Người Việt cực mê xài mạng xã hội_xem bongda homnay

Mạng xã hội vẫn là ứng dụng phổ biến nhất Việt Nam

TheườiViệtcựcmêxàimạngxãhộxem bongda homnayo Báo cáo ứng dụng di động năm 2021 vừa được công bố bởi Appota, games vẫn là loại ứng dụng được tải nhiều nhất trên cả hai nền tảng iOS và Android. Tuy vậy, người dùng Android có thiên hướng chơi game trên di động nhiều hơn (chiếm 64,5% lượt tải trên Android) so với iOS (41,2% lượt tải)

Trong số các ứng dụng phổ biến tại Việt Nam, mạng xã hội và các ứng dụng xem phim, nhắn tin là những app được người Việt tải về nhiều nhất. Các ứng dụng này chiếm tỷ lệ lần lượt là 28% (mạng xã hội), 16% (phim) và 15% (nhắn tin, gọi điện).

{keywords}
Các ứng dụng được dùng phổ biến tại Việt Nam (xếp theo thể loại). 

Báo cáo cũng cho thấy, Facebook và YouTube là 2 ứng dụng mà người dùng dành nhiều thời gian nhất khi sử dụng smartphone. Cụ thể, người Việt dành 25% thời gian để sử dụng Facebook và 12% thời gian để xem YouTube. Xếp sau 2 nền tảng này là Zalo (7%), Messenger (6%) và TikTok (4%). 

{keywords}
Thời gian sử dụng trung bình của các ứng dụng trên tổng thời gian sử dụng smartphone. 

Theo Appota, trong năm 2020, TikTok là ứng dụng bùng nổ nhất với 30% người dùng di động tại Việt Nam cài đặt. Tính đến năm 2020, TikTok đã trở thành mạng xã hội phổ biến thứ 4 tại Việt Nam, sau Facebook, Zalo và Instagram. 

Tại Việt Nam, trong thời điểm giãn cách xã hội, TikTok đã trở thành một trong những ứng dụng giải trí phổ biến nhất khi có gần 2 triệu lượt tải mỗi tháng. Điểm khác biệt của nền tảng này là đối tượng người dùng tập trung vào thế hệ Gen Z, từ 16-24 tuổi. 

Sự thành công của TikTok với định dạng video ngắn là chỉ dấu cho thấy thị trường này sẽ còn tiếp tục bùng nổ trong tương lai. Đặc biệt khi trong năm nay, YouTube và Instagram sẽ gia nhập thị trường video ngắn với Youtube Shorts và Instagram Reels.

{keywords}
 

Bùng nổ thị trường ứng dụng giao đồ ăn

Trước đây, các ứng dụng giao đồ ăn không phổ biến tại Việt Nam. Nguyên nhân là bởi nhu cầu và thói quen của người dùng chưa lớn. Kể từ năm 2017, khi các ứng dụng đặt xe chuyển hướng và mở rộng mảng dịch vụ sang giao nhận đồ ăn, thực tế này đã hoàn toàn thay đổi. 

{keywords}
Từ việc chỉ có 1 cái tên duy nhất là Now, thị trường ứng dụng giao đồ ăn Việt Nam đang phát triển rất nhanh với sự xuất hiện của nhiều ông lớn công nghệ. 

Bằng việc tung ra nhiều khuyến mãi lớn để “educate” (giáo dục) người dùng, thị trường giao đồ ăn Việt hiện rất sôi động với sự cạnh tranh của nhiều nền tảng lớn, điển hình là Grab và GoJek. 

Năm 2016, số người sử dụng dịch vụ giao đồ ăn online thường xuyên tại Việt Nam khá ít, chỉ chiếm 20%. Đến năm 2020, tỷ lệ này đã tăng gấp 4 lần. Sự bùng phát của đại dịch Covid-19 đã góp phần tạo cú hích mạnh cho sự phát triển của ngành dịch vụ này.

{keywords}
 

Thực tế cho thấy, thói quen của người dùng Việt Nam đang dần thay đổi. Theo thống kê của Qandme, tần suất sử dụng dịch vụ đặt đồ ăn qua ứng dụng di động bên thứ 3 tại Việt Nam đang không ngừng gia tăng. Trong khi đó, hình thức gọi điện trực tiếp để đặt hàng đã sụt giảm mạnh và không còn phổ biến.

Thống kê của We are social cho thấy, Việt Nam hiện có 70% dân số sử dụng điện thoại di động. Trong đó, 64% các thuê bao được trang bị kết nối 3G, 4G. Với tỷ lệ sử dụng smartphone và Internet ở mức cao, cùng với đó là những thói quen hàng ngày dần thay đổi, Việt Nam đang trở thành mảnh đất đầy tiềm năng để phát triển các mô hình kinh tế số. 

Trọng Đạt

Thị trường học trực tuyến Make in Vietnam nóng trở lại

Thị trường học trực tuyến Make in Vietnam nóng trở lại

Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, học online qua các nền tảng công nghệ là giải pháp căn cơ để thầy cô giáo và học sinh, sinh viên có thể duy trì được cuộc sống bình thường. 

Thể thao
上一篇:Nhà báo bị sát hại: Nhà báo bị giết trong lãnh sự quán Ảrập Xêút là ai?
下一篇:Mẫu nhí Bảo Hà xuất hiện ấn tượng trên sàn diễn