PhongThuyBet

Tin thể thao 24H Thầy giáo Việt làm giám khảo cuộc thi Khoa học kỹ thuật quốc tế tại Mỹ_bdkq laliga

Thầy giáo Việt làm giám khảo cuộc thi Khoa học kỹ thuật quốc tế tại Mỹ_bdkq laliga

Intel ISEF (TheầygiáoViệtlàmgiámkhảocuộcthiKhoahọckỹthuậtquốctếtạiMỹbdkq laliga Intel International Science and Engineering Fair) được coi là cuộc thi về khoa học kỹ thuật lớn và lâu đời nhất thế giới dành cho học sinh phổ thông.

Mỗi năm, hơn 1.800 học sinh đại diện cho khoảng 80 quốc gia và vùng lãnh thổ dự thi để cạnh tranh các giải thưởng với tổng trị giá hơn 5 triệu USD. Thí sinh là những người đạt giải cao nhất tại cuộc thi ISEF cấp quốc gia, trong đó có Việt Nam.

Thầy Đặng Minh Tuấn từng tham gia hướng dẫn các nhóm học sinh tham dự cấp quốc gia rồi dự thi quốc tế ngay trong giai đoạn đầu Bộ GD-ĐT tổ chức cuộc thi Intel ISEF tại Việt Nam. Cách đây 10 năm, thầy Tuấn cũng là thành viên ban huấn luyện đội tuyển Intel ISEF Trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam thi các cấp. 

Việc thầy Đặng Minh Tuấn trở thành giám khảo quốc tế của Intel ISEF 2023 được giới chuyên môn đánh giá là một vinh dự, cú hích lớn cho “làng STEM Việt Nam” vốn chỉ hơn 10 năm kinh nghiệm. 

Thầy Đặng Minh Tuấn (giảng viên Trường ĐH Giáo dục - ĐHQGHN) được chọn làm giám khảo cuộc thi Khoa học kỹ thuật quốc tế cho học sinh tại Mỹ. 

Chia sẻ với VietNamNet, thầy Tuấn kể, "do đã theo dõi cuộc thi này hằng năm nên khi ban tổ chức đăng tin tuyển người vào hội đồng giám khảo, tôi đã mạnh dạn đăng ký lĩnh vực Vật lý và Thiên văn học". 

Đây là lĩnh vực mà thầy quan tâm sâu và trước đây có kinh nghiệm huấn luyện. “Tôi cũng muốn qua vai trò giám khảo để có thể cập nhật những chủ đề, đề tài mới cũng như những cách nghiên cứu, tiếp cận mà học sinh các nước sử dụng”.

Tiêu chí, yêu cầu của vị trí này là phải có ít nhất 6 năm kinh nghiệm làm việc liên quan đến lĩnh vực ứng tuyển hoặc có bằng tiến sĩ hay nghiên cứu sinh có 4 năm nghiên cứu về lĩnh vực trở lên...

“Nhận thông báo được chọn làm giám khảo, tôi khá bất ngờ và thực sự rất vui. Tuy nhiên, tôi cũng hiểu, việc trúng tuyển vị trí giám khảo một cuộc thi lớn đi chăng nữa, cũng đơn giản chỉ là phù hợp tiêu chí của cuộc thi. Tôi ý thức được rằng đây một công việc tình nguyện phục vụ cộng đồng khoa học chung, chứ không phải chức danh hay điều gì đó ghê gớm”, thầy Tuấn chia sẻ khiêm tốn về vai trò tới đây của mình.

Thầy cũng cho rằng lý do thuyết phục được ban tổ chức có lẽ bởi hồ sơ của anh đã thể hiện được rõ đam mê, có kinh nghiệm nhiều năm huấn luyện, đào tạo các đội tuyển đạt giải và hiện bản thân đang nghiên cứu sâu về giáo dục STEM.

Xác định ý nghĩa, trách nhiệm “cầm cân nảy mực” quan trọng của giải thưởng lớn, thầy Tuấn ý thức bản thân cần tự nâng cấp kiến thức, năng lực trong thời gian tới. 

“Tôi sẽ phải đọc thêm rất nhiều, bởi trong lĩnh vực Vật lý và Thiên văn học, có nhiều mảng chuyên môn hẹp liên quan đến nguyên tử, phân tử, quang học, vũ trụ học, thiên văn học, vật liệu, cơ học,... Rồi phải cập nhật những hiểu biết về xu hướng, vấn đề mới để làm sao đưa ra đánh giá khách quan nhất. Đây không chỉ là trải nghiệm cá nhân mà còn là trách nhiệm với cộng đồng khoa học”.

Thầy Tuấn (áo xanh) dẫn đoàn Việt Nam dự trại hè khoa học dành cho học sinh và sinh viên xuất sắc 2016 tại Ấn Độ

Trong suốt những năm tháng đi dạy, thầy Tuấn luôn ủng hộ đưa nghiên cứu khoa học vào cho học sinh từ sớm. Bởi việc này giúp các em rèn cách tư duy, giải quyết vấn đề theo khoa học.

“Việc này giúp trẻ không bị tư duy theo lôi mòn, tức không phải chỉ những thứ có sẵn mà giáo viên dạy trên lớp. Các em sẽ làm quen việc đối mặt với những ‘bài toán’ không có sẵn và áp dụng những kiến thức, thậm chí không chờ đến khi thầy cô dạy mà tự tìm hiểu thêm, để giải thích hay tìm ra giải pháp”. 

Thầy luôn hướng cho học sinh, sinh viên hiểu rằng trong nghiên cứu khoa học, cần những cái mới, song không có nghĩa lúc nào cũng phải là mới hoàn toàn. 

“Có thể vẫn là những vấn đề cũ nhưng học sinh dùng phương pháp, cách thức mới để tiếp cận, giải quyết nó. Không nhất thiết phải phát minh ra một điều gì đó to lớn mới là làm khoa học”, thầy Tuấn nói.

Thời gian này, thầy Tuấn đang nghiên cứu về việc đào tạo đội ngũ giáo viên dạy Khoa học tự nhiên - môn học mới trong Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018. Vì vậy, thầy hy vọng trải nghiệm mới sẽ mang lại cơ hội học hỏi thêm về giáo dục STEM. 

“Làm việc với các thành viên ban giám khảo đến từ các nước khác nhau, tôi không chỉ xây thêm mạng lưới khoa học mà còn muốn học hỏi cách họ dạy học sinh tiếp cận vấn đề nghiên cứu, để vận dụng ở Việt Nam”.

Với những kiến thức học hỏi được từ cuộc thi tầm quốc tế, thầy Tuấn kỳ vọng sẽ có những bài giảng cập nhật hơn tiến bộ khoa học của thế giới cho sinh viên sư phạm của mình. “Có như vậy, khi trở thành giáo viên, các em cũng sẽ có những cách tiếp cận mới, cập nhật và chỉ dạy cho học sinh những cách học hiệu quả hơn”. 

Thầy giáo vùng cao 13 năm kẻ bảng bằng tay trái và vai

Thầy giáo vùng cao 13 năm kẻ bảng bằng tay trái và vai

Mất cánh tay phải từ 5 tuổi sau một tai nạn, thầy giáo Đỗ Thế Tùng (Trường PTDT bán trú THCS xã Lâm Ca, huyện Đình Lập, Lạng Sơn) quyết tâm học làm mọi việc bằng tay trái.

访客,请您发表评论:

© 2025. sitemap