Ủy ban quốc gia về Chính phủ điện tử đổi tên thành Ủy ban quốc gia về chuyển đổi số_nhan dinh valencia
Ngày 24/9,ỦybanquốcgiavềChínhphủđiệntửđổitênthànhỦybanquốcgiavềchuyểnđổisốnhan dinh valencia Thủ tướng Phạm Minh Chính đã ký ban hành quyết định về việc kiện toàn và đổi tên Ủy ban quốc gia về Chính phủ điện tử.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính làm Chủ tịch Ủy ban quốc gia về chuyển đổi số (Ảnh: VGP) |
Cùng với việc có tên gọi mới là Ủy ban quốc gia về chuyển đổi số, Ủy ban này cũng được Thủ tướng kiện toàn gồm 16 thành viên.
Ủy ban quốc gia về chuyển đổi số có Phó Chủ tịch thường trực là Phó Thủ tướng Chính phủ trực tiếp theo dõi, chỉ đạo lĩnh vực TT&TT; Bộ trưởng Bộ TT&TT làm Phó Chủ tịch.
Ủy ban còn có các Ủy viên là Bộ trưởng các bộ, cơ quan: Công an, Văn phòng Chính phủ, KH&CN, Tài chính, KH&ĐT, Nội vụ, Y tế, GD&ĐT, Công Thương, Xây dựng, NN&PTNT; Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Thứ trưởng Bộ TT&TT.
Ủy ban quốc gia về chuyển đổi số có chức năng, nhiệm vụ nghiên cứu, đề xuất với Chính phủ, Thủ tướng và giúp Chính phủ, Thủ tướng chỉ đạo, phối hợp thực hiện các chủ trương, chiến lược, cơ chế, chính sách tạo môi trường pháp lý thúc đẩy tiến trình chuyển đổi số quốc gia, gắn kết chặt chẽ với cải cách hành chính; xây dựng, phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số và đô thị thông minh; tạo thuận lợi cho việc triển khai cách mạng công nghiệp lần thứ tư tại Việt Nam.
Cho ý kiến về các chiến lược, chương trình, cơ chế, chính sách, đề án, dự án liên quan đến chuyển đổi số; xây dựng, phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số và đô thị thông minh thuộc thẩm quyền quyết định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
Ủy ban cũng có nhiệm vụ giúp Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp chuyển đổi số, xây dựng, phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số và đô thị thông minh; điều phối việc thực hiện các chiến lược, chương trình, cơ chế, chính sách, đề án, dự án, giải pháp có tính chất liên ngành về chuyển đổi số, xây dựng, phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số và đô thị thông minh.
Cùng với đó, điều phối chung việc triển khai Chương trình Chuyển đổi số quốc gia; theo dõi, điều phối thực hiện các nội dung liên quan của Chiến lược quốc gia về Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến năm 2030.
Ngoài ra, Ủy ban còn giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các chiến lược, chương trình, cơ chế, chính sách, đề án, dự án, giải pháp có tính chất liên ngành về chuyển đổi số, xây dựng, phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số và đô thị thông minh; đôn đốc việc triển khai Chương trình Chuyển đổi số quốc gia…
Thủ tướng Chính phủ cũng quyết định thành lập Tổ công tác giúp việc Ủy ban đặt tại Bộ TT&TT do Bộ trưởng Bộ này làm Tổ trưởng và có Tổ phó gồm Thứ trưởng các Bộ: TT&TT, KH&ĐT, Công Thương, Xây dựng; lãnh đạo Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp.
Tổ công tác gồm đại diện lãnh đạo cấp Vụ của một số Bộ, cơ quan cùng lãnh đạo, chuyên gia các doanh nghiệp VNPT, Viettel, Vietnam Post, FPT và một số chuyên gia về Chính phủ điện tử, Chính phủ số, chuyển đổi số, kinh tế số, đô thị thông minh, xã hội số trong nước và quốc tế. Trong trường hợp cần thiết, Tổ công tác được huy động các chuyên gia tư vấn trong và ngoài nước để thực hiện nhiệm vụ được giao.
Bộ TT&TT làm nhiệm vụ thường trực của Ủy ban và Tổ công tác; bảo đảm các điều kiện cần thiết cho hoạt động của Ủy ban và Tổ công tác.
Thủ tướng Chính phủ giao trách nhiệm cho Tổ trưởng Tổ công tác trình Chủ tịch Ủy ban phê duyệt danh sách thành viên Ủy ban, lãnh đạo Tổ công tác, Kế hoạch hoạt động và Quy chế hoạt động của Ủy ban; phê duyệt danh sách thành viên và ban hành Quy chế hoạt động của Tổ công tác.
Được phê duyệt tháng 6/2020, Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 xác định tầm nhìn đến năm 2030 Việt Nam trở thành quốc gia số, ổn định và thịnh vượng, tiên phong thử nghiệm các công nghệ và mô hình mới; đổi mới căn bản, toàn diện hoạt động quản lý, điều hành của Chính phủ, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, phương thức sống, làm việc của người dân, phát triển môi trường số an toàn, nhân văn, rộng khắp.Chương trình Chuyển đổi số quốc gia hướng tới mục tiêu kép là vừa phát triển Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số, vừa hình thành các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam có năng lực đi ra toàn cầu, với một số chỉ số cơ bản cụ thể.