Sản phụ hỏng thai,ốtxuấthuyếtđangởgiaiđoạncăngthẳngbáođộngđỏtỷ lệ tây ban nha tử vong vì sốt xuất huyết
Tại Bệnh viện Nhiệt đới TP.HCM, trong 6 tháng qua có 3 ca tử vong, 7 ca sốt xuất huyết nặng xin về. Trong đó, một sản phụ thai lưu 18 tuần, sốc, tổn thương đa cơ quan; một phụ nữ khác sốc nặng, xuất huyết nặng, thai lưu 10 tuần. Nhiều ca sốc nặng, suy tạng, viêm cơ tim, xuất huyết thể não, mang theo bệnh nền như béo phì, tiểu đường,…
Bệnh viện đã trưng dụng nhiều khoa cùng tiếp nhận bệnh nhân sốt xuất huyết (chiếm 50% số ca nội trú). Ngay cả Khoa Nhiễm D, vốn dùng để cách ly, điều trị bệnh Covid-19 nay cũng mở rộng, thêm giường xếp cho bệnh nhân sốt xuất huyết nằm hành lang.
Còn tại Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM, từ đầu năm đến nay có 1.800 ca sốt xuất huyết, 369 ca sốc, 7 ca tử vong. Số ca sốc xuất huyết tăng cao, hơn 100 ca/tháng (trong tháng 5 và 6). Các bác sĩ nhấn mạnh, khi đỉnh dịch sốt xuất huyết năm 2019, bệnh viện chỉ có 20 ca sốc mỗi tháng.
Đến thời điểm này, khu vực phía Nam đã ghi nhận 42 ca tử vong vì sốt xuất huyết, bao gồm 18 trẻ em. Hiện Sở Y tế TP.HCM và các bệnh viện tiến hành phân tích tất cả các ca tử vong, kịp thời đưa ra bài học kinh nghiệm và các cảnh báo trong điều trị.
Khó khăn chồng chất
Bệnh viện Nhi đồng 1 và Bệnh viện Nhiệt đới TP.HCM cho biết, thời điểm này vẫn đáp ứng được điều trị, thuốc men. Tuy nhiên, dự báo trong 3 tháng tới, dịch sẽ lên đỉnh điểm, diễn biến sẽ rất căng thẳng.
Trong tình huống nghiêm trọng, Bênh viện Nhi đồng 1 sẽ chuyển Khoa Hồi sức Covid-19 – Nhiễm với 120 giường điều trị, 30 giường hồi sức cho sốt xuất huyết. Ngoài ra, vận động nguồn máy thở từ các bệnh viện dã chiến trả về Sở Y tế TP.HCM, điều động bác sĩ nội trú về tăng cường, chuẩn bị khi ca bệnh tăng cao.
Thực trạng lúc này, nguồn cao phân tử Dextran, HES 200 dùng cho bệnh nhân sốc sốt xuất huyết cạn trên thế giới, chỉ còn Thái Lan sản xuất. Bộ Y tế đã đồng ý cho các bệnh viện thay thế bằng HES 130 (dù hiệu quả không tốt bằng).
TS. BS. Nguyễn Thanh Hùng, Giám đốc Bệnh viện Nhi đồng 1 cho rằng, cần phải xác định đây là chuyện lâu dài, không phải thay thế tạm thời. Tuy nhiên, HES 130.000 (có thành phần điện giải) chưa được Bảo hiểm y tế thanh toán. Do đó, BS Thanh Hùng đề nghị Bộ Y tế, BHXH Việt Nam sớm có quy định thanh toán BHYT với dịch truyền HES 130, đảm bảo điều trị cho bệnh nhân sốt xuất huyết nặng.
Ngoài ra, thuốc vận mạch Dopamin cần cho hồi sức cũng thiếu, các bệnh viện đều phải tìm phương án thay thế (dù hiệu quả không tốt bằng).
Tại buổi kiểm tra công tác phòng chống dịch sốt xuất huyết tại TP.HCM, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn ghi nhận các đề xuất kiến nghị của các Bệnh viện Quận 8, Nhi đồng 1, Bệnh nhiệt đới. Theo thứ trưởng Sơn, báo cáo của các bệnh viện cho thấy có tình trạng bác sĩ “quên bài” sốt xuất huyết sau 2 năm căng thẳng chống dịch Covid-19, còn bác sĩ trẻ chưa có kinh nghiệm điều trị.
Vì thế, việc đào tạo, tập huấn cho bác sĩ, bệnh viện cơ sở, bệnh viện tư, phòng khám cần đẩy mạnh. Tuy nhiên, kinh phí chống dịch đang rất khó khăn. Ví dụ như tại BV Nhi đồng 1, những năm trước được Bộ Y tế chi từ 50-100 triệu đồng cho nhiệm vụ trên, nay đã bị cắt do phòng chống sốt xuất huyết không còn là chương trình quốc gia.
Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn cho biết, sẽ báo cáo lãnh đạo Bộ Y tế, tìm phương án giải quyết sớm nhất về thuốc, kinh phí cho các bệnh viện và địa phương. Đồng thời, Bộ Y tế cũng đồng ý cho việc thành lập Ban chuyên môn phòng chống sốt xuất huyết khu vực phía Nam.
“Những thuốc chống sốc hàng đầu như dopamin hiện khan hiếm, việc thay thế bằng thuốc khác chưa chắc hiệu quả nên Bộ Y tế sẽ có phương án sớm. Bộ sẽ làm việc với Cục Quản lý dược, đảm bảo tối thiếu nguồn thuốc cho các bệnh viện.
Thuốc như vũ khí mà không có thuốc thì làm sao đánh giặc được”, thứ trưởng chia sẻ.
Hơn 56.000 ca sốt xuất huyết ở phía NamTS. Nguyễn Vũ Thượng, Phó Viện trưởng Viện Pasteur TP.HCM cho biết, riêng khu vực phía Nam đã có 42 ca tử vong trong số hơn 56.000 ca sốt xuất huyết. Kết quả phân lập virus cho thấy type Den1 chiếm 57%, Den2 chiếm 41%. Chìa khóa của phòng chống dịch sốt xuất huyết vẫn là diệt lăng quăng, không cho muỗi sinh sôi sẽ không còn xuất huyết.
Ông lưu ý, khu vực công trường hay các bệnh viện đang xây dựng… là môi trường lý tưởng cho lăng quăng sinh sôi. Do đó, cần phải diệt trừ lăng quang, cắt đứt vector truyền bệnh mới có thể kiểm soát dịch. Việc phòng ngừa này cần bắt buộc phải sự hợp tác quyết liệt từ phía người dân.