您的当前位置:首页 >Ngoại Hạng Anh >Chuyển đổi số phải nói thật, làm thật, hiệu quả thật_nhan dinh granada 正文

Chuyển đổi số phải nói thật, làm thật, hiệu quả thật_nhan dinh granada

时间:2025-01-25 07:06:07 来源:网络整理编辑:Ngoại Hạng Anh

核心提示

Tin thể thao 24H Chuyển đổi số phải nói thật, làm thật, hiệu quả thật_nhan dinh granada

Sáng ngày 12/10,ểnđổisốphảinóithậtlàmthậthiệuquảthậnhan dinh granada tại trụ sở Chính phủ đã diễn ra chương trình chào mừng Ngày Chuyển đổi số Quốc gia năm 2024. Chương trình được kết nối trực tuyến từ trụ sở Chính phủ tới UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Chương trình là dịp đánh giá những kết quả đã đạt được về chuyển đổi số quốc gia năm 2024, đề xuất các định hướng chiến lược, quan điểm, giải pháp để thúc đẩy chuyển đổi số, phát triển kinh tế số trong thời gian tới.

Kết quả đáng khích lệ trên hành trình chuyển đổi số Việt Nam 

Sau một thời gian dài triển khai rộng khắp trên cả nước, chuyển đổi số Việt Nam đã bước sang năm thứ 5, năm bản lề có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Năm 2024 là năm phát triển kinh tế số với trụ cột: Công nghiệp CNTT, số hóa các ngành kinh tế, quản trị số, dữ liệu số, động lực quan trọng cho phát triển xã hội nhanh và bền vững. 

Thời gian qua, hoạt động chuyển đổi số trên toàn quốc diễn ra mạnh mẽ, quyết liệt và mang lại kết quả thực chất hơn cho người dân. Trong 9 tháng đầu năm 2024, các bộ, ngành, địa phương đã nỗ lực tập trung đẩy mạnh thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp về chuyển đổi số với nhiều kết quả tích cực, nhiều chỉ tiêu đã hoàn thành vượt kế hoạch, nhiều chỉ tiêu có khả năng hoàn thành cao.

W-Ngay Chuyen doi so 3.jpg
Chương trình chào mừng Ngày Chuyển đổi số Quốc gia năm 2024. Ảnh: Lê Anh Dũng

Tháng 9/2024, Liên Hợp Quốc công bố Báo cáo khảo sát Chính phủ điện tử năm 2024. Theo kết quả đánh giá, xếp hạng, Việt Nam đã vươn lên vị trí thứ 71 trong tổng số 193 quốc gia, tăng 15 bậc so với năm 2022. 

Đây là lần đầu tiên Việt Nam được xếp vào nhóm Chính phủ điện tử ở mức rất cao và vươn lên vị trí xếp hạng cao nhất kể từ khi bắt đầu tham gia đánh giá Chính phủ điện tử của Liên Hợp Quốc năm 2003. Với kết quả xếp hạng vượt bậc này, Việt Nam đã hoàn thành mục tiêu đặt ra năm 2024 về xếp hạng Chính phủ điện tử.

Trong năm 2024, Chính phủ, các bộ, ngành đã tập trung xây dựng, ban hành thể chế, chính sách để hoàn thiện môi trường pháp lý, thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia.

Hạ tầng số cũng ngày càng phát triển, tỷ lệ hộ gia đình sử dụng Internet cáp quang băng rộng lên 82,2% (hoàn thành vượt mục tiêu đề ra đến năm 2025 là 80%), tăng 2,6% so với cuối năm 2023. Năm 2024, Việt Nam có 87% dân số sử dụng điện thoại thông minh. Cũng trong năm nay, Việt Nam có thêm 1 trung tâm dữ liệu hiện đại với công suất 30MW. 

Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư đã kết nối và chia sẻ dữ liệu giữa 18 bộ, ngành, 63 địa phương, 4 doanh nghiệp, phục vụ hơn 1,3 tỷ lượt yêu cầu tra cứu.

Ứng dụng VNeID có hơn 20 triệu lượt sử dụng căn cước điện tử, 8 triệu tài khoản định danh đăng nhập Cổng dịch vụ công và hơn 14 triệu thông tin công dân tích hợp vào Sổ sức khỏe điện tử. 

Bộ TT&TT đã rà soát và công bố hơn 150 nền tảng số từ các bộ, ngành và địa phương nhằm tối ưu hóa đầu tư, tránh chồng lấn, lãng phí. 

Theo Báo cáo chỉ số an toàn, an ninh mạng toàn cầu năm 2024, Việt Nam thuộc nhóm 3 nước dẫn đầu trong số 194 quốc gia và vùng lãnh thổ. 

Về Chính phủ số, dịch vụ công trực tuyến là nội dung được Chính phủ tập trung chỉ đạo quyết liệt. Tỷ lệ hồ sơ trực tuyến toàn trình của cả nước đạt 43,8%, gấp 2,5 lần so với cuối năm 2023.

Cổng Dịch vụ công quốc gia đã cung cấp 4.473 dịch vụ công trực tuyến, hơn 353 triệu hồ sơ đồng bộ, 58,5 triệu hồ sơ trực tuyến, hơn 34,4 triệu giao dịch thanh toán trực tuyến. 

Dấu ấn từ tổ công nghệ số cộng đồng 

Một dấu ấn quan trọng trong hành trình chuyển đổi số quốc gia là sự tham gia tích cực của các tổ công nghệ số cộng đồng. 

Trên hành trình đó, tổ công nghệ số cộng đồng có sứ mệnh hỗ trợ người dân tiếp cận, sử dụng công nghệ số theo cách đơn giản, xuất phát từ nhu cầu tự nhiên và tạo ra giá trị thiết thực đối với người dân, đưa công nghệ số vào mọi ngõ ngách cuộc sống. 

Theo Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng, tổ công nghệ số cộng đồng lấy ý tưởng từ mô hình tổ Covid-19 cộng đồng. “Tổ công nghệ số cộng đồng đã hình thành mạng lưới rộng khắp cả nước, hỗ trợ tích cực, hiệu quả cho công tác chuyển đổi số quốc gia. Đến nay, chúng ta đã có 95.000 tổ công nghệ số cộng đồng với khoảng 450.000 thành viên”, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng chia sẻ. 

W-Ngay Chuyen doi so 4.jpg
Anh Sình Dỉ Gai - thành viên tổ công nghệ số cộng đồng thôn Lô Lô Chải, xã Lũng Cú, Hà Giang. Ảnh: Lê Anh Dũng

Tại chương trình chào mừng ngày Chuyển đổi số Quốc gia năm 2024, lần đầu tiên thành viên đại diện các tổ công nghệ số cộng đồng có dịp chia sẻ kinh nghiệm chuyển đổi số ở địa phương mình với các thành viên Chính phủ. 

Tại thôn Lô Lô Chải, xã Lũng Cú, Hà Giang, anh Sình Dỉ Gai giữ vai trò trưởng thôn, đồng thời là thành viên tổ công nghệ số cộng đồng. Anh đã giúp bà con dân tộc Lô Lô tiếp cận với công nghệ trong kinh doanh du lịch. 

Nhờ sự hướng dẫn của anh, các hộ kinh doanh homestay tại địa phương đã biết cài đặt và sử dụng các ứng dụng như Agoda, Booking, Facebook, Zalo để quảng bá dịch vụ, thu hút hơn 53.700 du khách. Không chỉ vậy, anh Gai còn phối hợp với công an xã hướng dẫn người dân cài đặt VNeID để định danh điện tử và nâng cao nhận thức về an toàn mạng cho người dân.

Để đưa công nghệ đến gần hơn với người dân, ông Dương Ngọc Tiến, Bí thư Chi bộ, tổ trưởng tổ công nghệ số cộng đồng tổ dân phố 15, phường Giang Biên, Long Biên (Hà Nội) đã tổ chức các buổi hướng dẫn cài đặt ứng dụng VNeID vào buổi tối tại nhà văn hóa. Ông Tiến còn tuyển chọn các em học sinh làm tình nguyện viên, đến từng hộ gia đình hỗ trợ cài đặt ứng dụng, giúp người dân giải quyết thủ tục hành chính mà không mất thời gian di chuyển.

Ngay Chuyen doi so 5.jpg
Cựu chiến binh Vũ Đình Kịp, thành viên tổ công nghệ số cộng đồng khu phố 4, phường Lam Sơn, Thanh Hóa. Ảnh: Lê Anh Dũng

Tại khu phố 4, phường Lam Sơn, Thanh Hóa, cựu chiến binh Vũ Đình Kịp đã kiên trì "đi từng ngõ, gõ từng nhà" để vận động người dân tham gia chuyển đổi số. Dù đối mặt với khó khăn như tỷ lệ người dân sử dụng smartphone tại địa phương chưa cao, hạn chế về trình độ công nghệ, ông Kịp vẫn hướng dẫn thành công 100% người dân trong khu phố định danh điện tử cá nhân và 53% sử dụng chữ ký số. 

Ở phường 1, thành phố Sa Đéc, Đồng Tháp, chị Trần Thị Thu Giàu, Phó Bí thư Đoàn thanh niên đã linh hoạt trong việc tiếp cận và tuyên truyền về chuyển đổi số. 

Bằng cách lồng ghép nội dung vào các hoạt động địa phương và phối hợp với trạm truyền thanh, chị Giàu đã giúp người dân hiểu rõ hơn về lợi ích của công nghệ số. Chị còn trực tiếp đến nhà hướng dẫn người dân cài đặt ứng dụng VNeID, hỗ trợ thanh toán trực tuyến, đồng thời triển khai mô hình gắn biển hotline hỗ trợ tại các tuyến đường.

Nhìn chung, dù ở các vùng miền khác nhau, các thành viên tổ công nghệ số cộng đồng đều chung một mục tiêu: Đưa công nghệ số đến gần hơn với người dân, nâng cao chất lượng cuộc sống và thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng. 

Người dân, doanh nghiệp là trung tâm của chuyển đổi số

Chuyển đổi số bắt đầu từ người dân, lấy người dân làm trung tâm, là chủ thể, mục tiêu và là nguồn động lực của chuyển đổi số. 

Thông điệp này một lần nữa được nhấn mạnh tại chương trình chào mừng Ngày Chuyển đổi số Quốc gia năm 2024 khi các đại biểu đến từ khắp mọi miền đất nước được thoải mái chia sẻ những trăn trở và đặt câu hỏi với các thành viên Chính phủ.

Những câu trả lời chân thành, phản hồi sâu sắc của các thành viên Chính phủ sau đó đã trở thành lời cổ vũ, động viên người dân, doanh nghiệp Việt Nam trong hành trình chuyển đổi số. 

W-Ngay Chuyen doi so 8.jpg
Đại biểu đặt câu hỏi với các thành viên Chính phủ về những thắc mắc liên quan đến chuyển đổi số. Ảnh: Lê Anh Dũng

Trước câu hỏi của ông Ngô Minh Thanh, tổ trưởng tổ công nghệ số cộng đồng khu phố 5, phường Hà Huy Tập, thành phố Vinh, Nghệ An, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đã chia sẻ nhiều định hướng, quan điểm của Chính phủ đối với việc dẫn dắt công cuộc chuyển đổi số quốc gia. 

Theo Phó Thủ tướng, chuyển đổi số đang biến đổi thế giới, mang lại nhiều tiện ích và trở thành xu hướng tất yếu của mọi quốc gia. Việt Nam không thể đứng ngoài xu thế đó. Trong bối cảnh đó, Chính phủ có vai trò lớn trong việc dẫn dắt, kiến tạo chiến lược, đầu tư hạ tầng kỹ thuật và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.

Từ tỉnh vùng núi Điện Biên, anh Lê Ngọc Hoàn chia sẻ về khó khăn của bà con nơi đây: "Nhiều bản làng chưa có điện lưới, chưa có sóng điện thoại, khiến việc tiếp cận chuyển đổi số gặp khó khăn". 

Đáp lại, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, trong 2 năm qua, Việt Nam đã xóa 2.000 thôn lõm sóng. Hiện còn khoảng 700 thôn chưa có sóng di động, trong đó khoảng 600 nơi sẽ được phủ sóng cuối năm nay. 

Bộ TT&TT cũng đang nghiên cứu việc dùng vệ tinh viễn thông tầm thấp để phủ sóng vùng sâu, vùng xa, vùng núi, hải đảo khi chúng ta không phủ sóng được di động mặt đất hoặc những nơi không có điện. 

W-Ngay Chuyen doi so 6.jpg
Các thành viên Chính phủ giải đáp thắc mắc của các đại biểu. Ảnh: Lê Anh Dũng

Lo lắng về tình hình an ninh mạng diễn biến phức tạp, anh Trương Quốc Long từ Bạc Liêu nêu vấn đề về việc các đối tượng xấu giả danh cán bộ công an, ngân hàng để lừa đảo, gây mất niềm tin của người dân.

Trước những trăn trở của người dân, Thượng tướng Lương Tam Quang, Bộ trưởng Bộ Công an chia sẻ: "Trong 6 tháng đầu năm, chúng tôi đã phát hiện hơn 2.000 vụ lừa đảo trên không gian mạng. Bộ Công an đang phối hợp với các bộ, ngành để ngăn chặn và tuyên truyền, giúp người dân nâng cao cảnh giác". Ông khẳng định: "Với các biện pháp đã và đang thực hiện, người dân có thể yên tâm sử dụng các dịch vụ số".

Chị Lê Thị Mỹ Nương từ Quảng Ngãi bày tỏ mối quan tâm về việc người cao tuổi và người khuyết tật gặp khó khăn trong tiếp cận chuyển đổi số. 

Đối với vấn đề này, Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình nhấn mạnh, chuyển đổi số có ưu thế là xóa nhoà khoảng cách, nên cơ hội tiếp cận của người dân ở vùng sâu và thành phố là như nhau. 

"Quan điểm của Chính phủ là không để ai bị bỏ lại phía sau, cả trong đời sống thực và đời sống số”, Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình khẳng định. 

Nói thật, làm thật, hiệu quả thật để người dân, doanh nghiệp hưởng lợi

Thông qua chia sẻ của các đại biểu, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vui mừng nhận thấy, chuyển đổi số quốc gia, kinh tế số đã đạt được nhiều kết quả tích cực, có tác động, ảnh hưởng sâu rộng đến mọi mặt kinh tế, xã hội, văn hóa của đất nước và được cộng đồng quốc tế đánh giá cao.

Phát biểu kết luận, Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định quyết tâm của Đảng, Nhà nước, hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân cả nước trong việc cùng chung tay chuyển đổi số quốc gia, phát triển nền kinh tế số, xã hội số, công dân số.

W-Ngay Chuyen doi so 7.jpg
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại chương trình chào mừng Ngày Chuyển đổi số Quốc gia năm 2024. Ảnh: Lê Anh Dũng

Thủ tướng nêu rõ, chuyển đổi số là xu thế tất yếu, yêu cầu khách quan, lựa chọn chiến lược, ưu tiên hàng đầu cho phát triển nhanh và bền vững. 

Đặc biệt, chuyển đổi số góp phần thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới, cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng xanh hóa, số hóa, thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp, xóa bỏ môi trường cho tham nhũng, tiêu cực, giảm chi phí tuân thủ, nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm, nền kinh tế.

Thủ tướng cũng nhấn mạnh, đây là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta, góp phần hiện thực hóa khát vọng xây dựng đất nước hùng cường, thịnh vượng, nhân dân ấm no, hạnh phúc, không có ai bị bỏ lại phía sau, với tinh thần "không có việc gì khó, chỉ sợ lòng không bền, đào núi và lấp biển, quyết chí ắt làm nên", như lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

"Công cuộc chuyển đổi số khó, nhưng không khó bằng những khó khăn, thử thách mà dân tộc ta đã vượt qua trong lịch sử", Thủ tướng nhận định.

Nhấn mạnh yêu cầu tiếp tục vận dụng kinh nghiệm chiến tranh du kích, chiến tranh nhân dân trong kỷ nguyên số, người đứng đầu Chính phủ đánh giá, đến nay, chuyển đổi số đã "đến từng ngõ, gõ từng nhà, qua mỗi người", nhất là với mô hình tổ công nghệ số cộng đồng. 

Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chính phủ xác định "mục tiêu kép": vừa phát triển Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số ở trình độ cao, vừa hình thành các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam mạnh, có năng lực cạnh tranh toàn cầu.

W-Ngay Chuyen doi so 1.jpg
Thủ tướng chụp ảnh lưu niệm với các đại biểu tham dự chương trình chào mừng Ngày Chuyển đổi số Quốc gia năm 2024. Ảnh: Lê Anh Dũng

Thay mặt Chính phủ, Thủ tướng ghi nhận, nhiệt liệt biểu dương và đánh giá cao những nỗ lực, quyết tâm và kết quả đạt được của bộ, ngành, địa phương, cộng đồng doanh nghiệp và người dân, đặc biệt là hoạt động rất hiệu quả của các tổ công nghệ số cộng đồng. 

Thủ tướng cũng đề nghị các bộ, ngành, địa phương quan tâm, kịp thời phát hiện, tôn vinh, khen thưởng những tập thể, cá nhân làm tốt, điển hình trong phạm vi quản lý, đề xuất cấp có thẩm quyền về khen thưởng của Nhà nước, Chính phủ… bằng các hình thức tôn vinh, khen thưởng thường xuyên, đột xuất.

Thủ tướng nêu rõ, đây mới chỉ là những kết quả bước đầu, chúng ta tuyệt đối không được chủ quan, thỏa mãn, say sưa với những kết quả đạt được trong khi vẫn còn nhiều việc phải làm phía trước. 

Để chuyển đổi số thành công, chúng ta cần phải có những chiến lược trọng tâm, phù hợp để triển khai một cách thần tốc, hiệu quả, có tính bứt phá toàn diện hơn. Con người làm chuyển đổi số cần phải có một trái tim nóng, đầy nhiệt huyết, một bộ óc thông minh, sáng tạo và tư duy luôn đổi mới. 

Chuyển đổi số quốc gia phải lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm, chủ thể, động lực, nguồn lực, mục tiêu của sự phát triển. Phải nói thật, làm thật, hiệu quả thật để người dân, doanh nghiệp hưởng thụ thật", Thủ tướng nhấn mạnh.

Vì sao ngành tòa án tích cực chuyển đổi số bằng trợ lý ảo?Trợ lý ảo tòa án là minh chứng cho sự đổi mới của ngành tòa án Việt Nam, nhằm cải thiện hiệu quả công việc, giảm tải cho các thẩm phán và nâng cao chất lượng phục vụ nhân dân.