Hồi tháng 8,ấtđộctronghoachuôngcóthểgâytửvongkhiănphảbongdaso.n một nhóm gồm 8 người dân phải vào Bệnh viện Đa khoa huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang, cấp cứu sau bữa cơm có món hoa chuông xào trứng gà.
Theo lời kể của người nhà, sau khi ăn cơm khoảng nửa giờ đồng hồ, 8 người có biểu hiện hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, buồn nôn… Khi nhập viện, có 4 bệnh nhân có các triệu chứng nặng hơn như: mạch đập nhanh, thở gấp, đau ngực, ý thức lơ mơ, đồng tử giãn nhẹ. Sau nhiều giờ điều trị tích cực, cả 8 bệnh nhân đã tạm thời ổn định, tỉnh táo.
Trên thực tế, tình trạng ngộ độc hoa chuông vẫn xảy ra rải rác ở nhiều nơi. Cây hoa chuông có tên gọi khoa học là Scopolamine. Tất cả các bộ phận của hoa chuông đều chứa độc tố có thể gây ngộ độc nặng cho người dùng.
Độc tính của cây hoa chuông là do một số loại alkaloid trong lá, hoa và hạt. Các hợp chất này có thể ức chế hệ thần kinh và ảnh hưởng đến tim, hệ tiêu hóa. Trường hợp bị ngộ độc thường có biểu hiện đau đầu, choáng váng, chóng mặt, buồn nôn, nôn…
Trong trường hợp nặng, nạn nhân có thể bị rối loạn tri giác, có ảo giác, kích thích, vật vã, hôn mê, môi và tứ chi tím tái, suy hô hấp… và có thể tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.
BSCKII Nguyễn Quốc Dũng, Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Giang, khuyến cáo với hoa chuông do có chứa độc tính nên để phòng tránh ngộ độc, người dân tuyệt đối không dùng bất kỳ bộ phận nào của cây hoa chuông để làm thực phẩm; không tự ý sử dụng các bộ phận của hoa chuông để chữa bệnh khi không có sự hướng dẫn cụ thể của thầy thuốc. Nên nhắc nhở người trong gia đình, đặc biệt là trẻ nhỏ không tiếp xúc với hoa chuông hay tò mò ăn thử.
Hoàng Linh
Loại hoa gây tranh cãi về mùi hương nhưng có nhiều tác dụng với sức khỏeTỏa mùi hương gây khó chịu cho nhiều người nhưng hoa sữa lại có thể sử dụng làm thuốc chữa bệnh, bồi bổ sức khỏe.