Hoàn tất kế hoạch dự trữ Hiện nay,ủđộngcungứnghànghóaphụcvụtếtvớigiábìnhổket qua ma cao các chợ truyền thống trên địa bàn tỉnh cũng như hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện lợi đã khôi phục hoạt động trở lại trong điều kiện bình thường mới. Sự phục hồi dần của các kênh phân phối truyền thống và hiện đại đã góp phần quan trọng trong việc cung cấp các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu đáp ứng yêu cầu của người dân, đặc biệt vào giai đoạn Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán sắp tới. Các DN bán lẻ trên địa bàn tỉnh cho hay những năm trước đây, từ khoảng tháng 12, giá cả hàng hóa nhập về sẽ có xu hướng tăng. Năm nay, tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, thị trường có nhiều biến động hơn, dự báo giá cả nhiều mặt hàng sẽ tăng từ 5 - 10%, Vì vậy, các DN sản xuất hàng hóa, phân phối đã chủ động tiếp cận, ký hợp đồng mua các nguồn hàng bình ổn giá từ các nhà phân phối. Hiện nay các đơn vị đã hoàn thành công tác chuẩn bị hàng hóa cho mùa mua sắm cuối năm và Tết Nguyên đán 2022 với tiêu chí bảo đảm nguồn hàng đầy đủ, chất lượng tốt, giá bình ổn. Với quy mô chăn nuôi tại Bình Dương, một số mặt hàng tiêu dùng mạnh trong dịp Tết Nguyên đán như thịt gia súc sẽ bảo đảm cung ứng đủ với giá bình ổn. Trong ảnh: Người tiêu dùng chọn mua thực phẩm tại Trung tâm Thương mại Aeon Mall Bình Dương Canary. Ảnh: THANH HỒNG Bà Nguyễn Thị Hồng Khanh, Giám đốc siêu thị Co.opmart Bình Dương II, cho biết để tham gia giữ ổn định thị trường, siêu thị đã dự trữ nguồn hàng tăng 30 - 40% so với năm ngoái. Bên cạnh đó, siêu thị cũng đã xây dựng các phương án kinh doanh ứng phó với các tình huống khi dịch bệnh xảy ra như đẩy mạnh bán hàng online, bố trí các điểm bán hàng phù hợp, tăng cường nhân viên lao động mùa vụ, tổ chức khuyến mại… bảo đảm phục vụ khách hàng mua sắm tốt nhất. Ông Phạm Hữu Chí, Giám đốc siêu thị Big C Dĩ An, cho biết dịch bệnh trong năm 2021 diễn biến phức tạp và kéo dài gây ảnh hưởng nhiều tới hoạt động kinh tế, thương mại và dịch vụ. DN gặp nhiều khó khăn trong việc duy trì sản xuất, nhiều lao động mất việc làm, thu nhập của người dân nhìn chung đều giảm. Dự kiến sức mua trong các tháng cuối năm sẽ giảm so với cùng kỳ năm trước, chủ yếu tập trung vào các mặt hàng lương thực, thực phẩm, hàng hóa thiết yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng hàng ngày và trong dịp Tết Nguyên đán. “Sau đợt dịch vừa qua, phương thức mua hàng cũng có nhiều thay đổi, từ trực tiếp sang trực tuyến nhằm tránh đến những nơi đông người, giảm nguy cơ dịch bệnh. Chúng tôi sẽ có các chương trình khuyến mại đặc biệt trên nhiều nhóm ngành hàng, ưu đãi khi mua hàng trực tuyến. Tổ chức thu mua hàng hóa tận gốc, bán tận ngọn để đưa ra mức giá bán tốt nhất cho người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh”, ông Phạm Hữu Chí nói. Năm nay, Tết Nguyên đán cách Tết Dương lịch khoảng một tháng, các đơn vị sản xuất, cung ứng hàng hóa phục vụ tết dự kiến có đủ thời gian để dự trữ hàng hóa, chủ động để bảo đảm về số lượng và chất lượng. Lãnh đạo các siêu thị như MM Mega Market, Aeon Mall Bình Dương Carnary, Lotte Mart hay các hợp tác xã thương mại, dịch vụ, trang trại chăn nuôi cũng cho biết sẽ căn cứ vào những diễn biến của dịch bệnh để chủ động có các phương án dự trữ hàng hóa thiết yếu, triển khai theo kế hoạch bán hàng với giá phù hợp. Chủ động nguồn cung Bình Dương hiện có trên 2,6 triệu dân, sức tiêu thụ hàng hóa trên thị trường tỉnh khá lớn. Bảo đảm nguồn cung hàng hóa, nhất là các mặt hàng lương thực, thực phẩm là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của ngành công thương. Vì vậy, ngành công thương tập trung chỉ đạo, đôn đốc các địa phương, DN bán lẻ, ban quản lý các chợ truyền thống trong việc xây dựng phương án bảo đảm nguồn cung hàng hóa theo từng giai đoạn và từng cấp độ diễn biến của dịch bệnh. Doanh nghiệp bán lẻ tham gia bình ổn thị trường đang tập trung dự trữ hàng hóa thiết yếu phục vụ nhu cầu mua sắm của nhân dân. Trong ảnh: Người dân mua sắm hàng hóa tại siêu thị Co.opmart Bình Dương II. Ảnh: THANH HỒNG Theo ông Nguyễn Thanh Toàn, Giám đốc Sở Công thương, nhằm bảo đảm nguồn cung hàng hóa, hiện nay ngành công thương đã cùng với các đơn vị cung ứng rà soát lại nguồn cung cầu hàng hóa và phương án cung ứng. Tình hình chung của thị trường có nguồn cung ứng ổn định, Bình Dương có thể tự cân đối được nhu cầu những sản phẩm thiết yếu như lương thực, thực phẩm. Ngoài ra, Sở Công thương cũng chú trọng đến tình hình chăn nuôi gia súc và sản xuất rau củ quả nhằm bảo đảm đáp ứng đầy đủ nhu cầu của người dân. “Không dừng lại ở đó, ngành công thương tổ chức các chuyến bán hàng về nông thôn, vùng xa, tiếp tục theo dõi, giám sát tình hình giá cả thị trường hàng hóa tại các địa phương, đơn vị kinh doanh để kịp thời ứng phó trong trường hợp thị trường có biến động. Với những biện pháp trên, hệ thống phân phối bán lẻ trên địa bàn tỉnh đồng thời duy trì hoạt động trong điều kiện bảo đảm an toàn phòng dịch, giữ bình ổn giá hàng hóa thiết yếu. Ngoài ra, các DN bán lẻ cũng sẽ chủ động trong việc đa dạng hóa các hình thức bán hàng để giúp người dân dễ dàng tiếp cận mua hàng hóa”, ông Nguyễn Thanh Toàn nói.q