Cái nắng khá gay gắt của nhữngngày đầu tháng 3 đã khiến cho chuyến hành trình về Dầu Tiếng của chúng tôi gặpđôi chút khó khăn. Băng qua những lô cao su trên con đường nhựa phẳng lì,ópsứccùngpháttriểgiải hy lạp mấyngười bạn đồng nghiệp miền Trung đi cùng chốc chốc lên tiếng: “Lô cao su cũngnhư thửa ruộng ở quê tui vậy, mà sao đây lại toàn là đường nhựa, còn ở quê đườngđất đầy bụi khi nắng, lầy lội khi mưa”…
Ghé lại quán nước ven đường ở ấpCà Tong, xã Thanh An (Dầu Tiếng), chúng tôi gặp mấy bác trạc chừng gần 70 vừanhâm nhi ly cà phê vừa huyên thuyên chuyện quê mình: “…Mới đó mà đã 39 năm rồi.Ngày này, tháng này năm 1975, quân và dân Dầu Tiếng đã làm nên trận đánh longtrời lở đất giải phóng Dầu Tiếng, gây tiếng vang khắp miền Đông Nam bộ, làm nứclòng nhân dân cả nước”.
Tuy hai mà một
Bác Năm Dân, một trong những ngườingồi ở quán nước, trầm ngâm nhìn về phía xa theo con đường nhựa thẳng tắp, rồinói: “Mấy ông thấy đó, ngày xưa Dầu Tiếng làm nên chiến thắng oanh liệt thì nayDầu Tiếng cũng phát triển tươm tất. Bây giờ có Công ty Cao su Dầu Tiếng (Côngty TNHH MTV Cao su Dầu Tiếng) chỉ cho cách trồng, chăm sóc, thu hoạch và tiêuthụ mủ nên bà con mình có cuộc sống tốt đẹp. Còn nữa, có con đường nhựa này, cótrường mầm non vừa xây xong ở gần ủy ban xã… cũng nhờ sự trợ giúp của công ty”.
Đem câu chuyện của mấy bác ở ấpCà Tong kể cho ông Trương Văn Tươi (Tư Cao), nguyên Bí thư Huyện ủy Dầu Tiếng,nguyên Giám đốc Công ty Cao su Dầu Tiếng, nguyên Tổng Giám đốc Tổng Công ty Caosu Việt Nam, là một trong những người từng sống, chiến đấu và cùng đồng hành vớiquá trình phát triển của Dầu Tiếng, chúng tôi nhận được từ ông trận cười sảngkhoái. “Mấy bác ở Cà Tong nói chỉ đúng một nữa thôi. Đúng ở chỗ quân và dân DầuTiếng luôn đoàn kết trong khó khăn hay lúc an nhàn; còn nói Công ty Cao su DầuTiếng làm nhiều việc như thế nghe cũng ngại lắm”. Ông Tươi nói thêm rằng: “HuyệnDầu Tiếng và Công ty Cao su Dầu Tiếng tuy hai mà một. Công ty đóng ở đâu thì việcđầu tư xây dựng đường sá, công trình kinh tế, xã hội, chăm lo đời sống ngườilao động ở địa phương công ty cũng phải làm. Vì là đơn vị kinh doanh nên cũng cầnlao động, cũng cần đường giao thông, cần trường học, khu vui chơi giải trí… đểphục vụ cho nhu cầu của người lao động, gia đình, con em của họ. Muốn phát triểnthì phải đầu tư chứ”.
Cùng hỗ trợ vươn lên
“Tất cả đều là một nhà. Đoàn kết mới đem lại sức mạnh, tách ra thì sẽ yếu đi, khó mà phát triển được”
Ông Trương Văn Tươi, nguyên Bí thư Huyện ủy Dầu Tiếng, nguyên Tổng Giám đốc Tổng Công ty Cao su Việt Nam
Bác Tươi nói vậy cũng có lý do, bởi“Huyện Dầu Tiếng và Công ty Cao su Dầu Tiếng như anh em ruột thịt” thì không thểnói bên này hay bên kia giúp đỡ. Nói là thế nhưng có lẽ người dân nào ở Dầu Tiếngđều biết sự hỗ trợ của công ty đối với địa phương thời gian qua là rất lớn.
Công trình thể hiện sự hỗ trợ từphía Công ty Cao su Dầu Tiếng có thể thấy gần đây nhất là việc xây dựng khu trườnghọc, sân vận động ở xã Thanh An. Phần đất xây dựng công trình này trước đây làđất cao su do công ty quản lý, trong điều kiện địa phương gặp khó trong việctìm nơi xây dựng trường thì được công ty tạo điều kiện hỗ trợ đất để xây dựngcông trình. Thanh An cũng là xã điểm của tỉnh về xây dựng nông thôn mới. Côngty đã hỗ trợ tối đa cho địa phương về đất đai để xây dựng trường học, khu vuichơi giải trí… bảo đảm theo tiêu chí nông thôn mới. Hay như ở các xã LongNguyên, Long Hòa…, địa phương nào thiếu đất xây dựng nghĩa trang, chợ, khu xửlý rác thải, trường học đều được công ty tạo điều kiện hoàn thành các côngtrình…
“Đúng là công ty có sự hỗ trợ rấttích cực cho huyện Dầu Tiếng, nhưng không chỉ có một chiều. Chúng tôi cũng nhậnđược sự hỗ trợ, tạo điều kiện rất lớn từ phía các cấp ủy Đảng, chính quyền huyệnDầu Tiếng”, ông Trần Văn Du, Bí thư Đảng ủy, Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTVCao su Dầu Tiếng, nói. Hỗ trợ đó thể hiện rõ trước hết là về mặt quản lý nhà nước;huyện đã hỗ trợ công ty trong giải quyết tranh chấp về đất đai. Bên cạnh đó làvề công tác quốc phòng - an ninh; huyện có các cơ quan, ban ngành chuyên môn lovề lĩnh vực này, khi triển khai thực hiện nhiệm vụ nếu không có sự hỗ trợ từphía huyện công ty sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Đặc biệt là địa phương đã hỗ trợcho công ty về nguồn lao động tại chỗ. “Không có những yếu tố này, công tykhông thể phát triển mạnh lên được. Khó có thể đong đếm được sự hỗ trợ qua lạigiữa công ty và huyện Dầu Tiếng, bởi sự hỗ trợ đó có khi là hữu hình, có khi làvô hình. Chính điều ấy đã đưa công ty và địa phương phát triển như ngày hômnay. Điều này cũng đang được công ty và huyện Dầu Tiếng tiếp tục phát huy và nhấtđịnh sẽ gặt hái được những thành tựu to lớn hơn trong tương lai”, ông Du quảquyết.
Hôm nay (13-3), Dầu Tiếng kỷ niệm39 năm ngày giải phóng. 39 năm qua, Công ty TNHH MTV Cao su Dầu Tiếng và huyệnDầu Tiếng phát triển như hôm nay là nhờ vào sự đoàn kết một lòng, cùng chungtay xây dựng quê hương, đơn vị giàu đẹp. Nói như ông Trương Văn Tươi: “Tất cả đềulà một nhà. Đoàn kết mới đem lại sức mạnh, tách ra thì sẽ yếu đi, khó mà pháttriển được”.
Theo UBND huyện Dầu Tiếng, Công ty TNHH MTV Cao su Dầu Tiếng là mộttrong những đơn vị kinh tế chủ lực đóng trên địa bàn huyện. Với diện tích vườncây trên 28.900 ha, quản lý trên 10.500 công nhân, kết cấu hạ tầng kinh tế, vănhóa, giáo dục, y tế tương đối hoàn chỉnh; hoạt động sản xuất, kinh doanh củacông ty hàng năm đóng góp trên 37% tổng GDP toàn huyện. Trong những năm qua,công ty đã có nhiều đóng góp tích cực về phát triển kinh tế - xã hội, quốcphòng - an ninh trên địa bàn huyện. Riêng trong năm 2013, thu nhập bình quân đầungười của huyện đạt 29,5 triệu đồng/năm; tỷ lệ hộ nghèo còn 1,43% theo tiêu chícủa tỉnh. Trong năm 2014, huyện phấn đấu đưa mức thu nhập bình quân đầu người đạt31 triệu đồng/năm. Có được kết quả này một phần nhờ sự đóng góp rất tích cực từCông ty Cao su Dầu Tiếng.
HOÀNG ANH