当前位置:首页 > Ngoại Hạng Anh

Biên chế suốt đời_tile bong đa

Ông và tất cả những người làm công ăn lương đều được coi là cán bộ. Tất cả cán bộ đều ăn lương từ ngân sách và đều có biên chế suốt đời.

Cha tôi rất tự hào vì mình là cán bộ,ênchếsuốtđờtile bong đa là "người của nhà nước". Có lẽ, bên cạnh các chế độ, chính sách tuy không cao, nhưng luôn được bảo đảm, thì chế độ biên chế suốt đời là nền tảng cho một niềm tự hào như vậy.

Nếu cha tôi còn sống, chắc ông sẽ rất tâm tư, khi chế độ biên chế suốt đời đó sắp không còn. Ít nhất là nó sẽ không còn với những người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công như ông.

Thời thế thay đổi, ngày nay nguồn nhân lực công đã được phân định thành cán bộ, công chức và viên chức. Sự phân định này mặc dù chưa đạt được mức độ mạnh lạc cần thiết, nhưng đã tinh tế hơn nhiều. Về cơ bản, theo định nghĩa của luật: cán bộ là những người được bầu và bổ nhiệm theo nhiệm kỳ và hưởng lương từ ngân sách; công chức là những người được tuyển dụng và bổ nhiệm theo ngạch bậc, hưởng lương từ ngân sách và có biên chế suốt đời; viên chức là những người được tuyển dụng theo vị trí việc làm và hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công.

Còn một sự phân định mạch lạc hơn là theo chuẩn mực của thế giới. Theo đó, nguồn nhân lực công được chia thành ba nhóm: nhóm một là các chính khách; nhóm hai là các công chức; nhóm ba là các viên chức.

Chính khách là những quan chức được bầu và có quyền ban hành chính sách công và pháp luật - hay còn gọi là ban hành các quyết định công, gồm: tổng thống và phó tổng thống, thủ tướng và phó thủ tướng, bộ trưởng, các nghị sĩ.

Những người này không nằm trong biên chế nhà nước, vì lần bầu cử sau họ có thể trúng cử mà cũng có thể không. Pháp luật cũng không quy định tuổi hưu cho những người này. Người dân còn tín nhiệm và họ còn sức khỏe thì còn tiếp tục làm việc. Thủ tướng Malaysia vẫn trúng cử và làm việc khi đã ngoài 90 tuổi.

Công chức là những người được bổ nhiệm và tuyển dụng vào biên chế để thi hành chính sách công và pháp luật - thực thi các quyết định công. Họ gồm: tổng thư ký hay quốc vụ khanh, tổng cục trưởng và tổng cục phó, cục trưởng và cục phó, vụ trưởng và vụ phó, các công chức khác như điều tra viên, kiểm toán viên... Họ nằm trong biên chế nhà nước, hưởng lương từ ngân sách và đến tuổi, họ phải về hưu.

Viên chức là những người được ký hợp đồng để cung cấp dịch vụ công cho người dân: giáo viên các trường công, nhân viên y tế các bệnh viện công, nhân viên dịch vụ xã hội... Họ không nằm trong biên chế nhà nước, nhưng hưởng lương từ ngân sách, nghỉ hưu theo tuổi hưu được luật định cho mọi người lao động.

Có người sẽ hỏi, vậy nguồn nhân lực của các đảng, đoàn thể sẽ được phân định ra sao theo chuẩn mực này? Đó là một phần của xã hội chứ không phải là một phần của nhà nước, nên các quy chuẩn về nguồn lực công sẽ không được áp dụng cho các đảng và đoàn thể.

Tuy nhiên, đảng cầm quyền luôn luôn có hầu hết các thành viên ban lãnh đạo trúng cử và trở thành các chính khách. Những chính khách này là nguồn nhân lực công quan trọng nhất. Vì vậy, tất nhiên, họ hưởng lương từ ngân sách nhà nước. Những thành viên chuyên trách khác của đảng cầm quyền vẫn phải hưởng lương từ đảng phí và quỹ của đảng.

Với một khuôn khổ khái niệm như trên, chính sách lập pháp về việc xóa bỏ chế độ biên chế suốt đời đối với các viên chức đang được đưa ra tại Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ - Công chức, Luật Viên chức là hoàn toàn hợp lý và phản ánh đúng tinh thần hội nhập. Chính sách này một mặt tạo áp lực cần thiết để nâng cao chất lượng dịch vụ công cũng như tinh thần phục vụ của viên chức.

Việc áp dụng chế độ hợp đồng đối với các viên chức còn làm cho nguồn nhân lực của đất nước được luân chuyển dễ dàng hơn giữa khu vực công và tư. Nhờ đó, việc sử dụng nhân lực của quốc gia cũng hợp lý và hiệu quả hơn.

"Cháy nhà vạ lây", với tinh thần "thừa thắng xông lên", nhiều người, kể cả một số đại biểu Quốc hội đang đề xuất là bỏ luôn cả chế độ biên chế đối với các công chức. Sự hăng hái này rất đáng quý. Tuy nhiên, hăng hái quá đà không phải bao giờ cũng có ích. Chúng ta hãy thử tìm hiểu xem tại sao hầu hết các nước trên thế giới đều giữ chế độ biên chế cho các công chức của họ.

Một là, công chức đại diện cho quyền lực công. Thuế vụ, cảnh sát, kiểm lâm, hải quan... là các cơ quan quyền lực công. Họ có quyền áp đặt sự tuân thủ pháp luật đối với bất kỳ ai, kể cả các chính khách. Người có quyền áp đặt sự tuân thủ chỉ chính danh khi đại diện cho các cơ quan, chứ không phải là làm hợp đồng cho các cơ quan này.

Hai là, công chức là bộ nhớ thể chế và là lực lượng vận hành thể chế. Người ta có thể ký hợp đồng thuê người sửa chữa vòi nước cho tòa Nhà Quốc hội chứ không thể ký hợp đồng thuê người vận hành quy trình, thủ tục của Quốc hội.

Hơn thế nữa, các chính khách đều đến rồi đi sau mỗi lần bầu cử, nhưng năng lực tổ chức một phiên họp quốc hội, một phiên họp chính phủ như thế nào cho hiệu quả vẫn cần phải được bảo tồn. Đó là năng lực nội tại chứ không phải là thứ có thể mua được ở trên thị trường. Làm sao có thể bảo tồn năng lực này, nếu các công chức cũng làm theo hợp đồng và luân chuyển thường xuyên?

Ba là, nhà nước luôn luôn phải cạnh tranh với khu vực tư để thu hút người tài. Tuy nhiên, trả lương cao không phải là ưu thế của nhà nước. Với nhiều quy định chặt chẽ của pháp luật, đơn giản là nhà nước không thể cạnh tranh được với tư nhân trong việc trả lương. Chính vì vậy, biên chế là một ưu thế cần phải được tận dụng. Biên chế tạo ra sự ổn định nên có thể bù đắp lại bởi mức lương thấp hơn.

Công bằng mà nói, sự nhũng nhiễu và kém hiệu năng của các công chức đang là vấn đề rất lớn của xã hội ta. Rất tiếc, bỏ hoàn toàn mọi loại "biên chế" không phải là phản ứng chính sách phù hợp ở đây. Cải cách thi tuyển, áp đặt kỷ luật và đạo đức công vụ có vẻ là những giải pháp hợp lý hơn.

Nguyễn Sĩ Dũng

  Trở lại Góc nhìnTrở lại Góc nhìn

分享到: