Ông Nguyễn Thành Trung,ỷhỗtrợgiáoviênmầmnonvừaratrườngđượctriệuthásoi kèo 88 Chánh văn phòng Sở GD-ĐT TP.HCM, cho hay kỳ họp HĐND TP Khóa IX, họp sáng ngày 23/3 vừa thông qua (lúc 9g00) cả 3 Nghị quyết liên quan đến ngành Giáo dục.
Trước đó UBND TP.HCM đã có 3 tờ trình nghị quyết gửi HĐNĐ điều chỉnh một số quy định, trong đó chi thêm hàng chục tỷ đồng/năm để hỗ trợ giáo viên mầm non..
Chi 11 tỷ đồng/năm hỗ trợ nhân viên nuôi dưỡng mầm non
Theo UBND TP, tính đến đầu năm học 2020 - 2021, ngành học mầm non thành phố có 10.716 giáo viên/5.127 nhóm, lớp; bình quân 2,1 giáo viên/nhóm, lớp.
Cơ bản số lượng này đã đáp ứng được nhu cầu 2 giáo viên/nhóm, lớp và tăng nhiều so với giai đoạn trước (chỉ có 1,8 giáo viên/nhóm, lớp) nhưng vẫn chưa đảm bảo đủ theo quy định Thông tư số 06/2015/TTLT-BGDĐT-BNV "đối với nhóm trẻ: Bố trí tối đa 2,5 giáo viên nhóm đối với lớp mẫu giáo học 02 buổi/ngày: Bố trí tối đa 2,2 giáo viên/lớp". Vẫn còn tình trạng thiếu giáo viên mầm non tại một số cơ sở giáo dục mầm non công lập.
Việc hợp đồng nhân viên nuôi dưỡng của các cơ sở giáo dục mầm non công lập để vệ sinh môi trường, vệ sinh đồ dùng, đồ chơi,... còn ít so với tổng số nhóm, lớp. Tổng có 1.566 nhân viên nuôi dưỡng/5.127 nhóm, lớp) trong đó có 222 nhân viên nuôi dưỡng thuộc biên chế trả lương, 1.344 nhân viên nuôi dưỡng hợp đồng trường.
Nguyên nhân do mức lương hợp đồng giáo viên 3.750.000 đồng/người/tháng và chi hỗ trợ nhân viên nuôi dưỡng 1.000.000 đồng/người/tháng (từ ngân sách thành phố) chưa phù hợp với tình hình thực tiễn hiện nay, chưa phù hợp với quy định của Bộ Luật Lao động về mức lương tối thiểu vùng (theo Nghị định số 145/2020/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ) và chưa thu hút được đội ngũ công tác.
UBND thành phố đề xuất HĐND sửa đổi Khoản 1 và Khoản 2, Điều 1 Nghị quyết số 04/2017 của HĐND thành phố về chính sách thu hút giáo viên mầm non trên địa bàn. Cụ thể, hợp đồng giáo viên (hợp đồng lao động dưới 12 tháng) với mức hỗ trợ bằng mức lương tối thiểu Vùng I do Chính phủ công bố trong 9 tháng/năm.
Hợp đồng nhân viên nuôi dưỡng được hỗ trợ bằng 50% mức lương tối thiểu Vùng I do Chính phủ công bố (chi từ ngân sách thành phố), còn lại chi từ nguồn xã hội hóa, tùy theo điều kiện cụ thể từng đơn vị trong 9 tháng/năm.
Theo UBND TP, hiện còn thiếu 871 giáo viên mầm non (hợp đồng) và cần hợp đồng thêm 3.561 nhân viên nuôi dưỡng. Như vậy tổng kinh phí thực hiện hỗ trợ đối tượng này theo dự thảo Nghị quyết là khoảng trên 11 tỉ đồng/năm.
Chi 20 tỷ hỗ trợ giáo viên mầm non mới ra trường
UBND TP cũng cho rằng, Nghị quyết số 01/2014 của HĐND TP phê duyệt các chế độ hỗ trợ đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên mầm non, giúp đội ngũ yên tâm công tác. Đới với giáo viên mầm non mới ra trường được tuyển dụng mới, tại Điều 3 Nghị quyết số 113/2016 của HĐND TP quy định “Hội đồng nhân dân Thành phố thống nhất tiếp tục thực hiện chế độ hỗ trợ thêm 3 năm đối với giáo viên mầm non mới ra trường được tuyển dụng, bắt đầu từ năm học 2017 - 2018 đến năm học 2019 - 2020 tại điểm c khoản 4.2 Điều 2 Nghị quyết số 01/2014/NQ-HĐND ngày 14 tháng 6 năm 2014 của Hội đồng nhân dân Thành phố khoá VIII về hỗ trợ giáo dục mầm non Thành phố Hồ Chí Minh".
Tuy nhiên, từ năm học 2020 - 2021, việc hỗ trợ giáo viên mới ra trường được tuyển dụng không còn hiệu lực, ảnh hưởng nhiều đến đời sống vật chất và tinh thần của đội ngũ giáo viên mầm non mới ra trường trong thời điểm hiện nay.
Theo UBND, mặc dù thành phố có chính sách hỗ trợ chung cho công chức, viên chức theo Nghị quyết số 03/2018 của HĐND nhưng giáo viên mầm non mới ra trường vẫn là đối tượng có thu nhập thấp. Mức lương gần 3.000.000đ/tháng, thấp hơn cả mức lương tối thiểu vùng. Công việc đặc thù nặng nhọc, số lượng trẻ/lớp đông, suốt từ sáng đến chiều tối với việc tổ chức các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ, không có điều kiện để cải thiện thu nhập.
Trước áp lực công việc rất lớn, vất vả kèm theo mức thu nhập thấp, giáo viên mầm non mới ra trường dễ nản, khó trụ vững với nghề, dễ chuyển ngành.
UBND TP đề xuất HĐND TP kéo dài thời gian thực hiện Điểm c Khoản 4.2 Điều 2 Nghị quyết số 01/2014 về hỗ trợ giáo dục mầm non. Cụ thể tiếp tục kéo dài thời gian thực hiện chế độ hỗ trợ đối với giáo viên mầm non mới ra trường được tuyển dụng mới kể từ năm học 2020 - 2021 đến hết năm học 2024 2025 theo mức:
Năm đầu được tuyển dụng hỗ trợ 100% lương cơ sở/người/tháng;
Năm thứ hai sau khi được tuyển dụn hỗ trợ 70% lương cơ sở/người/tháng.
Năm thứ ba sau khi được tuyển dụng hỗ trợ 50% lương cơ sở/người/tháng.
Từ năm thứ tư, thực hiện chế độ tiền lương cho giáo viên theo quy định hiện hành.
Theo tính toán của UBND TP, trung bình hằng năm tuyển thêm khoảng 600 giáo viên mới ra trường. Như vậy tổng kinh phí hỗ trợ cho giáo viên mầm non mới ra trường là gần 20 tỷ đồng.
Chi 19 tỷ đồng/năm để thưởng học sinh, giáo viên giỏi
Cũng theo UBND TP sau 16 năm thực hiện Quyết định 162, việc khen thưởng học sinh đạt giải trong các kỳ thi, giáo viên đạt giải trong các kỳ thi và giáo viên có công đào tạo, bồi dưỡng học sinh đạt giải trong các kỳ thi đã không còn phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội của đất nước và mức thưởng hiện nay là rất thấp.
Về mức thưởng, học sinh đạt Huy chương Vàng quốc tế năm 2004 được thưởng 10.000.000 đồng nghĩa là mức thưởng gấp 47 lần so với mức lương cơ sở thời điểm đó (210.000 đồng). Hiện nay, mức thưởng chỉ còn gấp 7 lần so với mức lương cơ sở (1.490.000 đồng); mức thưởng thấp nhất cho học sinh đạt giải Nhất cấp Thành phố là 500.000 đồng, gấp gần 2,3 lần mức lương cơ sở năm 2004, hiện nay chỉ còn tương đương 0,35 lần so với mức lương cơ sở hiện hành…
UBND đề xuất HĐND dự thảo Nghị quyết quy định một số chính sách khuyến khích giáo viên, học sinh. Knh phí theo thống kê khoảng 19,398 tỷ đồng/năm.
Minh Anh
'Rất nhiều thầy cô trong số chúng tôi đã giành được thành tích cao, đạt chiến sĩ thi đua, nhiều sáng kiến kinh nghiệm và bồi dưỡng được nhiều học sinh giỏi. Nhưng giờ đây, chỉ vì thiếu bằng thạc sĩ, chúng tôi không đủ điều kiện để giữ hạng'.