Doanh nghiệp có trụ sở chính tại tỉnh M và có thêm 5 đơn vị trực thuộc tại 5 tỉnh. Trong hợp đồng lao động giữa doanh nghiệp với người lao động có quy định như sau: Địa điểm làm việc: Tại chi nhánh tỉnh A thuộc công ty và các địa điểm khác khi có yêu cầu.
Trường hợp người lao động đang làm việc tại chi nhánh tỉnh A không muốn đi làm việc tại chi nhánh tỉnh B thì doanh nghiệp có quyền điều người lao động về chi nhánh tỉnh B hay không?óđượcđiềuchuyểncôngtáckhingườilaođộngkhôngđồngýlichthidaubongda vn Việc điều chuyển này có mâu thuẫn với thỏa thuận trong HĐLĐ và Thỏa ước lao động tập thể không?
Ảnh minh họa |
Luật sư tư vấn:
Bộ luật lao động 2019 quy định về hợp đồng lao động tại Điều 13. Hợp đồng lao động
1. Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.
Trường hợp hai bên thỏa thuận bằng tên gọi khác nhưng có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên thì được coi là hợp đồng lao động.
2. Trước khi nhận người lao động vào làm việc thì người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động với người lao động.
Bộ luật lao động 2019 quy định về việc thực hiện hợp đồng lao động tại Điều 28. Thực hiện công việc theo hợp đồng lao động
Công việc theo hợp đồng lao động phải do người lao động đã giao kết hợp đồng thực hiện. Địa điểm làm việc được thực hiện theo hợp đồng lao động, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác
Trong trường hợp của bạn, khi ký kết hợp đồng lao động có nhắc tới vị trí làm việc bạn đã đồng ý làm việc tại chi nhánh tỉnh A thuộc công ty và các địa điểm khác khi có yêu cầu. Do đó việc công ty điều chuyển bạn hiện đang làm việc tại chi nhánh tỉnh A sang làm việc tại chi nhánh tỉnh B không mâu thuẫn trong HĐLD và Thỏa ước lao động tập thể
Thạc sỹ - Luật sư Phạm Thị Bích Hảo, Công ty luật TNHH Đức An, Thanh Xuân, Hà Nội.
Bạn đọc muốn gửi các câu hỏi thắc mắc về các vấn đề pháp luật, xin gửi về địa chỉ [email protected] (Xin ghi rõ địa chỉ, số điện thoại để chúng tôi tiện liên hệ)
Ban Bạn đọc
Một số cư dân đang sinh sống tại hẻm 134 Nguyễn Thị Thập (phường Bình Thuận, Q.7, TP.HCM) phản ánh, khoảng đầu tháng 11/2020, hộ bà Đ. đã dựng hàng rào bằng tôn phần đường công cộng ở cuối hẻm để sử dụng vào mục đích riêng.