Phán quyết ngày 30/5 của bồi thẩm đoàn ở New York đánh dấu việc ông Trump trở thành cựu tổng thống đầu tiên trong lịch sử Mỹ và cũng là ứng cử viên tổng thống đầu tiên của một chính đảng lớn tại nước này bị tuyên phạm tội hình sự.
Trong khi ông Trump khẳng định sẽ kháng cáo vụ kết tội ông làm giả hồ sơ kinh doanh để chi tiền che giấu mối quan hệ với ngôi sao phim người lớn Stormy Daniels trước thềm bầu cử năm 2016 và chờ tòa tuyên án vào ngày 11/7,ÔngTrumpbịkếttộihìnhsựcơnđịachấnvớicuộcbầucửtổngthốngMỹbảng xếp hạng fifa châu a dư luận đã râm ran đồn đoán những tác động của vụ việc đối với cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm nay cũng như cơ hội thắng cử của cựu lãnh đạo Nhà Trắng.
Theo BBC, ông Trump đã giành được sự đề cử của đảng Cộng hòa (GOP) sau hàng loạt chiến thắng trong các cuộc bầu cử sơ bộ của GOP hồi đầu năm nay. Dự kiến, tại đại hội toàn quốc của GOP sắp diễn ra ở bang Wisconsin từ ngày 15 - 18/7, ông Trump sẽ chính thức được công bố là ứng cử viên đại diện đảng “đấu chung kết” vào Nhà Trắng với đương kim Tổng thống Joe Biden của đảng Dân chủ vào tháng 11 tới.
Các cuộc thăm dò dư luận gần đây cho thấy, hai chính khách đang bám đuổi nhau rất sát về tỉ lệ ủng hộ của cử tri và ông Trump hiện tạm thời dẫn trước ở 8 bang chiến địa trọng yếu. Tuy nhiên, các cuộc khảo sát cũng hé lộ, việc ông Trump bị kết tội có thể thay đổi tất cả những điều đó, trong bối cảnh dư luận Mỹ bị phân cực nghiêm trọng vì các vụ truy tố cựu tổng thống.
Theo kết quả một cuộc thăm dò dư luận toàn quốc hồi tháng 4 của Đại học Quinnipiac, 21% cử tri nói việc bị kết án sẽ khiến họ ít khả năng bỏ phiếu cho ông Trump hơn. Cuộc khảo sát diễn ra cùng tháng của Ipsos và ABC News cũng hé lộ, 16% những cử tri đang đứng về phía cựu tổng thống sẽ cân nhắc lại sự ủng hộ của họ trong tình huống tương tự.
Tuy nhiên, cuộc thăm dò dư luận toàn quốc do NPR/PBS NewsHour/Marist tiến hành ngay trước phán quyết của bồi thẩm đoàn New York (từ ngày 21 – 23/5) lại ghi nhận, tới 67% cử tri được hỏi khẳng định phán quyết của tòa sẽ không ảnh hưởng tới phiếu bầu của họ, trong khi 17% người khác nói sẽ không bỏ phiếu ủng hộ nếu cựu tổng thống bị kết tội.
Jeffrey Engel, giám đốc Trung tâm Lịch sử tổng thống thuộc Đại học Southern Methodist thừa nhận hiện rất khó dự đoán về kết quả bầu cử lãnh đạo Nhà Trắng vào ngày tổng tuyển cử 5/11, vì nhiều điều “chưa từng có tiền lệ” vừa xảy ra.
“Phán quyết thực sự sẽ do người dân đưa ra vào ngày 5/11”, ông Trump nói sau khi rời khỏi phòng xử án hôm 30/5.
Doug Schoen, một chuyên gia khảo sát ý kiến từng làm việc cho cựu Tổng thống Dân chủ Bill Clinton và cựu Thị trưởng New York Michael Bloomberg tin, cử tri Mỹ có thể cảm thấy việc ông Trump bị kết tội hình sự ở New York không quá quan trọng vì nó liên quan đến các sự kiện diễn ra từ 8 năm trước. Ông Schoen cho rằng, các cử tri ở xứ sở cờ hoa sẽ quan tâm hơn đến tình hình phạm pháp, an ninh ở khu vực biên giới phía nam đất nước, sự cạnh tranh với Nga và Trung Quốc cũng như số tiền viện trợ cho Israel và Ukraine.
Tuy nhiên, Ariel Hill-Davis, đồng sáng lập tổ chức Phụ nữ Cộng hòa vì sự tiến bộ, cảnh báo ngay cả sự sụt giảm nhỏ về tỉ lệ ủng hộ cũng có thể khiến ông Trump gặp bất lợi trong cuộc đua vào Nhà Trắng năm nay.
Đồng quan điểm, nhà báo David Smith của tờ The Guardian lưu ý, năm 2016, ông Trump từng đắc cử tổng thống nhiệm kỳ đầu tiên nhờ hơn đối thủ Hillary Clinton gần 78.000 phiếu tại 3 bang chiến địa Michigan, Pennsylvania và Wisconsin. Song, ông đã thua trong cuộc bầu cử tổng thống 4 năm sau đó vì kém đối thủ Biden chưa đầy 45.000 phiếu ở Arizona, Georgia và Wisconsin.
Thực tế đồng nghĩa, mọi vấn đề, từ việc ông Trump bị kết tội, tranh cãi về chiến dịch tấn công quân sự của Israel vào Dải Gaza đến chi phí sinh hoạt, tình hình kinh tế đất nước hay thậm chí thời tiết xấu trong ngày bỏ phiếu, đều có thể ảnh hưởng đến lượng phiếu bầu và kết quả bầu cử.
Các chính trị gia hiểu rõ điều này. Nhiều chính khách GOP, bao gồm cả Chủ tịch Hạ viện Mike Johnson đã tới dự phiên tòa ở New York để bày tỏ sự trung thành với ông Trump.
Tuần này, đến lượt chiến dịch vận động tranh cử của Tổng thống Biden ra tay, khi khách mời của họ - nam tài tử Robert De Niro, người thành danh nhờ nhiều vai diễn xã hội đen, lên tiếng cáo buộc ông Trump “trùm xã hội đen nguy hiểm nhất". Ở New York, ông De Niro thậm chí đã “khẩu chiến” với những người ủng hộ cựu tổng thống.
Cuộc chiến giữa các nhóm pháp lý bên trong phòng xử án có thể đã kết thúc, nhưng một cuộc chiến toàn diện trước tòa án dư luận dường như mới bắt đầu.
Sau khi rời phòng xử án ngày 30/5, ông Trump gọi đó là "phiên tòa gian lận, một sự ô nhục”. Theo giới phân tích, chiến dịch vận động tái tranh cử của cựu tổng thống giờ đây sẽ hoạt động suốt ngày đêm để bôi nhọ phe Dân chủ cũng như cáo buộc hệ thống tư pháp bị chính quyền Tổng thống Biden “vũ khí hóa” để chống lại ông. Một email gây quỹ của họ, nhan đề “Tù nhân chính trị” đã được gửi đi ngay sau phán quyết của bồi thẩm đoàn New York, với nội dung: “Tôi (Trump) vừa bị kết án trong một phiên tòa ‘săn tìm phù thủy’ có tính chính trị và bị gian lận. Tôi không làm gì sai cả!”.
Cho đến hiện tại, Tổng thống Biden vẫn từ chối bình luận trực tiếp về phán quyết. Chiến dịch vận động tái tranh cử của ông Biden chỉ gửi một bức email nhấn mạnh “không ai ở trên luật pháp”.
Nhiều nhà phân tích đánh giá, giọng điệu của Tổng thống Biden hiện rất quan trọng. Theo họ, ông Biden có thể khai thác việc người tiền nhiệm bị truy tố như một vũ khí lợi hại để giành lại thế thượng phong trong quá trình vận động tranh cử cũng như các cuộc tranh luận trực tiếp trước bỏ phiếu giữa hai người, do CNN tổ chức vào ngày 27/6 và do ABC News chủ trì vào ngày 10/9.
Ngược lại, nếu ông Biden bỏ lỡ cơ hội hiếm có này, những gì hiện được coi là “cơn địa chấn” với bầu cử tổng thống Mỹ 2024 rốt cuộc có thể trở thành “đợt rung lắc nhẹ”, gây tổn thất không đáng kể. Và nếu cựu Tổng thống Trump, người từng vượt qua 2 cuộc luận tội và vô số rắc rối pháp lý thời còn đương chức, tìm được cách tái đắc cử vào Nhà Trắng nhiệm kỳ 2, vụ luận tội có thể sẽ đi vào lịch sử như một thử thách trong sự nghiệp chính trị đầy sóng gió của chính khách Cộng hòa này.