Đất nền Bình Dương: Vị đắng sau cơn sốt đất_các trận đấu đêm nay
-Hàng loạt các khu đô thị được quy hoạch,ĐấtnềnBìnhDươngVịđắngsaucơnsốtđấcác trận đấu đêm nay xây dựng ồ ạt tại tỉnh Bình Dương trong nhiều năm trước đây. Tuy nhiên, nhà xây xong hiếm ai đến ở, để lại nhiều vấn đề nhức nhối.
Phố không người, nhà bỏ hoang
Bình Dương là một trong những địa phương đi đầu trong việc xây dựng Trung tâm hành chính tập trung. Tòa nhà này cũng là điểm nhấn trong tổng thể quy hoạch thành phố mới.
Những năm 2012, 2013, khi tòa nhà hành chính Bình Dương còn đang thi công, môi giới khu vực này luôn “rót” vào tai khách hàng, khi tòa nhà này hoạt động, dân cư sẽ tụ về, giá sẽ tăng gấp bội. Tuy nhiên, đã 3 năm từ khi tòa nhà này khánh thành, mọi thứ xung quanh vẫn hoang vắng, tiêu điều.
Ông Nguyễn Văn Hùng (thợ xây, quê Thanh Hóa) cho biết, hầu hết các căn nhà xây sẵn trong khu đô thị này mới chỉ hoàn thiện bên ngoài. Bên trong còn nguyên gạch, vữa, khi có người dọn đến ở thì phải hoàn thiện nội thất.
Ông Hùng cùng nhiều người khác trong đội phải thuê phòng trọ ở TP Thủ Dầu Một hoặc thị xã Bến Cát, hàng ngày chạy xuống Thành phố mới làm việc. Vừa kéo xô vữa, ông Hùng vừa đưa mắt nhìn các khu nhà bỏ hoang xung quanh và tiếc rẻ, “Phí quá, người thì không có nhà ở, chỗ thì bỏ một đống tiền, xây xong rồi bỏ hoang”.
Một nhân viên của công ty bất động sản tại thành phố mới Bình Dương, cho hay, trước đây cũng có một số ngân hàng, doanh nghiệp thuê hoặc mua các căn nhà mặt tiền trong khu làm văn phòng. Tuy nhiên, do quá vắng người, việc kinh doanh ế ẩm nên hầu hết đã dọn đi từ vài năm nay. Nhân viên này cho biết thêm, đêm đến khung cảnh càng thêm hoang tàn, ma mị khi những căn nhà chìm trong bóng tối, không một bóng người lại qua.
Nhọc nhằn cảnh mưu sinh
Đi sâu vào khu đô thị Mỹ Phước 3, tình trạng càng thảm hại hơn khi chỉ có vài nhà dân được xây dựng, còn lại phần lớn diện tích đất đang bỏ hoang. Những con đường nội khu dần trở nên hoang phế, cỏ dại mọc len lỏi, mặt đường đầy rác thải, phân gia súc do người dân chăn thả.
Đàn trâu hàng trăm con của người dân chăn thả trong Mỹ Phước 3. |
Ông Năm, một người dân địa phương tâm sự, khu đất này trước đây được người dân sản xuất cây nông nghiệp ngắn ngày. Khoảng 10 năm trước, khu đất được quy hoạch, “chuyển mình” thành khu đô thị mới. Nhưng nhà cửa, biệt thự, hạ tầng đường sá xây xong, không có người đến ở kéo theo nhiều hệ lụy.
Ông Năm kể, dự án Khu đô thị Mỹ Phước 3 được xây dựng khiến cho cuộc sống của người dân địa phương bị xáo trộn rất nhiều. Sau khi nhận được tiền đền bù giải tỏa mặt bằng, nhiều người đã chọn phương án dọn đến các địa phương khác làm ăn, sinh sống.
Một đàn heo tung tăng chạy trên đường nội khu Mỹ Phước 3. |
“Người thì lên Bình Phước hoặc các tỉnh Tây Nguyên mua rẫy trồng cây, người thì đến các vùng đất khác trong tỉnh Bình Dương đầu tư làm ăn. Chính những người đó giờ lại có cuộc sống khá giả, ổn định hơn những người ở lại địa phương. Tuy nhiên, cũng có một số người sau khi nhận được tiền đền bù đã tiêu pha hết sạch, sống hôm nay mà không biết ngày mai, giờ phải đi làm thuê, làm mướn khắp nơi”, ông Năm kể.
Những người chọn ở lại bám trụ với mảnh đất quê hương, đất nông nghiệp không còn, nói đô thị nhưng không một bóng người khiến họ phải chật vật với đủ mọi nghề để tồn tại. Do diện tích đất bị bỏ hoang quá nhiều, cỏ dại mọc um tùm, nhiều người dân đã bỏ tiền mua gia súc như dê, heo, trâu, bò về chăn thả. Đi trong “khu đô thị mới” nhưng không khó để bắt gặp hình ảnh những đàn gia súc hàng trăm con nhẩn nha kiếm ăn.
Dãy nhà trọ không bóng người thuê của gia đình chị Hiền. |
Chị Lê Thị Hiền, chủ một dãy nhà trọ chia sẻ, sau khi giải tỏa mặt bằng, gia đình chị được cấp lại mảnh đất khoảng 200m2, gần chợ Mỹ Phước 3. “Do Khu đô thị này được xây dựng gần Khu công nghiệp Mỹ Phước 3, nhà lại được cấp đất gần chợ nên tôi đi vay 500 triệu đồng cất nhà cùng dãy phòng trọ 5 phòng với ý định cho công nhân thuê. Tuy nhiên, mấy năm nay chỉ có vài người đến hỏi thuê, ở một thời gian ngắn rồi dọn đi. Kinh doanh không được khiến chúng tôi lâm vào cảnh nợ nần”, chị Hiền vừa nói vừa chỉ tay vào dãy phòng trọ bắt đầu xuống cấp, mục nát của nhà mình và thở dài.
Nhiều người dân ở Mỹ Phước 3 cũng đang lâm vào tình trạng tương tự như chị Hiền. Người thì đầu tư mua hàng loạt lô đất với ý định bán lại kiếm lời, người xây nhà nghỉ, khách sạn hoặc mua máy móc, vật tư về phụ vụ nhu cầu xây dựng khi khu đô thị mới hình thành. Nhưng đầu tư một đống của, khu đô thị thì bỏ hoang khiến họ mắc kẹt không lối thoát trong Mỹ Phước 3.
Quốc Tuấn - Khắc Thành
Cuộc ‘tháo chạy’ khỏi bất động sản Bình DươngTrong khi các thị trường bất động sản giáp ranh TP.HCM như Đồng Nai, Long An đã sôi động trở lại thì “người hàng xóm” Bình Dương lại khá “im hơi lặng tiếng” |