Trong giấy báo nợ,ệAnThiếutiềngửixehọcsinhlớpphảiviếtgiấybáonợbóng đá trực tiếp việt nam em H.M.N. học sinh lớp 7C, Trường THCS Hưng Tây (huyện Hưng Nguyên, Nghệ An), ghi rõ hiện tại em đang nợ nhà trường số tiền 162.000 đồng, là tiền gửi xe đạp điện trong năm học 2018-2019. Lý do nợ vì "bố mẹ em không nạp". Ông Hoàng Minh P. là phụ huynh em N. giải thích, không phải gia đình khó khăn, không có 162.000 đồng đóng tiền gửi xe cho con mà do ông thấy "đây là khoản đóng góp vô lý". | Học sinh nợ tiền giữ xe 162.000 đồng, nhà trường gọi lên viết giấy báo nợ |
"Đầu năm học, chúng tôi đã băn khoăn với khoản tiền gửi xe đạp của các cháu. Bởi lẽ tiền xây dựng trường học, tiền học phí chúng tôi đều đóng đầy đủ nhưng không thấy nhà trường sửa chữa nhà để xe", ông P. nói. Sau khi biết con và 5 bạn cùng lớp được mời lên phòng họp để viết "giấy báo nợ" tiền gửi xe đạp điện vào cuối tháng 6 vừa qua, ông P. rất bất bình. "Chuyện nợ nần là giữa nhà trường với phụ huynh chưa thống nhất được, sao lại bắt các cháu viết giấy báo nợ như ở ngoài xã hội", phụ huynh này bức xúc. Sau đó, vợ ông P. lên trường đóng tiền mới lấy được "giấy báo nợ" này. | Ông P. và con trai |
Là việc "cực chẳng đã"? Ông Nguyễn Văn Quế - Hiệu trưởng Trường THCS Hưng Tây thừa nhận có chuyện mời học sinh N. lên viết "giấy báo nợ". Tuy nhiên, N. không phải là học sinh duy nhất. Theo ông Quế, có hơn 50 học sinh nợ các khoản học phí, tiền gửi xe đạp, xe đạp điện qua các năm. Đây là những khoản thu bắt buộc theo hướng dẫn của Sở GD&ĐT Nghệ An.
Dù đã gửi thông báo nhiều lần tới các phụ huynh nhưng nhà trường vẫn không thu được. Đến cuối năm học này, vẫn còn gần 30 học sinh chưa đóng các khoản tiền học phí, tiền dịch vụ trông giữ xe tại trường nên nhà trường đã gọi các em lên để viết giấy nợ. | Trường THCS Hưng Tây, huyện Hưng Nguyên, Nghệ An gọi học sinh lên viết giấy báo nợ |
"Trường chỉ mời các em viết giấy báo nợ chứ không có chuyện bắt ép. Số tiền này chúng tôi dùng để trả cho bảo vệ trông giữ xe và sửa sang lại nhà giữ xe cho học sinh. Việc mời các em viết giấy báo nợ cũng là cực chẳng đã vì không còn cách nào khác. Giấy báo nợ giúp nhà trường tổng hợp để quản lý, theo dõi dễ hơn. Chúng tôi cũng đã báo cáo sự việc này lên xã, huyện và Phòng GD&ĐT", ông Quế giải thích. Năm học 2018-2019, Trường THCS Hưng Tây có 589 học sinh, dự kiến thu được hơn 50 triệu đồng từ tiền dịch vụ trông giữ xe cho học sinh. Ông Thái Văn Thành - Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Nghệ An tối nay cho biết, sẽ cho kiểm tra lại sự việc để có câu trả lời. Vay "nóng" 500 triệu đồng, một sinh viên treo cổ tử tự- Một sinh viên ở TP.HCM vay nóng 500 triệu đồng được cha mẹ trả, nhưng tiếp tục lấn sâu vào trò đỏ đen và dưới áp lực nợ nần đã treo cổ tự vẫn. |