Trong lễ tốt nghiệp của Khoa Y,ámđốcĐHQuốcgiaTPHCMkểchuyệntừnglàmnhânviênmởcửliverpool tin tuc ĐH Quốc gia TP.HCM mới đây, ông Vũ Hải Quân - Uỷ viên Trung ương Đảng, Giám đốc ĐH Quốc gia TP.HCM, đã có bài phát biểu truyền cảm hứng cho các sinh viên. Chia sẻ về hành trình 27 năm công tác của mình, ông Quân nói, đây chỉ câu chuyện của một người thầy, một người anh đi trước, khi cách đây 27 năm, ông cũng trải qua một ngày đặc biệt, vượt qua cột mốc quan trọng của thời sinh viên. Ông Quân nói, 27 năm trước, ông băn khoăn nên theo nghề giáo (nối nghiệp ba mẹ) hay trở thành nhân viên một tập đoàn của Mỹ, nhận tiền lương tính bằng USD. Lúc đó, thầy hướng dẫn nói với ông rằng phải trở thành tiến sĩ, giáo sư để làm rạng danh cho gia đình, dòng họ. “Bản thân tôi lúc đó không hiểu để trở thành tiến sĩ hay giáo sư sẽ phải làm gì và làm như thế nào. Nhưng tôi vẫn chọn theo nghề giáo, trở thành tiến sĩ ở tuổi 31 và phó giáo sư ở tuổi 37” - ông nói. Năm 2017, một lần nữa ông lại phải quyết định có nên chuyển từ công tác giảng dạy sang công tác quản lý hay không. “Điều đó có nghĩa là tôi sẽ không có thời gian cho công việc nghiên cứu và giảng dạy, ước mơ trở thành giáo sư cũng chưa thành. Lúc đó, mẹ nói với tôi là chỗ nào đóng góp được nhiều hơn, chỗ đó tốt hơn", ông Quân nhớ lại. Nhìn lại hành trình của mình, Giám đốc ĐH Quốc gia TP.HCM ví von, 27 năm trên chiếc xe thời gian tiến về phía trước, có đoạn trơn tru, có khúc gập ghềnh, có chỗ cao tốc, có nơi đường làng. Trên hành trình dài này, để đi xa, nhiên liệu và sự an toàn là quan trọng nhưng giữ được chiếc xe cân bằng cũng rất quan trọng. “Việc giữ cân bằng cho 4 bánh của chiếc xe bao gồm công việc, gia đình, bản thân và cộng đồng rất quan trọng”. Theo ông Quân, điều khó nhất là mỗi chúng ta chỉ có 24h/ngày và làm thế nào để chia đều thời gian cho 4 bánh xe đó để đảm bảo cân bằng. Ông Quân cũng chia sẻ khó khăn của bản thân khi cân bằng "bánh xe" gia đình. Ông nói: “Cha mẹ chính là người đã đưa bạn đến với cuộc đời và đến với cột mốc quan trọng ngày hôm nay. Bản thân tôi có người mẹ già ngoài 90 tuổi, nhưng mỗi năm tôi cũng chỉ có thể về thăm mẹ được một vài lần. Tôi có người chị hai đã nuôi mình suốt 4 năm đại học và cả sau khi ra trường. Chị hơn tôi 17 tuổi và tôi coi luôn coi chị như mẹ. Tôi cũng có 2 cháu nhỏ cũng muốn được ở bên cạnh cha. Những câu chuyện về trường lớp, về thầy cô giáo, về bạn bè, những câu hỏi, những thắc mắc về việc học tập, về cuộc sống luôn thường trực trên mỗi chặng đường đi. Đó là những khoảnh khắc đong đầy yêu thương, nhưng cảm giác yêu thương đó cũng chỉ đếm được trên đầu ngón tay, vì những cuộc họp, những chuyến công tác xa nhà...". Theo Giám đốc ĐH Quốc gia TP.HCM, ông muốn sinh viên khoa Y nghe câu chuyện của mình để chiêm nghiệm. Gia đình là điều vô cùng quan trọng trong cuộc đời của mỗi con người. “Các bạn hãy tưởng tượng sau một ca mổ phức tạp, cơ thể của bạn mệt mỏi rã rời, đầu óc căng thẳng, stress. Khi trở về nhà, trong vòng tay yêu thương của gia đình, các bạn sẽ được tiếp thêm động lực và sẵn sàng cho một ngày mới với những ca mổ mới. Sẽ như thế nào khi trở về nhà là không khí ngột ngạt của những mâu thuẫn, cãi vã? Liệu bạn có đủ tinh thần và sức khỏe cho ca mổ ngày mai?". Điều thứ 2 ông Quân muốn gửi gắm đến sinh viên là thái độ đối với công việc. “Khi ở lại trường, tôi bắt đầu bằng những công việc đơn giản nhất là mở cửa phòng máy, thậm chí cả việc dọn dẹp, làm vệ sinh. Nhưng tôi làm những việc đó với một tinh thần trách nhiệm cao nhất và không ngừng nỗ lực, phấn đấu học tập. Mọi người ngại đi làm sớm và cần 1 giấc ngủ trưa còn tôi nghĩ rằng mình trẻ nhất và việc dậy sớm hơn một chút cũng không thành vấn đề. Trong thời gian giữ phòng máy, tôi đã dịch và xuất bản được vài cuốn sách, học thêm được nhiều kiến thức mới. Tôi cũng không vội giành suất học bổng để đi du học nước ngoài. Đơn giản vì tôi nghĩ rằng, mình cần làm việc và đóng góp trước, rồi mới nghĩ tới quyền lợi cho bản thân". 5 năm ở lại trường trước khi đi nước ngoài làm tiến sĩ, ông học được rất nhiều thứ nhưng quan trọng nhất là tình cảm và sự tin tưởng của thầy cô, đồng nghiệp. Có lẽ vì đó mà sau 5 năm học tập nghiên cứu, ngay sau khi trở về nước, ông đã được tín nhiệm giao nhiệm vụ là trưởng phòng thí nghiệm trí tuệ nhân tạo, đồng thời là giám đốc trung tâm đào tạo. Ông Vũ Hải Quân thừa nhận ông chưa bao giờ nghĩ rằng mình sẽ trở thành Giám đốc ĐH Quốc gia TP.HCM bởi ước mơ của ông là trở thành giáo sư Toán của Trường Đại học Tổng hợp. Ông đã bắt đầu hành trình hiện thực ước mơ đó bằng những việc đơn giản nhất là nhân viên mở cửa phòng máy, nhân viên dọn vệ sinh. Với những sinh viên ngành Y đang đứng trước cánh cửa cuộc đời, ông Quân dặn dò, ở đây, mỗi bạn đều ước mơ khác nhau như trở thành chuyên gia đầu ngành về tim mạch, về nội tiết, về nhi khoa, lão khoa, là dược sĩ điều chế thuốc mới, vắc-xin mới… Nhưng bạn hãy hiện thực hóa ước mơ của mình bắt đầu từ những việc làm nhỏ nhất, cụ thể nhất, với những thắng lợi nhỏ nhất. Bạn hãy dấn thân để chiến thắng “In it to win it”. Điều này có thể đơn giản là dậy sớm hơn thường lệ 1 tiếng đồng hồ để tập thể dục và học tiếng Anh. Bản thân ông Quân cũng rất thích từ tiếng Anh reflection (tạm dịch là sự chiêm nghiệm). Đó là sự nghiền ngẫm, chiêm nghiệm, tự soi rọi bản thân. “Mỗi buổi tối khi đi ngủ, tôi thường suy nghĩ lại những việc làm, những hành động, những lời nói trong ngày để tự soi, tự sửa, tự răn mình”- ông nói. Ông cũng thích từ Resilience là sự kiên trì, kiên định trên hành trình chinh phục ước mơ, khả năng đối diện khó khăn, thách thức và tìm giải pháp để vượt qua. Giám đốc ĐH Quốc gia TP.HCM nói khi nghĩ về thầy thuốc, cũng giống như thầy giáo, chữ đầu tiên mà ông nghĩ đến là chữ “tâm”. Chữ thứ 2 là chữ“cảm”tức là đồng cảm, thấu cảm với bệnh nhân. Một ánh mắt, một nụ cười, một cái bắt tay, một lời động viên đôi khi có tác dụng lớn hơn một liều thuốc. Theo ông, trong tiếng Anh có từ cure và healing, tiếng Việt có từ chữa bệnh và điều trị. Điều trị có nghĩa chẩn đoán, dùng thuốc tấn công mầm bệnh, tiêu diệt virus gây bệnh, tức là chữa bệnh về thể xác. Nhưng chữa lành bệnh có thể không chỉ là chữa bệnh về thể xác mà còn là hàn gắn và xốc lại tinh thần để cải thiện chất lượng cuộc sống, ngay cả khi không thể chữa khỏi bệnh về thể xác. Healing chỉ thực hiện được nếu bạn đồng cảm với người bệnh. Vấn đề đề hiện nay tính chuyên nghiệp của các bác sĩ y khoa, cần được giáo dục các giá trị đạo đức, thái độ và cách hành xử ngay từ sớm, vì một khi thói quen xấu đã phát triển sẽ rất khó thay đổi. Chữ thứ 3 là chữ "học"có nghĩa là không ngừng học tập để nâng cao trình độ, nhất là trong bối cảnh phát triển vượt bậc của khoa học - công nghệ, của trí tuệ nhân tạo. Do vậy việc học tập và ứng dụng công nghệ mới trong điều trị, chẩn đoán là một yêu cầu bắt buộc. Kỳ vọng nhiều vào thế hệ sinh viên kế cận, ông muốn người trẻ phải thay đổi, bắt đầu từ những thói quen nhỏ nhất. "Duy trì thói quen tự học, học tập suốt đời là một thách thức lớn và cách duy nhất bạn có thể làm là phải thay đổi thói quen của mình. Bạn có thể dậy sớm hơn một chút thay vì ngủ nướng; đọc sách nhiều hơn thay vì vào mạng xã hội...", Giám đốc ĐH Quốc gia TP.HCM nhắn nhủ.Giám đốc ĐH Quốc gia TP.HCM: Không nên biến nhà khoa học thành kế toán viên
Mỗi nhà khoa học ngoài công tác nghiên cứu lại phải kiêm nhiệm công việc kế toán cho đề tài của mình, điều này khiến các thầy cô mất rất nhiều thời gian - Giám đốc ĐH Quốc gia TP.HCM nói.