Elliot Pfebve,Điểmkhácbiệtcủavắcxinungthưmớiđượctriểdabet live bệnh nhân ung thư đại trực tràng, vừa chuyển đến Bệnh viện Queen Elizabeth ở Birmingham (Anh) để hóa trị và tham gia thử nghiệm tiêm vắc xin ngừa ung thư. Trước đó, ông đã được cắt bỏ khối u 30cm.
Ông Pfebve, giảng viên 55 tuổi, phát hiện mình mắc bệnh khi đi khám sức khỏe định kỳ. “Tham gia thử nghiệm này phù hợp với nghề nghiệp của tôi. Tôi muốn tác động tích cực đến cuộc sống của người khác. Nếu thành công, thử nghiệm sẽ có ích cho hàng nghìn người, giúp họ thêm hy vọng và không phải trải qua những gì tôi đã chịu đựng", ông bày tỏ.
Dự kiến, hàng nghìn bệnh nhân sẽ tham gia thử nghiệm vắc xin cho các dạng ung thư khác nhau trong những năm tới. Theo Sky, vắc xin ung thư dựa trên công nghệ mRNA do Công ty dược phẩm sinh học BioNTech và Genentech phát triển.
Không giống như các loại vắc xin thông thường bảo vệ cơ thể khỏi nhiễm bệnh, vắc xin ung thư điều trị cho những người đã mắc bệnh và phù hợp với từng bệnh nhân.
Vắc xin sử dụng các protein vô hại trên bề mặt tế bào ung thư của người bệnh gọi là kháng nguyên. Khi được đưa vào cơ thể con người, kháng nguyên sẽ kích thích hệ miễn dịch tạo ra kháng thể nhận biết và tấn công các tế bào ung thư còn sót lại.
Tiến sĩ Victoria Kunene là bác sĩ tư vấn ung thư lâm sàng tại Bệnh viện Queen Elizabeth và người đứng đầu thử nghiệm. Tiến sĩ Kunene cho biết, đây có thể là một sự phát triển tích cực, có ý nghĩa cho bệnh nhân. Nhưng vị chuyên gia vẫn bày tỏ thận trọng: “Còn quá sớm để nói liệu những thử nghiệm này có thành công hay không mặc dù chúng tôi vô cùng hy vọng”.
Trong thời gian tới, Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh (NHS) sẽ tiến hành nhiều thử nghiệm sau khi 30 bệnh viện đăng ký vào chương trình Bệ phóng vắc xin ung thư. NHS cho biết chương trình có thể mở rộng sang các loại khác như ung thư tuyến tụy và phổi.
Bà Amanda Pritchard - Giám đốc điều hành NHS Anh, chia sẻ: "Việc điều trị của ông Pfebve mang tính bước ngoặt đối với bệnh nhân và dịch vụ y tế khi chúng tôi tìm cách phát triển những cách hiệu quả hơn để ngăn chặn ung thư”.
Giáo sư Peter Johnson, Giám đốc lâm sàng quốc gia về Ung thư tại NHS, cho biết vắc xin trên có thể ngăn ngừa ung thư quay trở lại sau phẫu thuật.