ra trường, nhiều sinh viên đã nhảy việc tới 4 lần thì quá khủng. Nhà tuyển dụng nhìn thấy CV “dày đặc” công việc cũng thấy rất sợ”.
Ngoài việc kém định hướng, nhiều kỹ năng khác theo ông Hiệp, sinh viên ra trường cũng rất thiếu và yếu, điển hình như vấn đề học ngoại ngữ.
Ông Hiệp cho rằng, phong trào học ngoại ngữ ở Việt Nam tuy khá rộng nhưng chưa thể trở thành một thứ “vũ khí” hữu hiệu. Thực tế, rất nhiều sinh viên ra trường đi làm về xuất nhập khẩu, nhưng khi phải làm hợp đồng hay đàm phán lại không thể làm được.
“Tôi từng làm việc tại một công ty nước ngoài, khi vừa vào đã phải đọc một tập tài liệu tiếng Anh rất dày. Người ta yêu cầu phải đọc được và làm được thì mới gọi là dùng ngoại ngữ để hành nghề và kiếm tiền. Tôi cũng muốn khuyên các bạn sinh viên học ngoại ngữ để hành nghề chứ không phải chỉ để nói”, ông Hiệp chia sẻ.
Ông Lê Khắc Hiệp, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần ADT Quốc tế
Ngoài ra, theo ông Hiệp, kỹ năng mềm và kinh nghiệm cũng là điều sinh viên cần phải chuẩn bị sớm và tạo thành nền tảng vững chắc.
“Ngoài học chuyên môn, doanh nghiệp còn yêu cầu bạn phải thuyết trình được, viết ra dự án sao cho nhà đầu tư quan tâm đến mình, rồi có khả năng viết mail khiến đối tác cách mình 4.000 cây số vẫn cảm thấy thuyết phục.
Về kinh nghiệm làm việc, đây cũng là tiêu chí được nhà tuyển dụng quan tâm, bởi giờ đây nhiều bạn đi làm chỉ để kiếm tiền, 'học lập trình nhưng đi bưng cà phê thì kinh nghiệm chỉ bằng 0'”.
Liên quan đến hồ sơ xin việc phỏng vấn, ông Hiệp cho rằng nhiều sinh viên hiện nay “rất cẩu thả” khi soạn một hồ sơ nhưng rải tới 20 công ty. Vì thế, khi đến phỏng vấn, nhà tuyển dụng hỏi những thông tin cơ bản nhất, ứng viên không biết công ty ấy làm gì do chưa từng xem qua về website hay tìm hiểu về vị trí công việc. Chưa kể, có những người sau khi doanh nghiệp đặt lịch phỏng vấn lại viện đủ lý do để “bùng” không tới.
Thất vọng vì… “sinh viên hứa gắn bó cả đời, cả kiếp”
Đồng quan điểm với ông Hiệp, bà Nguyễn Thị Kim Thanh, Giám đốc nhân sự Công ty Hanesbrands, một doanh nghiệp may mặc của Mỹ tại Việt Nam cũng nhận định, sinh viên hiện nay không chân thành ngay từ khi bắt đầu đi tìm việc.
“Nhiều bạn dự định đi du học, muốn trải nghiệm tại công ty trong một khoảng thời gian ngắn, nhưng khi doanh nghiệp hỏi vẫn nói muốn gắn bó ‘cả đời cả kiếp’. Điều này khiến chúng tôi rất thất vọng. Mục tiêu của chúng tôi không phải tìm người tốt nhất mà là tìm người phù hợp nhất, cả về mục tiêu lẫn định hướng nghề nghiệp”.
Bà Thanh cũng cho rằng, sinh viên cần phải đặt mục tiêu dài hạn. Nhiều sinh viên đến với doanh nghiệp khi còn ở số 0, sau khi có kinh nghiệm, có cơ hội ở nơi khác với mức lương cao hơn 50 USD là liền nhảy việc.
“Nhảy việc vì 50 USD thì tôi thấy rất buồn cho các bạn vì nó cho thấy các bạn không có định hướng, mục tiêu nghề nghiệp mà chỉ vì những mục tiêu ngắn hạn”.
Ông Nguyễn Phong Điền, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa Hà Nội.
Trước những chia sẻ thẳng thắn của doanh nghiệp, ông Nguyễn Phong Điền, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa Hà Nội cũng cho biết thêm, qua khảo sát của các trường, tỷ lệ sinh viên có việc làm sau 6 tháng ra trường chiếm từ 80% trở lên. Tại Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, con số này là 97%.
Tỷ lệ này tuy cao nhưng mức độ hài lòng về việc làm của sinh viên rất thấp. Tỷ lệ làm sai ngành cũng vậy.
“Dù làm tại những nơi làm việc tốt, các em vẫn liên tục nhảy việc. Sinh viên Bách khoa hay bị các nhà tuyển dụng kêu thiếu chung thủy. Các em luôn hỏi thầy rằng “Ra trường em sẽ làm ở đâu” thay vì hỏi “Sẽ làm cái gì cho tốt”. Có những em đi làm vài ba năm, có kinh nghiệm thực hành nghề nghiệp, đủ kỹ năng nhưng lại rất thiếu định hướng khởi nghiệp”, ông Điền nói.
Trước thực tế đó, ông Điền kỳ vọng, các trường học cần phải kết nối với doanh nghiệp, tạo thành một mạng lưới giúp tạo lập cho sinh viên kỹ năng cần thiết để xin việc thành công, từ đó giúp tăng khả năng tìm kiếm việc làm phù hợp.
Cũng trong ngày 29/10, Mạng lưới hỗ trợ tìm kiếm việc làm và khởi nghiệp cho sinh viên Việt Nam (VEES-Net) do 8 đại học sáng lập đã được ra mắt. 8 đại học bao gồm Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, Trường ĐH Công nghiệp Vinh, Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật - ĐH Đà Nẵng, Trường ĐH Nha Trang, Trường ĐH Tây Nguyên, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQuốc gia TP HCM, Trường ĐH Thủ Dầu Một, Trường ĐH Trà Vinh.
Mạng lưới hỗ trợ tìm kiếm việc làm và khởi nghiệp cho sinh viên Việt Nam (VEES-Net) do 8 đại học sáng lập gồm Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, Trường ĐH Công nghiệp Vinh, Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật - ĐH Đà Nẵng, Trường ĐH Nha Trang, Trường ĐH Tây Nguyên, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐH Quốc gia TP HCM, Trường ĐH Thủ Dầu Một, Trường ĐH Trà Vinh. |
Thúy Nga
Theo chuyên gia, đối mặt với “thời kỳ mới”, giới trẻ cần nhìn nhận thay đổi là đặc tính bình thường của thế giới việc làm; thay đổi sự nghiệp, thay đổi một việc làm, thay đổi một công việc sẽ trở nên phổ biến hơn bao giờ hết.
相关文章
随便看看