PhongThuyBetPhongThuyBet

World Bank: Tỷ lệ giáo dục đại học thấp, Việt Nam cần thay đổi để phát triển_kèo bóng đá tv net

Tỷ lệ học sau phổ thông thấp

TheỷlệgiáodụcđạihọcthấpViệtNamcầnthayđổiđểpháttriểkèo bóng đá tv neto báo cáo của World Bank, Việt Nam đạt được kết quả tốt trong việc cung cấp giáo dục phổ thông có chất lượng cho người dân, nhưng chưa đạt được nhiều thành công trong giáo dục sau phổ thông.

Theo WB, sau khi tính đến sự khác biệt về thời lượng học tập giữa các quốc gia, số năm đi học bình quân của Việt Nam là 10,2 năm, chỉ đứng sau Singapore trong Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). 

Cũng theo tổ chức này, tỷ lệ nhập học giáo dục sau phổ thông của Việt Nam năm 2019 chỉ đạt 28,6%, thấp hơn so với các quốc gia so sánh trong khu vực và so với tỷ lệ nhập học bình quân 55,1% ở các quốc gia thu nhập trung bình cao. 

Phân bổ lực lượng lao động Việt Nam theo trình độ học vấn. (WB)

Điều này cho thấy, trong số khoảng 6,9 triệu trẻ em thuộc độ tuổi đi học các chương trình sau phổ thông, chỉ có khoảng hơn 2 triệu em nhập học. Để đạt tỷ lệ nhập học bằng các quốc gia thu nhập trung bình cao trong dài hạn, Việt Nam cần tạo điều kiện cho khoảng 3,8 triệu học sinh nhập học, gần gấp đôi con số năm 2019

Chênh lệch về kết quả đạt được của Việt Nam so với các quốc gia khác cũng như so với chính mục tiêu đã đặt ra phần nào do chênh lệch trong khả năng tiếp cận giáo dục đại học. 

Tính đến năm 2020, chỉ có 7,3% học sinh từ các hộ gia đình thuộc nhóm ngũ phân vị (thông thường chia dân số làm 5 nhóm, mỗi nhóm chứa 20% số dân) có thu nhập thấp nhất được tiếp cận giáo dục đại học, so với tỷ lệ 49,8% học sinh từ các hộ gia đình thuộc nhóm ngũ phân vị có thu nhập cao nhất. 

Thanh thiếu niên đồng bào các dân tộc thiểu số có tỷ lệ tiếp cận giáo dục giáo dục đại học bằng 6%, thấp hơn rất nhiều so với tỷ lệ 35,4% của các bạn thuộc nhóm dân tộc đa số. Tỷ lệ tốt nghiệp phổ thông và tỷ lệ trúng tuyển không bằng nhau cũng ảnh hưởng đến tỷ lệ tiếp cận giáo dục đại học.

Tỷ lệ nhập học sau phổ thông của Việt Nam thấp.

Nhìn trên góc độ cầu, những yếu tố cản trở mong muốn theo đuổi giáo dục đại học bao gồm chi phí cơ hội của việc học tập, suất sinh lợi từ giáo dục giảm dần, và gánh nặng chi phí tài chính gia tăng đối với các hộ gia đình. 

Theo học đại học đồng nghĩa với việc phải trì hoãn tham gia các hoạt động tạo thu nhập trong một số năm, và đó là chi phí cơ hội lớn đối với sinh viên. Thêm vào đó, mặc dù thu nhập của sinh viên tốt nghiệp đại học ở độ tuổi từ 25 đến 35 cao hơn ba lần so với thu nhập của lao động không có bằng cấp, nhưng suất sinh lợi tương quan tính trên lương của lao động chuyên nghiệp có trình độ và kỹ năng đã và đang suy giảm trong giai đoạn 2010-2020. Suất sinh lợi của giáo dục và kỹ năng - được đo bằng thay đổi về mức lương theo giờ của người lao động có trình độ sau phổ thông so với các nhóm có trình độ dưới tiểu học - giảm từ 70% trong năm 2010 xuống 50% trong năm 2020. 

Điều này một phần do sự phù hợp về kỹ năng của sinh viên tốt nghiệp chưa cao trên thị trường lao động, trong đó Việt Nam xếp hạng thứ ba từ dưới lên trong số 140 quốc gia được đánh giá trong Chỉ số năng lực cạnh tranh năm 2018 về sự phù hợp về kỹ năng của sinh viên tốt nghiệp.

Lý do có thể vì nền kinh tế chưa tạo đủ việc làm đòi hỏi kỹ năng cao, vì vậy một số sinh viên tốt có kỹ năng cao phải nhận những công việc có kỹ năng thấp hơn và thù lao thấp hơn. Bên cạnh đó, học phí và tổng chi phí theo học đại học nói chung đã tăng hơn gấp đôi trong thời gian qua, trong khi đóng góp của hộ gia đình cho việc theo học đại học hiện đã trở thành nguồn đóng góp chính về học phí của sinh viên. Học phí mà các hộ gia đình phải nộp bình quân chiếm trên 65% nguồn thu của các cơ sở giáo dục đại học và chiếm từ 43 đến 60% tổng chi tiêu cho mỗi sinh viên.

Nhìn trên góc độ cung, những yếu tố ảnh hưởng đến đầu ra và kết quả của ngành giáo dục bao gồm chênh lệch cung cầu kỹ năng, thiếu vốn, và cơ cấu thể chế bị phân mảnh. Kỹ năng của nhiều sinh viên tốt nghiệp còn chưa phù hợp với nhu cầu thị trường.

Mức độ đóng góp hàng năm của họ gia đình cho giáo dục đại học.

Tăng cường giáo dục để tăng trưởng

Theo WB, Việt Nam cần tăng cường giáo dục sau phổ thông để tăng trưởng. Việt Nam cần lực lượng lao động có kỹ năng để chuyển đổi thành nền kinh tế thu nhập trung bình cao vào năm 2035.

Khi chuyển từ nền kinh tế dựa vào kỹ năng thấp và việc làm lương thấp trong các lĩnh vực chế tạo, chế biến và dịch vụ sang mô hình tăng trưởng nhờ vào động lực đổi mới sáng tạo nhiều hơn, dựa trên các ngành công nghiệp và dịch vụ đem lại giá trị gia tăng cao hơn, lực lượng lao động của Việt Nam cần có kỹ năng cao hơn và phù hợp hơn.

Chiến lược của Chính phủ (Chiến lược phát triển KTXH 2021-2030) cũng đặt ra mục tiêu như trên, coi việc sử dụng tri thức khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao là động lực nâng cao năng suất và tăng trưởng kinh tế trong tương lai. 

Đổi mới hệ thống giáo dục đại học ở Việt Nam có thể hỗ trợ thực hiện các mục tiêu phát triển. 

Chi tiêu cho giáo dục sau phổ thông.

Báo cáo đưa ra những khuyến nghị chi tiết nhằm cải thiện khả năng tiếp cận giáo dục đại học, nâng cao chất lượng và sự phù hợp trong giảng dạy, nâng cao hiệu suất sử dụng nguồn lực, trong đó có khuyến nghị về mở rộng áp dụng công nghệ số, nâng cao vai trò của khu vực tư nhân, và hài hòa hệ thống văn bản pháp quy.  

Theo các chuyên gia của World Bank, đầu tiên, Việt Nam cần nâng cao khả năng tiếp cận và công bằng. Giả sử mục tiêu về tỷ lệ nhập học giáo dục sau phổ thông của Việt Nam đến năm 2030 là 45%, chỉ tiêu tuyển sinh bổ sung ước tính phải là 1,3 triệu mới đạt được tổng số 3,8 triệu sinh viên.

Để có thể mở rộng quy mô như vậy, nhu cầu đặt ra là đảm bảo các cơ sở giáo dục tư nhân và ngoài đại học đóng một vai trò lớn hơn hiện nay; mô hình đào tạo đa dạng hơn, trong đó có hình thức học tập trực tuyến và ứng dụng công nghệ số; tăng cường nguồn tuyển sinh ngay từ bậc giáo dục trung học; và có hỗ trợ tài chính cho sinh viên.

Thứ 2 là cần cải thiện chất lượng và sự phù hợp. Để cải thiện chất lượng, trọng tâm cần đặt vào đổi mới phương pháp dạy và học, quản lý tốt đội ngũ nghiên cứu và giảng dạy tài năng, đầu tư cho cơ sở hạ tầng giáo dục và công nghệ thông tin và truyền thông (CNTT&TT). Để cải thiện sự phù hợp của các chương trình giáo dục đại học, nhu cầu đặt ra nữa là cần xây dựng liên kết chặt chẽ hơn giữa các cơ sở giáo dục đại học với các doanh nghiệp

Thứ 3 là cải thiện về đảm bảo tài chính cho lĩnh vực giáo dục đại học. Giáo dục đại học cần chuyển sang hướng đảm bảo tài chính bền vững thông qua phân bổ tốt hơn nguồn vốn của Nhà nước và sử dụng hiệu quả hơn nguồn vốn của khu vực tư nhân. Ưu tiên trước mắt là đảm bảo nguồn lực hiện có phải được sử dụng hiệu quả. Dần dần, nguồn vốn của Nhà nước dành cho giáo dục sau phổ thông cần được tăng thêm, nhất là khi nhu cầu giáo dục đại học tiếp tục tăng thêm.

Tuy nhiên, vì Nhà nước cung cấp khoảng 80% các chương trình giáo dục sau phổ thông, vai trò của các cơ sở giáo dục dân lập bậc sau phổ thông vẫn cần được nâng cao hơn nữa.

Cuối cùng, báo cáo của WB cho rằng cần cải thiện về quản trị trong lĩnh vực giáo dục đại học. Chính phủ nên xem xét sắp xếp lại cơ cấu quản lý lĩnh vực giáo dục đại học để tạo điều kiện phát triển và cải thiện chất lượng.

Nhu cầu đặt ra là xác định tầm nhìn và chiến lược cho giáo dục đại học, sửa đổi cấu trúc ngành và khung pháp quy, kết hợp với các biện pháp đảm bảo chất lượng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các trường đại học hoạt động theo hướng tự chủ và tự đảm bảo trách nhiệm giải trình trong một cấu trúc quản trị hiệu quả hơn; giao cho một bộ duy nhất phụ trách công tác quản lý nhà nước đối với các trường đại học, trường kỹ thuật và dạy nghề, nghiên cứu và công nghệ.

Các cấp có thẩm quyền cần chủ động theo dõi tiến độ và kết quả đầu ra của chương trình cải cách này thông qua hệ thống quản lý thông tin hiện đại.

M. Hà

Dự đoán điểm chuẩn 8 trường đại học phía BắcThời điểm này, các trường đại học đang tiến hành tải dữ liệu để xét tuyển và phối hợp xử lý nguyện vọng, lọc ảo. Tuy nhiên, đại diện một số trường đã đưa ra dự đoán về điểm chuẩn theo phương thức sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT.
赞(261)
未经允许不得转载:>PhongThuyBet » World Bank: Tỷ lệ giáo dục đại học thấp, Việt Nam cần thay đổi để phát triển_kèo bóng đá tv net